Nga sẽ nghiên cứu miễn dịch thứ cấp đối với coronavirus ở những người được tiêm chủng

MATXCƠVA (Sputnik) - Trung tâm Gamaleya có kế hoạch trong tương lai sẽ nghiên cứu khả năng miễn dịch thứ cấp đối coronavirus sau khi tiêm chủng.
Sputnik

Nghĩa là, để tìm hiểu xem liệu các tế bào trí nhớ có được tạo ra sau khi tiêm chủng hay không, để trong trường hợp không có kháng thể, các tế bảo này có thể bắt đầu tạo ra chúng khi gặp tác nhân lây nhiễm hay không, giám đốc trung tâm, ông Alexander Gunzburg cho Sputnik biết.

Hình thành miễn dịch thứ cấp đối với coronavirus

"Chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu nghiêm túc, ngay cả khi hiệu giá kháng thể giảm xuống, điều đó không có nghĩa là một người không được bảo vệ, bởi vì chúng tôi cần theo dõi cái gọi là phản ứng miễn dịch thứ cấp", - ông Gunzburg nói.

Ông giải thích rằng vắc-xin có hai đặc tính chính - hình thành khả năng miễn dịch và tạo ra các tế bào trí nhớ. Ông Gunzburg nói, trong trường hợp không có kháng thể các tế bào bộ nhớ nhanh chóng bắt đầu sản sinh ra chúng nếu một mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể.

Trung tâm Gamaleya cho biết cách chuẩn bị tiêm vaccine ngừa COVID-19

Để xác định có tế bào nhớ hay không, cần xác định kháng thể được tạo ra vào ngày nào khi gặp mầm bệnh, nếu vào ngày thứ hai hoặc thứ ba thì nghĩa là chúng có tồn tại, còn nếu vào ngày 12-14 - thì không, ông Gunzburg nhấn mạnh.

"Nhiều khả năng, đây sẽ là một nghiên cứu riêng biệt. Đây lả căn bệnh mới, và không thể trả lời tất cả các câu hỏi cùng một lúc", - ông nói.

Hiệu giá kháng thể vắc xin

Theo ông Gunzburg, người đã tự mình tiêm vắc xin ngừa coronavirus vào mùa xuân, ông dự định sẽ làm xét nghiệm một năm sau khi tiêm phòng và tìm hiểu xem hiệu giá kháng thể có được bảo tồn hay không.

"Tôi đã lên kế hoạch làm xét nghiệm này cho bản thân trong một năm, vợ tôi đã xét nghiệm sau 4 tháng và hiệu giá kháng thể trong cơ thể cô ấy vẫn còn giữ nguyên. Tôi thậm chí còn hơi ngạc nhiên, vì tôi nghĩ nó sẽ giảm một chút, nhưng không. Vì vậy, tôi quyết định sẽ kiểm tra hiệu giá kháng thể ít nhất là sau năm", –ông "Gunzburg nói.
Nga sẽ nghiên cứu miễn dịch thứ cấp đối với coronavirus ở những người được tiêm chủng

Vaccine ngừa coronavirus đầu tiên trên thế giới

Trước đó, Bộ Y tế Nga đã đăng ký loại vaccine đầu tiên trên thế giới có chức năng phòng ngừa lây nhiễm coronavirus mới (COVID-19), là sản phẩm do Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ và Vi sinh Quốc gia mang tên N.F. Gamaleya cùng với Quỹ Đầu tư Nga trực tiếp (RDIF) phối hợp điều chế. Vaccine mới được đặt tên là «Sputnik V».

Ông Kirill Dmitriev đứng đầu RDIF cho biết hiện tại Quỹ đã nhận được đơn đăng ký từ hơn 20 quốc gia đặt mua một tỷ liều vaccine Nga ngừa coronavirus, là vaccine đầu tiên trên thế giới. Đồng thời, ông cũng lưu ý rằng Nga đã thoả thuận về việc sản xuất vaccine ở 5 nước có năng lực cho phép sản xuất 500 triệu liều mỗi năm.

Đọc thêm:

Thảo luận