Đại dịch COVID-19

Trung Quốc đã tiêm phòng ngừa COVID cho hơn 1 tỷ công dân của mình

Ở Trung Quốc, hơn 1 tỷ công dân, tương đương 70% dân số nước này, đã được tiêm chủn ngừa coronavirus, Bloomberg dẫn báo cáo của các nhà chức trách Trung Quốc cho hay.
Sputnik

Thành công đáng kinh ngạc trong việc tiêm chủng cho công dân

Theo Bloomberg, như vậy, Trung Quốc đã trở thành quốc gia đứng đầu thế giới về tiêm chủng: tại Anh và Đức mới chỉ có hơn 60% công dân được bảo vệ đầy đủ tránh nguy cơ nhiễm coronavirus, ở Mỹ và Nhật Bản - chỉ hơn một nửa, và ở Ấn Độ, nước đang tụt hậu so với phần còn lại, số người dân được tiêm chủng ít hơn 15%. Bắc Kinh đã đạt được kết quả như vậy 10 tháng sau khi phê duyệt vắc xin nội địa đầu tiên Sinopharm và khởi động "chiến dịch tiêm chủng hàng loạt lớn nhất trong lịch sử". Kể từ đó, Trung Quốc đã mở rộng sản xuất thêm sáu loại vắc-xin ngừa COVID.
Thông tin 57 trẻ dưới 18 tuổi ở Cần Thơ tiêm vaccine Covid-19 là chính xác

Hiệu quả của vắc xin sản xuất trong nước còn nhiều nghi vấn

Trong khi đó, thành công của chiến dịch Trung Quốc vẫn không giúp ngăn chặn được những đợt bùng phát dịch bệnh mới trong những tháng gần đây, và điều này làm dấy lên những nghi ngờ nhất định về hiệu quả của các loại thuốc sản xuất trong nước - đặc biệt là về mặt bảo vệ chống lại các chủng mới hơn, phóng viên Bloomberg nhấn mạnh. Các nhà báo cho biết hiện tại, Bắc Kinh đang cố gắng ngăn chặn sự lây lan nhanh chóng của chủng delta ở tỉnh Phúc Kiến, phía đông nam của đất nước.

Tăng trưởng kinh tế đáng ngờ

Theo Bloomberg, Trung Quốc sẽ không từ bỏ các biện pháp kiểm dịch. Đặc biệt, vào tháng 8, Bộ trưởng Y tế nước này cho biết các nhà chức trách sẽ tiếp tục tuân thủ chính sách phát hiện sớm, xét nghiệm hàng loạt và ngăn chặn tích cực, đồng thời lưu ý rằng cách tiếp cận này đảm bảo tăng trưởng kinh tế.
Vaccine Vero Cell của Sinopharm được sử dụng tiêm chủng tại điểm tiêm số 1 Huyền Trần Công Chúa (Quận 1).
Tuy nhiên, cách tiếp cận kết hợp này vẫn không cho phép Trung Quốc chặn đứng sự lây lan của chủng delta. Ngoài ra, những hạn chế cứng rắn biến thành hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế Trung Quốc: trong tháng 8, tăng trưởng khối lượng thương mại bán lẻ hàng tiêu dùng của nước này giảm xuống 2,5%, và số liệu thống kê về khối lượng sản xuất công nghiệp và đầu tư cũng chưa đạt tới mức dự báo của các nhà kinh tế, tin nhấn mạnh.
Thảo luận