Biển Đông

Thảm họa kinh hoàng nào xảy ra nếu Mỹ - Trung "so găng" quân sự trên Biển Đông?

Chuyên gia Robert Farley của National Interest đã dựa vào tương quan lực lượng giữa Mỹ và Trung Quốc và đưa ra dự đoán về những tình huống có thể đẩy căng thẳng lên cao trào và khiến quân đội 2 nước đối đầu trực diện trên Biển Đông.
Sputnik

Theo chuyên gia Robert Farley, nhà nghiên cứu tại Trường ngoại giao và thương mại quốc tế Patterson (Mỹ), rất dễ để hình dung ra kịch bản của một cuộc đối đầu nghiêm trọng giữa Mỹ và Trung Quốc ở khu vực Biển Đông. Chỉ cần một va chạm vô tình cũng có thể đẩy tình huống tới mức độ xấu hơn, nhưng nếu kịch bản bất cứ bên nào khai hỏa trước xảy ra, tình hình có thể sẽ rất tồi tệ.

Mỹ thừa sức mạnh để "đối đầu cứng rắn" với Trung Quốc ở Biển Đông

Cả Trung Quốc và Mỹ dường như đều không muốn là bên bắt đầu cuộc chiến trước, ít nhất là trong tương lai gần. Thứ nhất, quân đội Trung Quốc và dàn khí tài hiện tại chưa đủ sẵn sàng để có thể chiến đấu với Mỹ. Mặt khác, Mỹ gần như chắc chắn sẽ muốn tránh sự hỗn loạn và những bất ổn trong khu vực do mâu thuẫn quân sự với Trung Quốc gây ra.

Dù vậy, tham vọng bành trướng Biển Đông của Trung Quốc và sự cứng rắn trong việc đảm bảo tự do hàng hải tại khu vực theo luật pháp quốc tế của Mỹ, có thể khiến những căng thẳng giữa 2 lực lượng leo thang. Ông Forley nhận định có ít nhất 3 kịch bản có thể đẩy Mỹ và Trung Quốc tới miệng hố chiến tranh trên Biển Đông.

Tập Cận Bình thị sát diễu binh hải quân ở Biển Đông

Trong một vài tháng qua, Trung Quốc đã đẩy mạnh xây dựng phi pháp các đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Ảnh vệ tinh chụp ngày 26/03/2018 cho thấy các tàu Trung Quốc tập trận gần đảo Hải Nam

Tại sao Mỹ "loại" Trung Quốc nhưng lại mời Việt Nam tham gia tập trận RIMPAC 2018?
Hình ảnh vệ tinh đã tố cáo hành vi sai trái của Bắc Kinh khi xây dựng sân bay, mang khí tài quân sự và xây dựng các công trình cố định tại khu vực này. Bắc Kinh đã ngang nhiên nói rằng vùng đảo được nước này bồi đắp là thuộc lãnh thổ của Trung Quốc. Động thái này vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Mỹ, mặt khác, thể hiện thái độ cứng rắn với quan điểm rằng họ sẽ thực hiện tuần tra đảm bảo tự do hàng hải tại Biển Đông theo đúng quy định trong luật pháp quốc tế.

Khu trục hạm Mỹ USS Dewey (trái) cùng tàu khu trục Nhật JS Izumo xuất hiện ở Biển Đông hồi tháng 5.2017

Kịch bản đầu tiên đã khá rõ ràng, nếu tàu chiến hoặc máy bay Mỹ đi vào vùng lãnh thổ mà Trung Quốc tự nhận là lãnh thổ của mình, các thủy thủ hải quân, binh lính và phi công của Bắc Kinh dường như sẽ có phản ứng. Các động thái quân sự qua lại có thể nhanh chóng làm tình hình leo thang, đặc biệt nếu lực lượng Mỹ phải chịu thiệt hại.

