Pháo binh Nga: từ Pháo binh Sa hoàng đến Iskander

19 tháng 11, Nga kỷ niệm Ngày Lực lượng Tên lửa và Pháo binh, quy định từ thời Liên Xô vào năm 1944, và được coi như một ngày đáng nhớ trong Lực lượng vũ trang Nga theo sắc lệnh đặc biệt của Tổng tư lệnh tối cao - Tổng thống Liên bang Nga vào năm 2006.
Sputnik

Lịch sử và phát triển hiện đại của hệ thống pháo binh và tên lửa chiến thuật - theo tài liệu của Sputnik.

Lịch sử phát triển của binh chủng tên lửa

Pháo binh theo truyền thống được coi là một trong những binh chủng lâu đời nhất của quân đội Nga. Thông tin đầu tiên về việc sử dụng pháo của người Nga có từ cuối thế kỷ 14. Năm 1382, trong cuộc vây hãm Moskva bởi quân đội của Hãn Zolotoy Ordy Tokhtamysh, những người bảo vệ thành lần đầu tiên sử dụng đại bác. Một thế kỷ sau, vào năm 1488, một tổ chức đặc biệt để phát triển "súng thần công" xuất hiện ở Moskva, nơi sau này trở thành công xưởng thiết kế và sản xuất thực sự - "Pushechny Dvor".

Chuyên gia nhận định NATO không có gì để đối phó với tổ hợp Iskander của Nga

Vào thế kỷ 16, dưới thời Sa hoàng Ivan IV (chính xác hơn là vào năm 1547), pháo binh đã trở thành một nhánh độc lập của quân đội. Và tổng số pháo khi đó lớn nhất thế giới - hơn 2000 khẩu. Pháo binh Nga đã đóng một vai trò quan trọng trong cuộc vây hãm và đánh chiếm Kazan do đội quân của Ivan Bạo chúa thực hiện vào mùa hè và mùa thu năm 1552. Về phía lực lượng Nga, khoảng 150 khẩu pháo đã được sử dụng, trong đó có những khẩu pháo vây thành uy lực đặt trên khung bánh, rất cơ động thời bấy giờ. Rất khó để nêu ra cỡ nòng chính xác, nhưng người ta biết rằng chúng bắn ra các viên đạn bằng đá, sắt hoặc bi chì nặng từ 97 đến 114 kg. Các khẩu pháo hạng nhẹ hơn, bắn được cả đạn pháo thông thường và đạn cháy, được lắp đặt trên một tháp chắn di động do thợ thủ công người Nga Ivan Vyrodkov thiết kế (nguyên mẫu cổ xưa của pháo tự hành).

Năm 1586, thợ cả Andrey Chokhov đúc một khẩu pháo khổng lồ từ đồng - pháo Sa hoàng. Trọng lượng hơn 39 tấn, cỡ nòng - 890 mm, chiều dài nòng cỡ 6. Được chế tạo như một vũ khí chiến đấu thực sự, khẩu pháo này chưa bao giờ khai hỏa. Chỉ có một lần, vào mùa hè năm 1591, khi đội quân người Krym Tatar của Khan Gaza-Gerai đến gần Moskva, khẩu pháo Sa hoàng đã được đưa đến hướng nguy hiểm nhất và chuẩn bị lâm trận. Nhưng điều đó không cần thiết: kẻ địch đã bị đánh bại bởi pháo cỡ nhẹ hơn, cùng hỏa lực súng trường dày đặc và sự khôn khéo của quân đội. Vũ khí khổng lồ này đã tồn tại qua những thay đổi của thời đại, chiến tranh, cách mạng. Hiện tại, khẩu pháo Sa hoàng có thể được chiêm ngưỡng ở điện Kremlin (Moskva).

Pháo binh Nga: từ Pháo binh Sa hoàng đến Iskander

Trong vài thế kỷ tiếp theo, nhà nước Nga đã tiến hành nhiều cuộc chiến tranh, không phải tất cả đều chiến thắng. Tuy nhiên, trong tất cả các sự kiện đó, pháo binh Nga luôn thể hiện được phẩm chất chiến đấu, và những pháo thủ - kỹ năng, sức chịu đựng và tinh thần chiến đấu cao nhất.

Một đóng góp đáng kể vào sự phát triển của pháo binh ở Nga là do nhà cải cách sa hoàng nổi tiếng đầu thế kỷ 18, Piotr I (Đại đế). Ông không chỉ tự mình nghiên cứu sâu lý luận pháo binh mà còn thực hiện nhiều bước thực tế để phát triển sản xuất. Như một biện pháp khẩn cấp, Sa hoàng đã ra lệnh dùng đồng chuông nhà thờ chế tạo các khẩu đại bác. Nhân tiện, quân hàm của Piotr I trong một thời gian dài đối với một quốc vương rất khiêm tốn. Theo thuật ngữ hiện đại, ông chỉ là "đại úy pháo binh, chỉ huy một khẩu đội súng cối".

Pháo binh Nga: từ Pháo binh Sa hoàng đến Iskander

Lực lượng pháo binh của Nga không ngừng được cải tiến về mặt kỹ thuật và tổ chức. Thế kỷ 17, các thợ thủ công Nga đã tạo ra các khẩu pháo được trang bị khóa nòng: chốt nêm có thể kéo ra và "vít vào" - nguyên mẫu của khóa nòng piston hiện đại. Nghĩa là, những người lính pháo binh không còn cần phải phơi mình trước nguy hiểm bằng cách nạp đạn từ đầu nòng. Phải mất thêm gần 200 năm nữa tất cả các loại súng và pháo của Nga mới được nạp đạn từ phía sau và sử dụng rộng rãi khóa nòng. Chỉ có súng cối là vẫn dùng cách nạp đạn từ đầu nòng.

Vào đầu thế kỷ 18, pháo binh được chia thành dã chiến, công thành và phòng ngự pháo đài. Thậm chí sau 100 năm nữa, các trung đoàn và lữ đoàn pháo binh mới bắt đầu được hình thành. Và trong thế kỷ 20, xuất hiện các hệ thống pháo binh riêng biệt: phòng không (cơ sở của binh chủng Phòng không) và chống tăng. Đến thời Liên Xô, pháo tự hành được "khai sinh": đầu tiên là pháo tự hành trên khung gầm xe tăng, sau đó là pháo tự hành, pháo tầm xa và súng cối. Kết quả của sự phát triển công nghệ tên lửa – binh chủng tên lửa, pháo binh dã chiến (hệ thống pháo phóng loạt phản lực MLRS), và sau đó là các hệ thống tên lửa chiến thuật chiến dịch.

Công bố video ghi cuộc phóng tên lửa «Uran» từ tàu «Smerch» lần đầu tiên

Tại sao lại là ngày 19 tháng 11?

Câu hỏi này tự nhiên có thể nảy sinh từ độc giả. Vấn đề là ở đây. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, ngày 19 tháng 11 năm 1942, Hồng quân mở chiến dịch chiến lược "Uran" - cuộc phản công nhằm bao vây và đánh bại một nhóm quân hùng hậu Đức Quốc xã và đồng minh tại Stalingrad (nay là Volgograd). Pháo binh đã đóng một vai trò quan trọng. Sáng ngày 19 tháng 11, hơn 15000 khẩu pháo và MLRS của Liên Xô (tổng cộng khoảng 250 trung đoàn pháo nòng dài và 115 sư đoàn MLRS) đã giáng một đòn mạnh mẽ chưa từng có vào các vị trí đối phương, bắn cấp tập 5000 - 6000 phát / phút. Mỗi khẩu đội đều nhắm vào mục tiêu cụ thể. Cuộc pháo kích hùng hậu nhất kéo dài 1 giờ 20 phút đã “cày nát” tuyến phòng thủ của kẻ địch theo đúng nghĩa đen. Sau đó pháo binh chuyển làn tiếp tục yểm trợ liên tục cho xe tăng và bộ binh tiến lên. Vì vậy, không thể không đánh giá cao đóng góp của pháo binh vào chiến thắng của quân đội Liên Xô trong trận Stalingrad.

Sự đóng góp xuất sắc của các pháo thủ được ghi nhận vào năm 1944 bằng việc quy định Ngày Pháo binh 19-11. 20 năm sau, do sự phát triển của các hệ thống tên lửa chiến thuật, ngày lễ được đổi tên thành Ngày của Lực lượng Tên lửa và Pháo binh. Ngày này đã chính thức được xác nhận do Nghị định của Tổng thống Nga năm 2006.

Pháo binh Nga: từ Pháo binh Sa hoàng đến Iskander

"Luận chứng cuối cùng"

Trong những năm sau chiến tranh, các trường hợp sử dụng pháo binh Liên Xô và Nga trong chiến trận không phải là hiếm. Ngày 15 tháng 3 năm 1969, trong cuộc xung đột biên giới Liên Xô - Trung Quốc trên đảo Damansky, một cuộc tấn công mạnh mẽ của MLRS Grad (khi đó còn là vũ khí bí mật) lúc bấy giờ đã làm chao đảo "nước láng giềng phía đông" và hoàn toàn buộc họ phải từ bỏ cuộc tấn công vũ trang toàn diện chống lại Liên Xô.

Trong cuộc chiến tranh ở Afghanistan vào những năm 1980, quân đội Liên Xô sử dụng súng cối tự hành 240 mm 2S4 "Tulip" độc đáo để phá hủy các công sự trong hang động và núi non của Mujahideen. Quả đạn nặng 130 kg đã "bao phủ" chính xác mục tiêu, thổi bay thành bụi cùng với tất cả nhân sự trong đó. Sau đó, "Hoa tulip" đã được quân đội Nga sử dụng thành công trong các trận chiến với quân ly khai và khủng bố quốc tế ở Bắc Capkaz trong những năm 1990 - 2000.

Pháo binh Nga: từ Pháo binh Sa hoàng đến Iskander

Những năm gần đây, các "pháo thủ" Nga đã phải tham gia vào những hoạt động khá bất thường - dập tắt các đám cháy trong các mỏ dầu khí. Để làm được điều này, đã sử dụng pháo chống tăng 100 mm MT-12 "Rapir". Tháng 6 năm 2020, pháo "Rapir" với một phát bắn chính xác cách xa 180 mét đã thực hiện thành công một nhiệm vụ như vậy trên một giếng dầu đang cháy ở vùng Irkutsk (Siberia).

Hiện tại, Lục quân Nga có trong trang bị nhiều hệ thống pháo nòng dài và tên lửa cỡ nòng khác nhau. "Luận điểm" có trọng lượng nhất của "pháo binh chiến trường" Nga có thể coi là hệ thống tên lửa tác chiến-chiến thuật "Iskander" và tiền thân - tổ hợp "Tochka-U". Iskander đã cho thấy hiệu quả cao trong quá trình thực chiến ở Syria.

Pháo binh Nga: từ Pháo binh Sa hoàng đến Iskander

Các nhà thiết kế Nga vẫn tiếp tục làm công việc phát triển. Cách đây vài năm, họ đã đề xuất một hệ thống lạ lẫm - pháo 120 mm trên khung gầm ô tô Phlox. Quân đội Nga cũng tiếp nhận hệ thống "Vena" - pháo tự hành 120 mm trên khung gầm bánh xích, có khả năng thực hiện các chức năng của một khẩu pháo, pháo tự hành và súng cối.

Thảo luận