Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Vấn đề mới trong quan hệ Trung-Ấn

© Flickr / eric molinaĐảo trên Biển Đông
Đảo trên Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong quan hệ Trung Quốc -Ấn Độ đã xuất hiện vấn đề mới.

Ấn Độ lo ngại rằng, Trung Quốc có thể tăng gấp mấy lần sự hiện diện của các tàu chiến và máy bay quân sự ở vùng Ấn Độ Dương sau khi tạo ra những hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông. Báo chí Ấn Độ dự báo như vậy có chú ý đến kế hoạch của Trung Quốc mở rộng cải tạo quần đảo Nam Sa, bao gồm cả việc xây dựng đường băng trên đảo Yunshudao.

Một năm trước đây, Trung Quốc đã bắt đầu bồi đắp đất để xây đảo nhân tạo trên các đảo Nam Sa. Hoạt động này đã gây ra phản ứng tiêu cực ở Việt Nam và Philippines, hai nước tuyên bố chủ quyền với khu vực này của biển Đông.
Ấn Độ cũng lo ngại trước việc Trung Quốc sử dụng sức mạnh kinh tế để tăng cường sự hiện diện ở Ấn Độ Dương. Đặc biệt là, ưu tiên chiến lược của Thủ tướng Narendra Modi là đảm bảo vai trò chủ đạo của Ấn độ trên các tuyến hàng hải ở vùng Biển Đông. Trả lời phỏng vấn của đài phát thanh "Sputnik",  nhà chính trị học có uy tín của Ấn Độ ông Vinay Shukla cho biết:

"Các nước láng giềng với Trung Quốc, kể cả Ấn Độ, đều lo ngại về kế hoạch của Bắc Kinh xây dựng những cơ sở mới, kể cả các đảo nhân tạo, ở vùng biển Hoa Nam. Trung Quốc đang tìm cách mở rộng sự hiện diện của mình ở Ấn Độ Dương. Đây là lý do chính gây sự lo ngại của Ấn Độ. Lần đầu tiên vấn đề này đã được thảo luận trong thời gian chuyến thăm Hoa Kỳ của ông Narendra Modi và chuyến thăm Ấn Độ của ông Barack Obama. Lập trường của hai bên giống nhau — cần phải đảm bảo tự do hàng hải và hàng không trong khu vực. Đối với Ấn Độ, điều đó là vô cùng quan trọng. Qua Biển Đông, Ấn Độ nối liền với Việt Nam và các nước bạn bè khác. Thông qua vùng biển này, dầu mỏ của Nga từ Sakhalin được cung cấp cho Ấn Độ. Đây cũng là tuyến hàng hải thuận tiện tới khu vực Thái Bình Dương. Ấn Độ sẽ làm tất cả để đảm bảo lợi ích lâu dài của mình ở khu vực này".

Trong khi đó, Trung Quốc đang tập trung nỗ lực để củng cố vị thế của mình trong khu vực, mặc dù gần đây đã tăng cường cuộc tranh chấp về quyền sở hữu các đảo ở Biển Đông với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan. Trong cuộc phỏng vấn với đài "Sputnik", Giám đốc Trung tâm nghiên cứu vùng Nam Thái Bình Dương tại Viện nghiên cứu quốc tế của CHND Trung Hoa, ông Shen Shishun nhấn mạnh rằng, Trung Quốc không bao giờ hy sinh quyền lợi của mình trong khu vực.
Cuộc đọ sức giữa Ấn Độ và Trung Quốc tranh giành ảnh hưởng ở vùng Ấn Độ Dương sẽ trở nên trầm trọng hơn trong khi hai nước đang gia tăng sức mạnh kinh tế. Theo quan điểm của chuyên viên Tatyana Shaumyan từ Viện Nghiên cứu phương Đông (Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga), hai nước này sẽ thiết lập các quy tắc riêng của mình trong trò chơi, đồng thời không đếm xỉa gì đến phản ứng và lợi ích của Mỹ: "Bản thân ý muốn của Ấn Độ và Trung Quốc thiết lập các quy tắc riêng trong trò chơi ở vùng Ấn Độ Dương cho thấy rằng, họ muốn hạn chế phạm vi ảnh hưởng các nước khác, chủ yếu của Hoa Kỳ. Nhưng, Hoa Kỳ đang có mặt tại đó. Ấn Độ và Trung Quốc phải làm gì để đưa Mỹ ra khỏi khu vực? Tất nhiên, trong lập trường của New Delhi và Bắc Kinh ngày càng thấy được rõ ý muốn để tình hình ở Ấn Độ Dương chủ yếu đáp ứng lợi ích của họ, chứ không phải lợi ích của Mỹ. Có nghĩa là, bất chấp những mâu thuẫn về lợi ích, Ấn Độ và Trung Quốc sẽ không cho phép để trong khu vực Ấn Độ Dương  xuất hiện xung đột bạo lực. Và nếu xảy ra xung đột, thì hai nước này sẽ cố gắng giải quyết nó bằng sức lực của mình".

Ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc và Ấn Độ trong khu vực, kể cả ý định của họ tăng cường kiểm soát vùng Ấn Độ Dương, tạo ra một trở ngại mới trên con đường thực hiện chiến lược "trở lại châu Á" của Mỹ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала