Giữa căng thẳng sau chuyến thăm của Pelosi, liệu Trung Quốc có xâm chiếm Đài Loan?

© AFP 2023 / Hector RetamalDu khách xem trực thăng quân sự Trung Quốc bay qua đảo Pingtan trước cuộc tập trận ngoài khơi Đài Loan
Du khách xem trực thăng quân sự Trung Quốc bay qua đảo Pingtan trước cuộc tập trận ngoài khơi Đài Loan - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.08.2022
Đăng ký
Chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đã khiến cả thế giới theo dõi phản ứng của Trung Quốc cũng như các biện pháp trả đũa mà nước này có thể sử dụng nếu Bắc Kinh coi đây là một hành động khiêu khích.
Chính phủ Trung Quốc đã phản ứng nhanh chóng, tuyên bố ngừng nhập khẩu các loại trái cây thuộc họ cam chanh, cũng như cá hố, cá sòng đông lạnh từ Đài Loan, đồng thời cấm xuất khẩu cát tự nhiên sang hòn đảo.
Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, bà Marisela Connelly, chuyên gia nghiên cứu châu Á và Bắc Phi tại đại học Colegio de Mexico (COLMEX), lưu ý, Trung Quốc ngày càng nhận thức rõ hơn về việc Hoa Kỳ đang cố gắng thay đổi các quy tắc đã được thiết lập cách đây 4 thập kỷ mà không hiểu điều này dẫn tới hậu quả nào sau đây.

“Trung Quốc nhận thức được rằng, Đài Loan mỗi lúc một xa dần, rằng “những năm tháng đã phải trả giá” và hòn đảo này không tự coi mình là một phần của đại lục, rằng, các thế hệ đến Đài Loan vào năm 1949 đã rời đi, và các thế hệ mới không có liên hệ chặt chẽ như vậy với Trung Quốc. Trong thời gian Quốc dân đảng cầm quyền ở Đài Loan từ năm 2008 đến năm 2016, sự hội nhập kinh tế giữa hòn đảo và Trung Quốc đại lục đã là rất lớn. Với sự hội nhập lớn như vậy, hai bên vẫn rất gắn bó với nhau bất chấp mọi nỗ lực của nhà lãnh đạo Đài Loan Tsai Ing-wen (Thái Anh Văn) nhằm đưa hòn đảo xa cách Trung Quốc đại lục”, - chuyên gia Marisela Connelly nói.

Tên lửa đạn đạo DF-41 tại cuộc diễu binh ở Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.08.2022
Trung Quốc bắn vài tên lửa đạn đạo ở vùng biển ngoài khơi Đài Loan

Mỹ và Trung Quốc có thể cắt đứt quan hệ ngoại giao?

Theo chuyên gia, Mỹ và Trung Quốc sẽ duy trì quan hệ ngoại giao bất chấp các hành động khiêu khích, bởi vì điều đó có lợi cho cả hai nước. Tuy nhiên, mối quan hệ song phương có thể trở nên tồi tệ hơn bởi vì cả hai nước đang tranh giành vị trí lãnh đạo thế giới trong bối cảnh phân cực chính trị toàn cầu:

“Trung Quốc cho rằng, Mỹ là một quốc gia bị suy yếu, mà nguyên nhân chính là các vấn đề chính trị nội bộ, sự chia rẽ lớn trong nội bộ Mỹ, xã hội phân cực, thiếu lãnh đạo ở cấp quốc tế, bởi vì chính quyền Biden không có la bàn định hướng, họ đang gửi nhiều tín hiệu khó hiểu. Trung Quốc tin rằng, sẽ đến lúc nước này trở thành nhà lãnh đạo thế giới và đặt ra luật chơi mới", - chuyên gia Marisela Connelly nhận xét.

Nói về cuộc tập trận của Trung Quốc quanh Đài Loan, chuyên gia lưu ý rằng, bằng cách này Trung Quốc phô trương sức mạnh quân sự của mình, cho thấy kết quả của việc cải cách quân đội, cách họ sử dụng công nghệ để cải thiện khả năng của quân đội. Bằng cách này họ muốn nói: "chúng tôi gần như đã sẵn sàng để sáp nhập hòn đảo".

Trung Quốc không dám đụng độ với Mỹ

Chuyên gia về các vấn đề châu Á tin chắc rằng, Trung Quốc sẽ không dám có hành động quân sự trong ngắn hạn do việc Chủ tịch Tập Cận Bình muốn kéo dài nhiệm kỳ. Tuy nhiên, theo bà Marisela Connelly, trong trung hạn có nguy cơ rất cao ông Tập sẽ cố gắng làm như vậy, bởi vì "ông nhận ra rằng, đại lục đang di chuyển ngày càng xa khỏi hòn đảo".
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала