Hợp sức chống kẻ thù chung

© Sputnik / Kirill Bragacuộc tập trận chung Nga-Ấn Độ "Indra"
cuộc tập trận chung Nga-Ấn Độ Indra - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong năm 2016 Nga đã tiếp tục phát triển sự hợp tác kỹ thuật quân sự với các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trong nhiều năm qua các đối tác chính của Nga trong khu vực này là Việt Nam, Trung Quốc, và Indonesia.

Thời gian gần đây Philippines cũng bày tỏ ý muốn mở rộng hợp tác quân sự-kỹ thuật với nước Nga. Khác với sự hợp tác với Hoa Kỳ, trong trường hợp này Philippines không phải chịu áp lực lớn về các vấn đề chính sách trong nước.

đại diện thường trực Nga tại NATO Alexander Grushko - Sputnik Việt Nam
Nga sẵn sàng với việc khôi phục liên lạc quân sự với NATO
Chuyên gia của Sputnik, Giáo sư Vladimir Kolotov đặc biệt lưu ý đến các cuộc tập trận hải quân Nga-Trung Quốc tiến hành trong 5 năm liền. Cuộc diễn tập đầu tiên đã được tổ chức vào năm 2012 ở vùng biển Hoàng Hải gần thành phố Thanh Đảo của Trung Quốc, cuộc diễn tập thứ hai — tại vịnh Pyotr Đại đế gần bờ biển Thái Bình Dương của Nga, cuộc tập trận tiếp theo ở vùng Biển Hoa Đông. Trong năm 2015, cuộc tập trận tập đã được tổ chức theo hai giai đoạn: giai đoạn đầu tiên — tại Địa Trung Hải, khi các tàu Trung Quốc ghé thăm cảng Novorossiysk của Nga trên bờ Biển Đen, và giai đoạn thứ hai — tại vịnh Pyotr Đại đế và biển Nhật Bản. Giáo sư Kolotov cho biết:

"Cuộc tập trận Nga-Trung năm 2016 đã gây ra phản ứng lớn nhất. Hoạt động này đã được tổ chức ở vùng Biển Đông, vì thế mà một số phương tiện truyền thông và mạng xã hội ở nhiều quốc gia đã cáo buộc Nga và Trung Quốc thực hiện các bài tập nhằm chống lại những nước thứ ba trong khu vực Đông Nam Á, tiến hành huấn luyện chiến thuật đánh chiếm đảo.

Sau các bài tập trong khu vực giữa tỉnh Quảng Đông và đảo Hải Nam, nơi Trung Quốc không có vấn đề lãnh thổ với bất cứ ai, mọi người đã thấy rõ rằng, trong trường hợp này đã có một chiến dịch bôi nhọ với mục đích leo thang tình hình căng thẳng trong khu vực".

Cuộc diễn tập đã kết thúc thành công, không gây ra bất cứ xung đột, đây là một hoạt động thường kỳ đúng theo kế hoạch. Cũng như cuộc tập trận chung Nga-Ấn Độ "Indra" trong  năm 2016 và cuộc tập trận chung Trung Quốc-Ấn Độ "Tay trong tay".

Binh sĩ Mỹ - Sputnik Việt Nam
Quân đội Mỹ sẽ nhận gì mới để đối đầu với Nga?
Cuộc tập trận chung của Bộ đội biên phòng tỉnh Hưng Yên của Việt Nam và cảnh sát biên giới tỉnh Vân Nam của Trung Quốc cũng đã tiến hành thành công. Mục đích của hoạt động này là củng cố sự tin cậy lẫn nhau và nâng cao hiệu quả trong cuộc đấu tranh chống tội phạm xuyên biên giới. Năm đó cũng đã tiến hành cuộc tập trận hải quân Việt —Mỹ lần thứ 7, trong đó các tàu chiến của Mỹ đã ghé vào căn cứ Cam Ranh. Theo chuyên gia Kolotov, tất cả điều này phản ánh chính sách của Hà Nội đa phương hóa, đa dạng hóa liên hệ kỹ thuật- quân sự, mà hiện nay, ngoài Nga và Trung Quốc, tham gia quan hệ này còn có cả Mỹ, Israel và Ấn Độ. Ví dụ, các phi công quân sự của Ấn Độ đào tạo phi công Việt Nam lái máy bay chiến đấu của Nga. Và trong năm 2017 sẽ tiến hành cuộc tập trận Nga-Việt đầu tiên ở vùng Siberia.

Quân đội cần phải duy trì nghiêm túc chế độ trực sẵn sàng chiến đấu. Chứng tỏ về điều đó là kết quả chiến dịch chống khủng bố IS của Lực lượng Không quân-Vũ trụ Nga ở Syria. Mặc dù có khoảng cách rất xa giữa Syria xa và khu vực Đông Nam Á, nhưng, những kẻ khủng bố Hồi giáo cực đoan đang hoạt động trong khu vực này: từ Bangladesh qua Myanmar, Nam Thái Lan, Indonesia đến tận miền Nam Philippines. Khủng bố Hồi giáo là mối đe dọa chung. Vì vậy, các cuộc diễn tập quân sự của các nước có thái độ đầy trách nhiệm với vai trò của mình trong thế giới hiện đại là một hoạt động đúng hướng, — giáo sư Vladimir Kolotov kết luận.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала