Ca mắc Covid-19 thứ 34 tại Việt Nam quá cảnh tại Hàn Quốc

Một phụ nữ 51 tuổi, quốc tịch Việt Nam, được xác định là bệnh nhân thứ 34 mắc bệnh Covid-19 tại Việt Nam.
Sputnik

Theo Bộ Y tế, một phụ nữ 51 tuổi, quốc tịch Việt Nam, được xác định là bệnh nhân thứ 34 (BN34) mắc bệnh Covid-19 tại Việt Nam.

Ngày 22/2/2020, bệnh nhân bay từ Việt Nam sang New York (Mỹ), quá cảnh tại sân bay Incheon (Hàn Quốc).

Việt Nam có ca nhiễm Covid-19 thứ 32, là con gái của một tỷ phú?
Đến ngày 29/2/2020, bệnh nhân bay từ Washington (Mỹ) về Việt Nam, quá cảnh tại sân bay Quatar và sáng ngày 2/3/2020 nhập cảnh vào Việt Nam tại cửa khẩu Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất.

Sáng 9/3/2020, bệnh nhân nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận và được điều trị cách ly tại đây. Kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

Như vậy, tính đến thời điểm này, Việt Nam ghi nhận 34 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2. Trong đó, 16 bệnh nhân đã được điều trị khỏi và xuất viện, 18 ca đang được điều trị cách ly.

Việt Nam ghi nhận ca nhiễm Covid-19 thứ 33

Chiều 10/3 Bộ Y tế cho biết ca bệnh Covid -19 thứ 33 của Việt Nam là bệnh nhân nam, 58 tuổi, quốc tịch Anh.

Theo thông tin từ Viện Pasteur Nha Trang, bệnh nhân nam, 58 tuổi, quốc tịch Anh, là hành khách đi trên chuyến bay VN0054, lưu trú tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, được xác định là bệnh nhân thứ 33 (BN33) mắc Covid-19 ở Việt Nam.

Mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam gửi xét nghiệm, đã có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

Thượng tướng Trần Đơn: Không chấp hành cách ly, khai gian có thể xử lý hình sự

Thượng tướng Trần Đơn nhấn mạnh, những ai không chấp hành cách ly, khai báo gian dối, làm lây nhiễm dịch ra cộng đồng, gây chết người có thể xử lý hình sự, kể cả trong quân đội.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Trần Đơn, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của Bộ sáng nay chủ trì cuộc họp Ban.

Nhiều lãnh đạo Nghệ An tự cách ly tại nhà sau khi tiếp xúc với đoàn Bộ KH&ĐT

Ông đánh giá, thời gian qua, toàn quân tích cực tham gia phòng chống Covid-19, thực hiện tốt nhiệm vụ, góp phần cùng Đảng, Nhà nước và nhân dân phòng chống dịch giai đoạn đầu hiệu quả.

Lực lượng biên phòng làm rất tốt nhiệm vụ kiểm soát các đường mòn lối mở, góp phần ngăn chặn dịch bệnh.

Các đơn vị, quân khu cũng thực hiện tốt vai trò Chính phủ giao là cách ly người đến từ vùng dịch, tiếp nhận trên 16.000 người, hiện còn hơn 11.000 người cách ly tại 79 điểm trong quân đội.

Đến nay, toàn quân có thể nói đã đạt được 5 yêu cầu trong phòng chống dịch. Đó là: Không để lây lan rộng, không để đội ngũ y tế lây nhiễm, không để có người tử vong, không để tâm lý hoảng loạn và không để ảnh hưởng xấu tới kinh tế - xã hội, hợp tác quốc tế song phương cũng như đa phương.

Theo Thượng tướng Trần Đơn, tình hình dịch bệnh đã lan rộng trên thế giới với trên 100.000 người mắc, gần 4.000 ca tử vong. Dịch bùng phát mạnh ở Trung Quốc, Hàn Quốc, châu Âu, Iran… Việt Nam đang ở giai đoạn mới trong phòng chống dịch và cần có kế hoạch ứng phó khả năng dịch bùng phát mạnh hơn. Toàn quân cần nhanh chóng triển khai phòng chống dịch giai đoạn 2 theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng.

Ca mắc Covid-19 thứ 34 tại Việt Nam quá cảnh tại Hàn Quốc

Thượng tướng yêu cầu: Bộ đội Biên phòng thực hiện tốt kiểm soát cửa khẩu, ngăn những người nhập cảnh qua đường mòn lối mở. Bộ Tư lệnh hóa học sẵn sàng nhận nhiệm vụ. Bộ Tư lệnh 86 xây dựng phần mềm quản lý dịch bệnh, nghiên cứu quản lý thông tin trên mạng, tham mưu xử lý những trường hợp cần thiết…

Cục Quân y nghiên cứu, tổ chức tập huấn, tham mưu chỉ đạo cho các bệnh viện, nâng cấp, sẵn sàng chữa trị. Cục Tài chính làm việc với Bộ Tài chính để thống nhất kinh phí chống dịch, kinh phí cách ly cho người dân…

Thượng tướng khẳng định, những ai không chấp hành cách ly, khai báo gian dối làm lây nhiễm ra cộng đồng, gây chết người thì có thể xử lý hình sự, kể cả trong quân đội.

Giám đốc dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông bị cách ly để phòng dịch COVID-19

Ông nhất trí với đề xuất thay thế kế hoạch phòng chống dịch, xây dựng kế hoạch khác và ban hành ngay đúng tinh thần chống dịch như chống giặc. Chống dịch kiên trì phương châm phát hiện sớm, cách ly, khoanh vùng dập dịch, điều trị tại các cơ sở y tế.

Đặc biệt, ông yêu cầu các đơn vị toàn quân phối hợp chặt chẽ, chăm lo đời sống cho bộ đội; Đề nghị Tổng cục Hậu cần tính đến việc nghiên cứu mầm bệnh; Phối hợp ngành y tế, bảo đảm đủ hóa chất, vật chất trang bị, đẩy nhanh sản xuất khẩu trang đáp ứng nhu cầu khi dịch lan rộng; Giao Tổng cục Hậu cần chỉ đạo các công ty nghiên cứu làm thử mẫu khẩu trang bên ngoài là vải chống thấm, bên trong là vải chống khuẩn, đảm bảo chất lượng tốt, giá thành hợp lý…

“Các đơn vị không được chủ quan. Lo cho dân là nhiệm vụ của quân đội”, Thứ trưởng Trần Đơn nhấn mạnh.
Thảo luận