Máy bay quân sự đối đầu nhau

Có "đối đầu nghiêm trọng" giữa tàu chiến Mỹ và Trung Quốc?
Trung Quốc và Mỹ đã từng suýt nữa đối đầu trực diện với nhau vì sự việc diễn ra ngày 1/4/2001. Sau khi kết thúc nhiệm vụ tình báo tín hiệu (SIGINT) gần đảo Hải Nam, Trung Quốc, máy bay EP-3 Orion của Mỹ đã va chạm với máy bay J-8 Finback của Trung Quốc khi J-8 đang bay tới để chặn máy bay Mỹ. Kết quả là máy bay J-8 của Trung Quốc đã trục trặc và rơi khiến phi công thiệt mạng. Máy bay EP-3 Orion của Mỹ buộc phải hạ cánh khẩn cấp trên đất Trung Quốc. Sau 10 ngày tranh luận căng thẳng, cuối cùng Bắc Kinh cũng đã đồng ý thả tự do cho phi hành đoàn Mỹ.

Máy bay vận tải quân sự Y-9 của Trung Quốc diễn tập thả hàng ở Biển Đông đầu tháng 12

Chính vì vậy, kịch bản máy bay chiến đấu 2 bên đối đầu nhau trên Biển Đông dẫn tới leo thang căng thẳng là hoàn toàn có thể xảy ra. Chỉ một va chạm nhỏ cũng có thể đẩy tình huống theo một hướng hoàn toàn khác. Nhưng nếu, máy bay Trung Quốc hay Mỹ khai hỏa tấn công vào đối phương trước, kịch bản căng thẳng có lẽ sẽ còn có thể thêm phần tồi tệ.

Mỹ ra đòn đau với Trung Quốc
Ông Farley cho rằng nếu Trung Quốc quyết định thành lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở Biển Đông, vấn đề sẽ còn phức tạp hơn nữa. Máy bay ném bom của Mỹ từng "phớt lờ" cái mà Trung Quốc gọi là ADIZ trên biển Hoa Đông hồi năm ngoái. Khi đó, phía Trung Quốc đã ra lệnh cho máy bay Mỹ rời khỏi khu vực này. Tuy nhiên, các phi công Mỹ đã trả lời các kiểm soát viên không lưu Trung Quốc rằng họ đang tiến hành các hoạt động như thông lệ, trong không phận quốc tế và máy bay không thay đổi hành trình.

Tuy nhiên, nếu Trung Quốc tuyên bố thành lập ADIZ ở Biển Đông, ông Farley cho rằng Mỹ sẽ cứng rắn hơn vì Bắc Kinh hưởng lợi nhiều hơn và hiện diện đông đảo hơn ở khu vực này. Nếu Bắc Kinh đưa ra thông báo, kịch bản máy bay Mỹ và máy bay Trung Quốc đối đầu nhau là hoàn toàn có thể xảy ra.

Các sĩ quan Mỹ trên tàu sân bay Hải quân Hoa Kỳ Carl Vinson tại cảng Đà Nẵng, Việt Nam

Va chạm tàu ngầm

Ông Duterte: Trung Quốc sẽ bảo vệ Philippines, còn Mỹ lại "sợ chết"
Theo ông Farley, mối rủi ro 2 nước đối đầu từ những tai nạn liên quan tới tàu ngầm là hoàn toàn có thể xảy ra. Nhiều nhà phân tích cho rằng hải quân Trung Quốc chỉ thực sự đe dọa nghiêm trọng tới khả năng của Mỹ nhằm tiếp cận vùng bờ biển mà Bắc Kinh đòi yêu sách khi Trung Quốc điều các tàu ngầm "chọc qua" chuỗi đảo thứ nhất, thuật ngữ ám chỉ dãy đảo lớn chạy dọc bờ biển Đông Á nơi Mỹ đang cố kiềm chế Trung Quốc. Để thực hiện điều này, Bắc Kinh có thể tăng tần suất hoạt động của đội tàu ngầm, có nghĩa là các tàu Trung Quốc sẽ thường xuyên tiếp cận gần tàu ngầm của Mỹ và Nhật Bản.

Tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc

Thực tế là tàu ngầm hiện tại của Trung Quốc khá ồn ào và các tàu của Mỹ sẽ có thời gian để phát hiện là lách sang hướng khác tránh va chạm. Tuy vậy, nếu có tai nạn va chạm tàu ngầm xảy ra, mức độ nguy hiểm và tổn hại có lẽ sẽ còn nghiêm trọng hơn tai nạn liên quan tới máy bay đối đầu nhau.

Theo: National Interest, Dân Trí

Thảo luận