Mỹ thừa nhận từng tấn công cơ sở năng lượng của các quốc gia khác

MOSKVA (Sputnik) - Ông James Carden, cựu cố vấn Ủy ban Tổng thống song phương Hoa Kỳ-Nga (U.S.-Russia Bilateral Presidential Commission, BPC) tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thừa nhận trong một cuộc đàm luận về tình hình Ukraina rằng Mỹ từng thực hiện tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng hồi xảy ra xung đột ở Nam Tư cũ và Iraq.
Sputnik
Chuyên gia này phát biểu hôm thứ Năm trên kênh thời sự đài truyền hình TRT World của Thổ Nhĩ Kỳ, tham gia buổi mạn đàm còn có ông Dmitry Polyansky, Phó đại diện thường trực thứ nhất của Liên bang Nga tại Liên hợp quốc.
Trong cuộc đàm luận, ông Polyansky đã trích dẫn phát biểu của cựu phát ngôn viên NATO Jamie Shea. Phó đại diện thứ nhất của Nga kể lại rằng vào ngày 25/5/1999 tại một cuộc họp báo ông Shea được hỏi tại sao liên minh lại triệt phá 70% không chỉ hệ thống cấp điện mà còn cả nguồn cung cấp nước của Nam Tư. Ông Polyansky trích dẫn câu trả lời của ông Shea: "Đáng tiếc là các hệ thống chỉ huy và quản lý cũng phụ thuộc vào hệ thống cung cấp điện. Nếu Milosevic thực sự muốn công dân của mình có nước và có điện, thì tất cả những gì ông ta phải làm là chấp nhận các điều khoản của NATO và chúng tôi sẽ dừng chiến dịch này. Khi ông ta chưa làm điều đó thì chúng tôi còn tiếp tục tấn công các mục tiêu cung cấp điện cho quân đội của ông ta".
Bộ Ngoại giao Nga kêu gọi Mỹ khởi tố vụ án Nam Tư và Iraq trước khi tổ chức phiên tòa về Ukraina
"Không phải tôi nói, mà là ngài Shea. Tôi không hiểu tại sao lập trường của các nước NATO lần này lại khác. Họ phải hiểu những tính toán quân sự của chúng tôi", - ông Polyansky nói thêm.
Về phần mình, ông Carden nói rằng Ukraina và các đồng minh của họ không nên ngạc nhiên khi Nga sử dụng mùa đông trong chiến dịch của mình.
"Đây là cách chúng tôi tiến hành chiến dịch chống lại Serbia, như vị khách của các bạn vừa nói, và chiến dịch “Cú sốc và kinh hoàng” chống lại Iraq năm 2003", - ông Carden nói.
Ông bày tỏ hy vọng vào những nỗ lực hướng tới việc giải quyết cuộc xung đột ở Ukraina bằng con đường đàm phán.
Thảo luận