Cuộc tranh giành vô nghĩa của Nhật Bản vì những hòn đảo

Tháng 2 vừa qua, theo lệ thường, các cuộc mit-tinh lớn đã diễn ra ở Nhật Bản. Tại hoạt động này, một số người tham gia yêu cầu trả lại cho Nhật Bản «Lãnh thổ phương Bắc» (tức là các đảo ở quần đảo Nam Kuril), một số khác đòi đảo Takeshima. Vậy ý nghĩa của hoạt động này là gì?
Sputnik

Ai sở hữu những hòn đảo?

Trước hết ta hãy xem hôm nay ai là người kiểm soát những hòn đảo và trên cơ sở nào. Các đảo ở dãy Nam Kuril - Iturup, Kunashir, Habomai và Shikotan - đã được chuyển giao cho Liên Xô theo kết quả Thế chiến II. Trong cuộc đại chiến này, nước Nhật quân phiệt bị đánh bại, và các nước chiến thắng quyết định chuyển giao những hòn đảo này cho Liên bang Xô-viết. Tại hội nghị Yalta vào tháng 2 năm 1945 của những người đứng đầu các cường quốc trong liên minh chống phát-xít đã nhất trí rằng sau khi Nhật Bản thua trận, Nam Sakhalin và quần đảo Kuril được nhập vào thành phần Liên Xô. Tại hội nghị quốc tế ở San Francisco năm 1951, Nhật Bản chính thức từ bỏ quyền đối với các đảo ở dãy đảo Nam Kuril. Ngày 2 tháng 2 năm 1946, Hội đồng Xô-viết tối cao của Liên Xô đã nhập các đảo này vào thành phần Liên bang Xô-viết. 

Quần đảo Takeshima (nghĩa theo tiếng Nhật là Trúc đảo, hay thường được gọi trên bản đồ quốc tế là Liancourt Rocks, còn Hàn Quốc gọi là đảo Dokdo – Độc đảo) hiện nay do chính quyền Hàn Quốc kiểm soát, trên cơ sở cũng theo Hiệp ước Hòa bình San Francisco năm 1951, Nhật Bản đồng ý công nhận nền độc lập của Hàn Quốc và trao tất cả các vùng đất Triều Tiên cũ cho quyền tài phán của Hàn Quốc. Để trong cộng đồng thế giới không nảy sinh nghi ngờ về điều đó, vào năm 1952 Tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc Lý Thừa Vãn (Lee Seung-man) đã xác lập chủ quyền đối với quần đảo. 

Cuộc tranh giành vô nghĩa của Nhật Bản vì những hòn đảo

Phía Nhật Bản đòi trả lại các đảo này, biện minh cho quyền của mình bằng cách viện dẫn các tài liệu lịch sử, cho thấy rằng trong một số năm các đảo này gắn với Đế chế Nippon. Tuy nhiên, luật biển quốc tế hiện đại không thừa nhận những căn cứ như vậy khi công nhận chủ quyền của một quốc gia nào đó

«Cần bóp nghẹt». Dân Nhật hô hào chuẩn bị chiến tranh chống Nga

Chính phủ Nhật Bản cần điều đó để làm gì?

Chắc hẳn khả năng Matxcơva hoặc Seoul đồng ý với đòi hỏi của Nhật Bản và chịu trả lại các hòn đảo cho Tokyo là bằng 0. Đặc biệt là trong trường hợp của Nam Kuril sau khi LB Nga thông qua sửa đổi Hiến pháp hồi mùa hè năm ngoái. Sửa đổi phần thứ hai Điều 67 của Hiến pháp Nga quy nhận rằng những hành động nhằm chia cắt tách rời một phần nào đó của lãnh thổ Nga đều là không được phép. Nếu như trước đây, các chính trị gia trọng trách của Nga đã không đi tới nhượng lãnh thổ cho Nhật Bản thì giờ đây càng là không thể. 

Cuộc tranh giành vô nghĩa của Nhật Bản vì những hòn đảo

Có lẽ những thành viên thông thái của giới tinh hoa Nhật Bản cũng hiểu điều này. Nhưng tại sao khi đó họ vẫn để diễn ra những cuộc mit-tinh tuần hành không có kết quả trong cái gọi là «Những ngày Lãnh thổ phương Bắc» hoặc «Ngày Takeshima»? Thứ nhất, nếu không ủng hộ tâm trạng dân tộc chủ nghĩa của dân chúng có nghĩa là sẽ mất đi sự tán thành của số cử tri đáng kể. Thứ hai, bằng cách tuyên bố cần lấy lại những lãnh thổ bị mất, rất dễ đánh lạc hướng khiến dân chúng phân tâm khỏi những vấn đề nghiêm trọng đang tồn tại trong nước như kinh tế, môi trường, đạo đức. Ở đây còn bao gồm cả những vụ bê bối xung quanh các thành viên Chính phủ và thân nhân của họ, những người lạm dụng chức quyền và các vụ tham nhũng. 

Xét thuần tuý về mặt kinh tế và chiến lược, quần đảo Kuril và Dokdo đều chẳng mấy quan trọng đối với Tokyo. Chẳng qua đó là vấn đề uy tín và tham vọng của các chính khách Nhật Bản. Phải chăng tốt hơn hết là họ nên làm việc nhiều hơn và trung thực hơn để quản lý hiệu quả những hòn đảo khác của Nhật Bản. Mà số đó không hề ít, bởi gồm tới 6.900 đảo! Thêm nữa, phần lớn là các đảo hoang không người. 

Cuộc tranh giành vô nghĩa của Nhật Bản vì những hòn đảo
Thảo luận