Nếu Trái Đất tiếp tục nóng lên: Văn Miếu cũng có thể chìm trong biển nước

© Ảnh : Công Luật - TTXVNMưa lớn khiến phố Máy Tơ, thành phố Nam Định bị ngập sâu trong nước, các phương tiện di chuyển khó khăn
Mưa lớn khiến phố Máy Tơ, thành phố Nam Định bị ngập sâu trong nước, các phương tiện di chuyển khó khăn - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.10.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, thường xuyên phải chống chịu với nhiều loại thiên tai, nhất là bão, lũ, sạt lở đất, hạn hán và ngập mặn.
Trong suốt 30 năm qua, mỗi năm trung bình thiên tai làm gần 400 người chết và mất tích, thiệt hại về kinh tế khoảng 1-1,5% GDP.

Nhiệt độ càng tăng, bão càng nhiều?

Trong hơn 100 năm qua, phát thải khí nhà kính do các hoạt động của con người đã khiến nhiệt độ không khí tăng 1,2 độ C. Hiện tượng nóng lên toàn cầu đang khiến băng tan, kéo theo mực nước các đại dương dâng cao. Theo nghiên cứu mới nhất của Climate Central, một nhóm nghiên cứu phi lợi nhuận, chỉ ra trong kịch bản kém lạc quan, khi lượng khí thải tiếp tục tăng cao hơn năm 2050, Trái Đất sẽ đạt tới ngưỡng 3 độ C vào năm 2060 - 2070. Các đại dương sẽ tiếp tục dâng lên trong nhiều thập kỷ sau đó.
© PixabaySự nóng lên toàn cầu
Sự nóng lên toàn cầu - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.10.2021
Sự nóng lên toàn cầu
Theo Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC), mực nước biển thế giới đã tăng 15cm trong thế kỷ 20. Hiện nay, mực nước biển đang tăng nhanh gấp đôi - 3,6mm mỗi năm. Đồng thời, điều này cũng gây ra mối đe dọa rất lớn đối với các quốc gia ven biển, trong số đó có Việt Nam. Chia sẻ với Sputnik, PGS.TS Vũ Thanh Ca, Giảng viên cao cấp, khoa Môi trường, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, lưu ý:
“Cần phân biệt biến đổi khí hậu và biến động khí hậu. Biến đổi khí hậu là những thay đổi theo xu thế của khí hậu trong thời gian tương đối dài, còn biến động khí hậu là những thay đổi của khí hậu từ năm này qua năm khác. Biến động khí hậu có thể được thể hiện bằng những sự biến động của nhiệt độ mùa đông, mùa hè, cường độ mưa, số lượng và cường độ các cơn bão, thời gian bão”.
Người biểu tình với băng-rôn khẩu hiệu ở London - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.08.2021
Việt Nam phản ứng như thế nào trước báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu?
Ngay từ đầu tháng 10/2021, hai cơn bão số 7 và số 8 với cường độ mạnh đổ bộ vào miền Bắc Trung Bộ và Trung Bộ Việt Nam, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân vốn đã chịu nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19. Trả lời phỏng vấn của Sputnik, PGS.TS Vũ Thanh Ca, Giảng viên cao cấp, khoa Môi trường, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, cho biết:

“Các kết quả nghiên cứu trên thế giới cho thấy biến đổi khí hậu có thể làm thay đổi cả về số lượng các cơn bão, cường độ các cơn bão cũng như thời gian xuất hiện bão. Cụ thể, tại khu vực Bắc Bán Cầu thuộc Thái Bình Dương, biến đổi khí hậu có xu thế làm số lượng chung của các cơn bão giảm đi, trong khi số lượng các cơn bão mạnh lại tăng lên và thời gian xuất hiện các cơn bão cũng thay đổi. Trước đây, rất ít cơn bão xuất hiện sau mùa bão, từ tháng 7 đến tháng 9. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, có xu thế nhiều cơn bão xuất hiện vào dịp cuối năm, sau mùa bão”.

Bão liên tiếp tại Việt Nam do đâu?

© Ảnh : TTXVN - Phạm Khánh LyCơn bão số 8 (Kompasu)
Cơn bão số 8 (Kompasu) - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.10.2021
Cơn bão số 8 (Kompasu)
Bão số 7 vừa dứt, cơn bão số 8 mang tên Kompasu đã kịp đổ vào các tỉnh Bắc Trung Bộ và Trung Bộ Việt Nam. Người dân Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình đang gồng mình chống bão trong bối cảnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Về nguyên nhân gây ra các cơn bão liên tục trong thời gian gần đây tại Việt Nam, PGS.TS Vũ Thanh Ca, Giảng viên cao cấp, khoa Môi trường, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết:
“Như vậy, các cơn bão xuất hiện liên tục vào tháng 10/2021 có thể là có nguyên nhân cả của biến động khí hậu và biến đổi khí hậu. Tôi cho rằng những bất thường về thời tiết gây ra do biến đổi khí hậu sẽ xảy ra thường xuyên hơn. Loài người, đặc biệt là các nước phát triển, đã xả thải khí nhà kính vào khí quyển hàng trăm năm nay. Cho dù phải hành động để giảm thiểu phát thải khí nhà kính ngay bây giờ, tác động của biến đổi khí hậu vẫn sẽ kéo dài hàng trăm năm nữa".
© Ảnh : Công Luật - TTXVNCác phương tiện lưu thông qua chân cầu Đò Quan gặp khó khăn do nước ngập sâu
Các phương tiện lưu thông qua chân cầu Đò Quan gặp khó khăn do nước ngập sâu - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.10.2021
Các phương tiện lưu thông qua chân cầu Đò Quan gặp khó khăn do nước ngập sâu
Cũng theo PGS.TS Vũ Thanh Ca, để giảm thiểu thiệt hại, chúng ta cần phải chuẩn bị tốt, xây dựng và tổ chức thực hiện các giải pháp ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu.
“Đặc biệt, chúng ta cần thực hiện các giải pháp thuộc dạng “không hối tiếc”, tức là những giải pháp có lợi và cần phải làm ngay cả khi biến đổi khí hậu không xảy ra. Ví dụ của các giải pháp này là đánh giá rủi ro ngập lụt, trượt lở đất tại miền Trung và di dời dân ra khỏi các khu vực có nguy cơ cao về lũ lụt, sạt lở đất; xây dựng và tổ chức thực hiện các kịch bản sơ tán dân tránh lũ, các cơ sở tránh lũ cộng đồng; và hỗ trợ xây nhà tránh lũ cho người dân” - PGS. TS Vũ Thanh Ca nhấn mạnh.

Việt Nam làm gì để phòng, chống thiên tai do biến đổi khí hậu?

Đánh giá về công tác phòng, chống bão lũ của Việt Nam trong thời gian gần đây, PGS.TS Vũ Thanh Ca, Giảng viên cao cấp, khoa Môi trường, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, cho biết:
“Hiện nay, Việt Nam đã xây dựng bản đồ nguy cơ lũ lụt và bản đồ nguy cơ sạt lở cho các khu vực ở miền Trung. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu phòng tránh thiên tai, một số khu vực sẽ có thể yêu cầu xây dựng các bản đồ có tỷ lệ lớn hơn”.
Mới đây, phát biểu tại buổi lễ hưởng ứng Ngày quốc tế Giảm nhẹ rủi ro thiên tai và Ngày ASEAN quản lý thiên tai (13/10), Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh, Chính phủ Việt Nam khẳng định luôn coi phòng, chống thiên tai là nhiệm vụ hàng đầu, thường xuyên, liên tục của cả hệ thống chính trị nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe, đời sống và tài sản của nhân dân.
Biến đổi khí hậu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.09.2021
Cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu đang rất cần tiền
Hợp tác để cùng nhau vượt qua thách thức là cách mà Việt Nam lựa chọn để đối phó với biến đổi khí hậu. Việt Nam đã chủ động, tích cực tham gia vào các tổ chức, diễn đàn quốc tế liên quan đến phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, như: Tham gia Khung hành động SENDAI toàn cầu về quản lý rủi ro thiên tai, Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu toàn cầu, ký kết Nghị định thư Kyoto của Công ước khung Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu và tham gia các cam kết trong khuôn khổ Nhóm công tác ứng phó khẩn cấp của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC). Trong khu vực, Việt Nam được đánh giá là thành viên tích cực, có vai trò chủ động, đóng góp hiệu quả vào những nỗ lực chung của ASEAN trong phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
© Ảnh : TTVXN - Bùi Lâm KhánhOman viện trợ nhân dân miền Trung bị ảnh hưởng bởi lũ lụt
Oman viện trợ nhân dân miền Trung bị ảnh hưởng bởi lũ lụt - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.10.2021
Oman viện trợ nhân dân miền Trung bị ảnh hưởng bởi lũ lụt
Trong khi biến đổi khí hậu, nước biển dâng đã và đang tác động nhanh và mạnh hơn so với dự báo. Đặc biệt, dịch bệnh COVID-19 đặt ra yêu cầu phải ứng phó hiệu quả với rủi ro khi thiên tai và dịch COVID-19 cùng xảy ra. Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nêu rõ:
“Phải có tầm nhìn mới, định hướng chiến lược, triển khai các giải pháp toàn diện, căn cơ, đồng bộ, huy động các nguồn lực và sự tham gia của toàn xã hội, trong đó có các quốc gia, đối tác và bạn bè quốc tế để công tác phòng, chống thiên tai trong thời gian tới đạt hiệu quả cao nhất".
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала