Mỹ-Hàn lo sợ vì Bắc Triều Tiên quyết phát triển hạt nhân răn đe

© AP Photo / Wong Maye-EQuốc kỳ Bắc Triều Tiên
Quốc kỳ Bắc Triều Tiên - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Vào ngày 13 tháng Chín đặc phái viên của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc chuyên trách vấn đề hòa bình và an ninh trên bán đảo Hàn Quốc - Hwan Chung-guk - sẽ lên đường đến Hoa Kỳ để bàn bạc khả năng tái khởi động cuộc đàm phán sáu bên về chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên.

Tâm thế của ông này khi đi Washington đã bộc lộ qua bài phát biểu ngày 10 tháng Chín tại nghị viện Hàn Quốc. "Washington, cũng như Seoul, đang thi hành những nỗ lực khác nhau để nối lại cuộc đàm phán sáu bên", còn "Bắc Triều Tiên khăng khăng từ chối bất kỳ cuộc đối thoại về chương trình hạt nhân của họ", — ông Hwan Chung-guk cho biết.
Nhưng cách giải thích như vậy về tình hình xung quanh cuộc đàm phán sáu bên không được sự tán đồng của chuyên viên Nga Aleksandr Vorontsov lãnh đạo bộ phận nghiên cứu Triều Tiên và Mông Cổ thuộc Viện Phương Đông (Viện Hàn lâm Khoa học LB Nga).

Chuyên viên Aleksandr Vorontsov phân tích như sau: “Thông báo của đặc phái viên Hàn Quốc về chuyến đi sắp tới đến Washington để thảo luận khả năng khôi phục cuộc đàm phán sáu bên chứng tỏ cả Seoul cũng như Washington đều không cho rằng đàm phán sáu bên đã "bị khai tử”, mà thực ra họ coi cuộc đàm phán này như một công cụ hữu ích. Kể từ năm 2009, khi quá trình thương lượng bị cắt đứt, đã xảy ra nhiều sự kiện làm phức tạp tình hình, kể cả trong lĩnh vực hạt nhân. Ví dụ, bây giờ có lẽ không ai nghi ngờ gì về hiện hữu vũ khí hạt nhân ở CHDCND Triều Tiên”.

Các chốt quân sự của Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên - Sputnik Việt Nam
Seoul khiêu khích Bình Nhưỡng để làm gì?
Tuy vậy, ít có hy vọng nối lại đàm phán. Trong những năm gần đây Bình Nhưỡng  đã đưa ra khá nhiều đề xuất về việc nối lại  cuộc đối thoại trong các hình thức khác nhau. Bắc Triều Tiên không chỉ một lần tuyên bố sẵn sàng trở lại đàm phán sáu bên. Tuy nhiên, người Mỹ luôn đòi hỏi để trước hết Bắc Triều Tiên phải cho phép  các thanh tra quốc tế vào lãnh thổ nước này, đóng cửa tất cả các cơ sở hạt nhân, và trên thực tế là đơn phương giải giáp vũ khí. Đương nhiên, Bình Nhưỡng cho rằng những yêu cầu này là không thể chấp nhận.   
Khi những nỗ lực hòa bình toàn gặp phải phản ứng và đòi hỏi cứng rắn, Bình Nhưỡng đi đến kết luận rằng đối thoại với Washington và Seoul là chuyện vô ích, bởi mục tiêu của họ là thay đổi chế độ ở Bắc Triều Tiên. Tháng Giêng năm nay, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tuyên bố, thật đáng tiếc là không thể lật đổ chế độ Bình Nhưỡng bằng con đường quân sự, nhưng nước Mỹ sẽ tăng cường tác động phân hóa chế độ từ bên trong, kể cả nhờ vào các phương tiện truyền thông và Internet. Sau đó, Bình Nhưỡng công bố ngừng mọi cố gắng để đạt đối thoại và quyết đi theo con đường riêng của mình, đồng thời xây dựng kinh tế và chế tạo phương tiện hạt nhân răn đe.

Như vậy, tình hình với việc nối lại cuộc đàm phán sáu bên hoàn toàn không giản đơn. Bây giờ nhiều điều phụ thuộc vào kết quả chuyến đi của ông Hwan Chung-guk đến Washington. Tức là, tùy thuộc vào chuyện người Mỹ và người Hàn Quốc có lựa chọn được lập trường hợp lý hơn chăng để Bình Nhưỡng cũng có thể chấp thuận.

Vậy, tại sao chính lúc này Seoul và Washington lại quan tâm khôi phục  đàm phán sáu bên? Trả lời câu hỏi đó của phóng viên đài "Sputnik", chuyên viên Aleksandr Vorontsov nói rằng, chắc là Hoa Kỳ và Hàn Quốc đang rất lo ngại trước quyết tâm của Bắc Triều Tiên về sở hữu vũ khí hạt nhân.  Những đe dọa không buộc được Bắc Triều Tiên từ bỏ con đường này, mà chỉ khiến Bình Nhưỡng càng phô trương ý chí vươn lên thành cường quốc nguyên tử. Tốt hơn hết là phương Tây cho thấy sự chân thành của họ hướng tới cuộc đối thoại bình đẳng. Và điều chính yếu nhất là cần từ bỏ ý tưởng thay đổi chế độ ở Bình Nhưỡng.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала