Không bất ngờ với ‘nước cờ’ mới của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Động thái mới của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) – tăng mạnh giá bán USD (đồng đô la Mỹ) – gây chú ý nhưng đây không phải ‘nước cờ’ bất ngờ, theo đánh giá của nhiều công ty chứng khoán và chuyên gia kinh kế.
Sputnik
Chiều ngày 7/9, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã quyết định tăng mạnh giá bán USD thêm 300 đồng so với trước đó lên 23.700 đồng/USD.

Ngân hàng Nhà nước tăng mạnh giá bán USD

‘Nước đi’ của ngân hàng Trung ương Việt Nam rất đáng chú ý nhưng không gây bất ngờ cho giới quan sát.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đã thay đổi biểu niêm yết về giá mua - bán ngoại tệ, giá bán ra đã tăng mạnh từ 23.400 đồng/USD lên 23.700 đồng/USD, tăng 300 đồng. Tuy nhiên, giá mua vào hiện tạm để trống (trước đó niêm yết 22.550 đồng/USD).
Cần nhấn mạnh rằng, đây là lần tăng giá bán USD thứ 3 của Ngân hàng Nhà nước từ đầu năm đến nay. Trước đó, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh tăng tỷ giá USD chiều bán thêm 200 đồng lên 23.250 VND/USD vào tháng 5 và tiếp tục nâng lên 23.400 VND/USD vào đầu tháng 7/2022.
Ngân hàng Nhà nước bán ngoại tệ để bình ổn thị trường
Các chuyên gia kinh tế, cũng như nhiều công ty chứng khoán nhận định, quyết định tăng mạnh giá bán ngoại tệ này của Ngân hàng Nhà nước không bất ngờ, bởi thời gian gần đây một số tổ chức đầu tư hoặc nghiên cứu đầu tư đã dự báo trước việc điều chỉnh này nhất là sau khi FED tăng lãi suất.
Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã bán ra một lượng lớn ngoại tệ từ dự trữ ngoại hối từ đầu năm đến nay.

Nâng dự trữ ngoại hối của Việt Nam?

Ông Phạm Chí Quang, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng tần suất bán can thiệp ngoại tệ để sẵn sàng bổ sung nguồn cung ngoại tệ cho thị trường thường xuyên hơn nữa.
Những biện pháp này, theo ông Quang là nhằm tạo điều kiện cho hệ thống tổ chức tín dụng đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của tổ chức và cá nhân.
Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết sẽ điều hành tỷ giá theo hướng vừa tạo dư địa để tỷ giá diễn biến linh hoạt, hấp thụ các cú sốc bên ngoài. Điều này vừa can thiệp thị trường ngoại tệ để hạn chế biến động quá mức của tỷ giá nhằm góp phần bình ổn thị trường ngoại tệ.
Cùng với đó, để bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát, từ đầu năm 2022, Ngân hàng Nhà nước đã bán ngoại tệ can thiệp với các hình thức phù hợp để bổ sung nguồn cung ngoại tệ cho thị trường, qua đó đáp ứng các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của nền kinh tế,.
Tuy nhiên, Ngân hàng Trung ương của Việt Nam cũng đồng thời duy trì thanh khoản VND dồi dào trên thị trường để hỗ trợ bình ổn mặt bằng lãi suất VND. Qua đó hỗ trợ quá trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội theo Nghị quyết 43 của Quốc hội và Nghị quyết 11 của Chính phủ.
"Room" tín dụng chính thức được nới
Trong thời gian tới, theo ông Quang, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành tỷ giá phù hợp nhằm thực hiện mục tiêu này, đồng thời hỗ trợ thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ phối hợp điều hành đồng bộ thanh khoản VND để hỗ trợ sự ổn định của tỷ giá, thị trường ngoại tệ và mặt bằng lãi suất. Thực tế, những năm gần đây, khi điều kiện thị trường thuận lợi, Ngân hàng Nhà nước đã mua được lượng lớn ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối.
Trong bối cảnh thị trường diễn biến bất lợi, nhiều áp lực như hiện nay, với quy mô dự trữ ngoại hối đã được Ngân hàng Nhà nước mua vào và củng cố mạnh mẽ trong các giai đoạn trước đây, Ngân hàng Nhà nước đã, đang và sẽ tiếp tục bán ngoại tệ để bình ổn thị trường.

Lý giải động thái mới của Ngân hàng Nhà nước

Hồi đầu tuần này, các chuyên gia của SSI Research đã đưa ra nhận định rằng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thể sẽ phải tiếp tục điều chỉnh tỷ giá bán USD để ổn định thị trường.
“Mặc dù đồng VND đã có một số thông tin tích cực liên quan đến nguồn cung ngoại tệ (cán cân thương mại tháng 8 ước tính thặng dư 2,4 tỷ USD), diễn biến tỷ giá vẫn đang chịu nhiều áp lực từ xu hướng mạnh lên của đồng USD quốc tế”, - theo SSI Research.
Chứng khoán BSC đánh giá, hiện dự trữ ngoại hối còn khoảng 97,7 tỷ USD. Con số này giảm đáng kể so với mức kỷ lục 110 tỷ USD từng đạt được.
Thực tế, thời gian qua, tỷ giá sau thời gian diễn biến ổn định đã bắt đầu tăng nóng trở lại vào tuần cuối tháng 8 và những phiên giao dịch đầu tháng 9, giá USD có chiều hướng tăng mạnh.
Nhiều ngân hàng tiếp tục tăng lãi suất huy động
Đáng chú ý, chỉ trong 3 phiên gần đây (5-7/9), giá mua – bán USD tại Vietcombank đã tăng 120 đồng. Nhiều nhà băng khác của Việt Nam cũng đã điều chỉnh tăng 100-150 đồng. So với đầu năm, tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại đã tăng 3,5%.
Giai đoạn này, khi giá USD ngân hàng tăng mạnh thì giá USD trên thị trường tự do lại khá ổn định, hiện phổ biến 24.120-24.220 đồng/USD. Chênh lệch giữa tỷ giá USD ở “chợ đen” và thị trường niêm yết không quá lớn như hồi tháng 7/2022.

VND vẫn là đồng tiền ổn định

Giới chuyên gia cho rằng, với những động thái can thiệp mạnh mẽ của Ngân hàng Nhà nước, đồng VND nhìn chung vẫn là một trong những đồng tiền ổn định nhất trong khu vực.
Theo các chuyên gia của công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), mức giảm giá của VND so với USD là thấp nhất trong các nền kinh tế mới nổi châu Á.

“Áp lực mất giá hiện tại của đồng VND chủ yếu do đồng USD lên giá, trong khi Việt Nam vẫn duy trì được kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát thấp, lãi suất thực còn dương và thặng dư thương mại”, - BVSC lưu ý.

Giới phân tích vẫn lạc quan rằng, với sức mạnh nội tại cùng các biện pháp điều hành linh hoạt của Ngân hàng Nhà nước, đồng VND sẽ không mất giá quá 3% trong năm 2022.
Ngân hành Nhà nước liên tục bơm tiền hỗ trợ thanh khoản
Nhiều dự báo cho thấy, xu hướng tăng tỷ giá USD/VND sẽ chậm lại do một số nguyên nhân như có một số yếu tố hỗ trợ tiền đồng trong nửa cuối năm 2022 chẳng hạn dòng vốn FDI mạnh hơn, thặng dư thương mại cải thiện, dự báo đạt khoảng 7,2 tỷ USD vào năm 2022), thặng dư cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối cao (tương đương 3,6 tháng nhập khẩu) và chính sách can thiệp từ cơ quan quản lý Nhà nước.
Tỷ giá USD/VND được dự báo là duy trì trong khoảng 22.900-23.300 VND/USD. Mức này tăng không quá 2% so với cuối năm 2021.

NHNN tiếp tục bơm gần 60.000 tỷ đồng từ đầu tuần

Cùng với việc điều chỉnh tăng tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng có động thái đáng chú ý khi bơm gần 60.000 tỷ đồng vào hệ thống ngân hàng thương mại thông qua hoạt động đấu thầu tín phiếu trên thị trường mở.
Số liệu mới nhất được Ngân hàng Nhà nước công bố cho thấy cơ quan quản lý tiền tệ của Việt Nam đã bơm ra thị trường một khối lượng lớn tiền Đồng thông qua hoạt động mua tín phiếu kỳ hạn 7 ngày và 14 ngày từ các ngân hàng thương mại.
Cụ thể, trong phiên hôm nay ngày 7/9, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện mua 13.720,04 tỷ đồng tín phiếu kỳ hạn 7 ngày và 14.999,99 tỷ đồng tín phiếu kỳ hạn 14 ngày, lãi suất lần lượt 4,5%/năm và 4,65%/năm, qua đó bơm vào hệ thống ngân hàng thương mại lượng tiền Đồng tương ứng.
Đặc biệt, phiên giao dịch hôm nay ghi nhận tới 16 thành viên thị trường tham gia đấu thầu bán tín phiếu cho Ngân hàng Nhà nước. Với tổng khối lượng mua lên tới 28.720,03 tỷ đồng, NHNN đã thực hiện khớp toàn bộ giao dịch bán tín phiếu trong ngày hôm nay của các thành viên thị trường.
Ngân hàng Nhà nước: Siết tín dụng để hạn chế đầu cơ
Phiên giao dịch ngày 7 tháng 9 cũng đánh dấu phiên thứ 3 liên tiếp sau kỳ nghỉ lễ 2/9, cơ quan quản lý tiền tệ thực hiện bơm tiền Đồng ra thị trường thông qua công cụ tín phiếu.Hai phiên liền trước (5-6/9), khối lượng tiền Đồng được Ngân hàng Nhà nước bơm ra đều đạt gần 15.000 tỷ đồng/phiên, kỳ hạn 7 ngày và lãi suất dao động trong khoảng 4,5-4,6%/năm. Tại cả 2 phiên giao dịch này, số lượng thành viên tham gia đấu thầu và trúng thầu cũng đều ở mức cao.
Như vậy, chỉ tính riêng 3 phiên đầu tuần này, Ngân hàng Nhà nước đã bơm tổng cộng 58.720 tỷ đồng ra thị trường thông qua kênh mua tín phiếu.
Trước động thái tăng mạnh giá bán USD của Ngân hàng Nhà nước, tỷ giá quy đổi đồng đô la tại các ngân hàng thương mại phiên chiều nay ngày 7 tháng 9 cũng tăng dựng đứng, hiện phổ biến ở mức 23.740 đồng/USD.
Chứng khoán SSI lưu ý, trong tuần này, thanh khoản hệ thống ngân hàng có thể trở lại trạng thái bình thường và Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành chính sách tiền tệ thận trọng hơn.
“Ngân hàng Nhà nước vẫn sẽ linh hoạt sử dụng kênh hoạt động thị trường mở để cân bằng giữa áp lực lạm phát, ổn định tỷ giá và mặt bằng lãi suất”, - SSI Research nhận định.
Thảo luận