Chính thức: Đại tá Tào Đức Thắng lên nắm Viettel, Thiếu tướng Lê Đăng Dũng về hưu

© Ảnh : Quốc Dũng - TTXVNĐại tá Tào Đức Thắng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel phát biểu tại chương trình
Đại tá Tào Đức Thắng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel phát biểu tại chương trình - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.02.2022
Đăng ký
Thiếu tướng Lê Đăng Dũng nghỉ hưu theo chế độ. Đại tá Tào Đức Thắng chính thức trở thành người thứ 8 nắm vị trí cao nhất của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel.
Tại lễ bàn giao chức danh Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel, Đại tá Tào Đức Thắng cam kết luôn giữ tinh thần tiên phong, vị thế số 1 Việt Nam, tiếp tục hiện thực hóa khát vọng của các thế hệ lãnh đạo trước, mở ra hướng phát triển mới cho Viettel.

Bàn giao chức danh lãnh đạo Viettel

Ngày 8/2/2022, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel đã tổ chức lễ bàn giao chức danh Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn.
Đại diện tập đoàn Viettel và thành phố Đà Nẵng tiến hành nghi thức khai trương, đưa vào thử nghiệm dịch vụ mạng 5G - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.02.2022
Viettel được định giá gần 9 tỷ USD, vượt cả Qualcomm, Lenovo, Nestlé
Dưới sự chứng kiến của Thượng tướng Vũ Hải Sản, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel đã tiến hành bàn giao chức danh lãnh đạo cao nhất Tập đoàn – Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Viettel.
Dự buổi lễ còn có Thượng tướng Đỗ Căn, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Trung tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó tổng Tham mưu trưởng.
Theo đó, Đại tá Tào Đức Thắng chính thức thay Thiếu tướng Lê Đăng Dũng tiếp nhận chức danh Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Viettel.
© Ảnh : Duy Thanh / Đại học Bách khoa Hà NộiThiếu tướng Lê Đăng Dũng
Thiếu tướng Lê Đăng Dũng - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.02.2022
Thiếu tướng Lê Đăng Dũng
Lễ bàn giao chức danh cũng đánh dấu việc Thiếu tướng Lê Đăng Dũng về nghỉ hưu theo chế độ.
Thực tế, như Sputnik đã thông tin, Đại tá Tào Đức Thắng đã chính thức điều hành hoạt động của Viettel thay cho Thiếu tướng Lê Đăng Dũng từ ngày 1/1/2022 theo quyết định số 2200/QĐ-TTg ngày 25/12/2021 của Chính phủ.
Cũng trong ngày 25/12, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh cũng ký Quyết định 2199/QĐ-TTg về việc đồng chí Thiếu tướng Lê Đăng Dũng, Quyền Chủ tịch kiêm Quyền Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel sẽ chính thức nghỉ hưu theo chế độ từ 1/1/2022.

Đại tá Tào Đức Thắng thuộc thế hệ lãnh đạo thứ ba của Viettel

Như vậy, Đại tá Tào Đức Thắng trở thành người thứ 8 giữ vị trí cao nhất của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel kể từ khi thành lập (1989).
Qua 33 năm hình thành và phát triển, Viettel đã có 4 giai đoạn phát triển và 3 thế hệ lãnh đạo.
Theo đó, thế hệ lãnh đạo đầu tiên của Viettel (1.0) là đội ngũ cán bộ kỹ thuật nòng cốt của Binh chủng Thông tin liên lạc đã tìm ra con đường để những người lính thông tin có thể góp phần xây dựng đất nước đồng thời định vị phương hướng phát triển cho Viettel ngày nay.
Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.02.2022
Doanh thu Samsung tương đương 20% GDP Việt Nam, PVN lãi vượt Viettel
Họ đã xây dựng thành công đường trục cáp quang Bắc - Nam đầu tiên dành riêng cho quân sự, áp dụng công nghệ ghép bước sóng thu phát trên một sợi quang có độ dài nhất thế giới (hơn 2.300Km)
Thế hệ đầu tiên cũng đã xây dựng thành công các công trình cột cao nhất Việt Nam (125m) cho Đài truyền hình Tuyên Quang, Đài truyền hình Việt Nam.
Thế hệ lãnh đạo thứ hai của Viettel (2.0) làm việc và trưởng thành cùng nhau từ khi Viettel kinh doanh dịch vụ viễn thông.
Đáng chú ý, thế hệ lãnh đạo này đã phổ cập dịch vụ viễn thông ở Việt Nam và nhiều quốc gia đang phát triển trên thế giới, mở rộng không gian phát triển của Viettel sang các ngành công nghiệp an ninh mạng, công nghiệp sản xuất điện tử viễn thông, công nghiệp quốc phòng công nghệ cao.
Đây cũng là thế hệ đưa Việt Nam song hành cùng với tốc độ phát triển công nghệ của thế giới, tiên phong, chủ lực kiến tạo xã hội số ở Việt Nam.
Tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard 3.9 - 016 Quang Trung của Hải quân Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.01.2022
Lý do Viettel đẩy mạnh nghiên cứu công nghệ cao cho Hải quân Việt Nam là gì?
Đại tá Tào Đức Thắng thuộc thế hệ lãnh đạo thứ ba (3.0). Đó là những người có nhiệm vụ dẫn dắt Viettel trong bối cảnh là tập đoàn công nghiệp, công nghệ, viễn thông lớn nhất Việt Nam (vị trí số 1 Việt Nam) là nòng cốt của lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, với gần 50.000 cán bộ, nhân viên.
Đây cũng là thế hệ đẩy mạnh đầu tư và kinh doanh ở 10 quốc gia thuộc 3 châu lục, đóng góp cho Nhà nước hàng chục ngàn tỷ đồng mỗi năm. Đồng thời, thế hệ thứ ba còn mang sứ mạnh đưa thương hiệu viễn thông Viettel lên nắm giữ giá trị lớn nhất Đông Nam Á và đứng thứ 10 ở châu Á hiện nay.

Để Viettel tiếp tục vị thế số 1 Việt Nam

Phát biểu tại lễ bàn giao Đại tá Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội có nhiều chia sẻ sâu sắc.
“Trọng trách hôm nay tôi nhận là nhiệm vụ rất nặng nề nhưng cũng rất vinh quang”, Đại tá Tào Đức Thắng nói.
Đại tá Tào Đức Thắng cam kết luôn giữ vững tinh thần tiên phong, dẫn dắt, vị thế số 1 Việt Nam của Viettel, tiếp tục hiện thực hóa khát vọng của các thế hệ đi trước, đồng thời mở ra hướng phát triển mới cho Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội.
Theo quyết tâm của tân Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn và thế hệ lãnh đạo hiện nay, Viettel sẽ thực sự là một Tập đoàn viễn thông, công nghiệp, công nghệ ở quy mô toàn cầu.
Logo Viettel tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.01.2022
Viettel được USPTO Mỹ cấp thêm 2 bằng sáng chế công nghệ độc quyền
Viettel sẽ là hạt nhân của nền công nghiệp quốc phòng, hình thành cho được ngành nghiên cứu sản xuất công nghệ cao ở Việt Nam.
Đặc biệt, Viettel sẽ kiến thiết xã hội số ở Việt Nam với 4 trọng tâm chính. Trong đó bao gồm Chính phủ số để người dân được phục vụ tốt hơn. Kinh tế số để người dân giàu có hơn. Xã hội số để người dân hạnh phúc hơn. An ninh mạng để người dân sống và làm việc an toàn hơn.
Ngoài ra, Tập đoàn sẽ tiếp tục tiên phong, dẫn dắt trải nghiệm người dùng trong các xu hướng công nghệ mới của tương lai.
“Tôi xin hứa đem hết sức mình cùng với các đồng chí, đồng đội ở Viettel làm mọi điều có thể vì sự phát triển của Viettel; qua đó, đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam, mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn ở bất kỳ đâu mà Viettel có mặt”, Đại tá Tào Đức Thắng cam kết.

Đại tá Tào Đức Thắng là ai?

Đại tá Tào Đức Thắng, sinh 15/7/1973 quê Hoằng Hóa, Thanh Hóa. Chủ tịch Viettel có trình độ Thạc sĩ Điện tử viễn thông.
Năm 1995, sau khi tốt nghiệp Đại học Bách Khoa, ông Thắng về công tác tại Công ty Điện thoại thuộc Bưu điện Hà Nội.
Trước khi đến với Viettel, ông Tào Đức Thắng từng là chuyên viên phòng Quản lý kỹ thuật, Công ty Điện thoại Hà Nội (từ tháng 10/1995 đến hết năm 1995), chuyên viên phòng Quản lý viễn thông, Bưu điện Hà Nội (từ tháng 1/1998 đến hết tháng 7/2005).
Ông Tào Đức Thắng bắt đầu làm việc tại Viettel từ tháng 8/2005. Tại thời điểm này, ông Thắng phụ trách cùng đội chuyên gia nước ngoài thực hiện tối ưu mạng lưới. Tiếp đó, ông được cử làm Phó Giám đốc phụ trách trung tâm điều hành kỹ thuật của Công ty Viettel Telecom thuộc Tổng công ty Viễn thông Viettel đến tháng 9/2007, đến tháng 8/2008 thì đảm nhiệm chức Giám đốc trung tâm.
Thiếu tướng Lê Đăng Dũng – Quyền Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.12.2021
Viettel - Tiên phong, chủ lực, ghi tên Việt Nam lên bản đồ công nghệ số thế giới
Nhờ các thành công mang tính nền tảng, ông Tào Đức Thắng trở thành Phó Giám đốc Tổng công ty Viễn thông Viettel (từ tháng 8/2008 đến tháng 3/2010), Giám đốc Tổng công ty mạng lưới Viettel (từ tháng 4/2010 đến tháng 7/2013).
Kể từ tháng 5/2014 đến tháng 6/2015 ông Tào Đức Thắng là Tổng giám đốc Viettel Global (Tổng Công ty CP Đầu tư Quốc tế Viettel được thành lập từ tháng 10/2007).
Trên cương vị Tổng giám đốc Tổng công ty Viettel Global, ông Tào Đức Thắng đã góp phần không nhỏ trong việc mở rộng thị trường viễn thông của Tập đoàn Viettel tại 10 quốc gia thuộc 3 châu lục (châu Á, châu Mỹ và châu Phi) với vùng phủ tới 175 triệu dân.
Như Sputnik đã thông tin, Viettel là thương hiệu Việt Nam duy nhất lọt top 500 thế giới theo báo cáo mới nhất của Brand Finance.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội của Việt Nam được định giá gần 9 tỷ USD, là thương hiệu có giá trị cao nhất Việt Nam, thứ 2 ASEAN và xếp 227 thế giới, với giá trị tăng đến 44%, vượt 99 bậc trên bảng xếp hạng 500 thương hiệu toàn cầu mới nhất mà Brand Finance công bố năm 2022 này.
Thiếu tướng Lê Đăng Dũng - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.01.2022
Nguyên CEO Viettel Lê Đăng Dũng lọt top CEO hàng đầu thế giới về thương hiệu
Trong báo cáo của Brand Finance, Viettel là thương hiệu duy nhất của Việt Nam lọt vào danh sách này, đồng thời là thương hiệu viễn thông giá trị nhất Đông Nam Á. Trong số thương hiệu viễn thông hàng đầu thế giới, Viettel đứng thứ 18, vượt qua cả Qualcomm (Mỹ), Spotify (Thụy Điển), Lenovo (Trung Quốc.
Đặc biệt, Thiếu tướng Lê Đăng Dũng, nguyên Quyền chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel góp mặt trong top 150 lãnh đạo hàng đầu thế giới về thương hiệu của Brand Finance.
“Ông chú Viettel” Lê Đăng Dũng xếp thứ 130 trong danh sách Brand Guardianship Index 2022 – những CEO bảo vệ thương hiệu tốt nhất thế giới.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала