Lúa nhập lậu tuồn qua biên giới Campuchia vào Việt Nam

© Ảnh : Julian Andres Carmona Serrato on UnsplashLúa nhập lậu tuồn qua biên giới Campuchia vào Việt Nam
Lúa nhập lậu tuồn qua biên giới Campuchia vào Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.08.2022
Đăng ký
Việt Nam đã phát hiện và bắt quả tang nhiều vụ vận chuyển tuồn lúa nhập lậu bên kia biên giới Tây Nam từ Campuchia về Việt Nam qua đường tiểu ngạch.
Theo Công an tỉnh An Giang, Tổ Liên ngành chống buôn lậu tỉnh An Giang vừa phối hợp cùng Công an xã Lạc Quới, huyện Tri Tôn và Đồn biên phòng Lạc Quới bắt quả tang vụ vận chuyển trên 70 tấn lúa nhập lậu từ Campuchia về Việt Nam.

An Giang: Bắt quả tang 70 tấn lúa nhập lậu từ Campuchia về Việt Nam

Thông tin từ Công an tỉnh An Giang cho biết, lực lượng chức năng địa phương vừa phát hiện và triệt phá vụ nhập lậu 70 tấn lúa từ Campuchia về Việt Nam.
Theo đó, vào khoảng 12 giờ 30 phút, ngày 24/8/2022, Tổ công tác Liên ngành chống buôn lậu tỉnh chủ trì phối hợp với Công an xã Lạc Quới và Đồn biên phòng Lạc Quới, bắt quả tang Trần Minh Gian (sinh năm 1989, trú tại xã An Nông, huyện Tịnh Biên, An Giang) đang điều khiển xe cải tiến tự chế vận chuyển lúa từ hướng biên giới Campuchia về.
Gian khai số lúa này được tập kết tại khu vực vành đai biên giới thuộc tổ 6, ấp Vĩnh Quới, xã Lạc Quới, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Công an tỉnh An Giang cho biết, lực lượng chức năng đã phát hiện một nhóm công nhân đang vác các bao lúa xuống phương tiện thuỷ (ghe sắt) neo đậu trên kênh Vĩnh Tế.
Phát hiện dấu hiệu khả nghi, qua kiểm tra, Tổ công tác tìm thấy tại điểm tập kết và trên ghe sắt có 1.138 bao tải bên trong chứa trên 70.800 kg lúa, trị giá trên 383 triệu đồng.
Khai nhận khi làm việc với Tổ công tác, đối tượng Trần Minh Gian cho hay số lúa trên của bà Lê Thị Hạnh (sinh năm 1967, trú tại ấp Vĩnh Hoà, xã Lạc Quới, huyện Tri Tôn, An Giang).
Một nông dân thu hoạch lúa trên cánh đồng lúa ở Hà Nội, Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.07.2022
Là nước xuất khẩu gạo hàng đầu, vì sao Việt Nam vẫn nhập hàng triệu tấn lúa từ Campuchia?
Công an tiếp tục làm việc với bà Hạnh thì người phụ nữ này thừa nhận mua số lúa trên của một người Campuchia rồi thuê Trần Minh Gian vận chuyển về Việt Nam. Đang đưa lúa về thì bị lực lượng chức năng kiểm tra bắt quả tang như trên.
Công an tỉnh An Giang nêu rõ, tại thời điểm kiểm tra, bà Hạnh không xuất trình được hồ sơ nhập khẩu liên quan đến số lúa tới 70 tấn này.
Nhận thấy vụ việc có dấu hiệu tội phạm buôn lậu, Tổ công tác Liên ngành chống buôn lậu tỉnh chủ trì phối hợp với Công an xã Lạc Quới và Đồn biên phòng Lạc Quới đã bàn giao vụ việc cho Công an huyện Tri Tôn lập biên bản tạm giữ phương tiện cùng tang vật để tiếp tục điều tra làm rõ, xử lý theo thẩm quyền.

Từ đầu nậu là người Việt Nam đến thương lái Campuchia

Thực tế, cũng như đường, gạo… tình trạng nhập khẩu lúa từ Campuchia về Việt Nam rồi xay xát thành gạo diễn ra phổ biến, kéo dài nhiều năm qua dù cơ quan chức năng đã nỗ lực ngăn chặn các hành vi buôn lậu tương tự.
Thậm chí, nhiều thương lái vẫn bày bán gạo Campuchia khá công khai tại chợ thị xã biên giới Hà Tiên (với quảng cáo là “gạo rẫy”). Đặc biệt, giá sản phẩm bị đẩy lên tương đối cao.
Điều đáng nói là loại gạo nhập về từ Campuchia và được gắn mác “gạo rẫy” này được nhiều người chọn mua ăn vì cho rằng đây là loại gạo "sạch", nấu ngon cơm, an toàn. Theo thông tin trên VnEconomy đăng tải, trước đây, một số đầu nậu người Việt đứng ra tổ chức thu gom gạo Campuchia rồi đưa đi tiêu thụ, nhưng hiện tại, việc này được bàn giao lại cho thương lái người Campuchia.
Bên cạnh đó, từ nhiều năm nay, lúa gạo Campuchia đã có mặt tại nhiều địa phương từ các tỉnh miền Tây tới vùng Nam Trung Bộ - ở khắp Đồng bằng sông Cửu Long - vựa lúa, vựa lương thực lớn nhất Việt Nam với lượng tiêu thụ hàng nghìn tấn/tháng.

Cần truy xuất nguồn gốc rõ ràng

Từ năm 2016, báo chí và cơ quan chức năng đã phản ánh về tình trạng gạo lậu ồ ạt tràn qua biên giới, đặc biệt là tình hình đáng lo ngại như việc ngay cả doang nghiệp chuyên kinh doanh gạo có quy mô lớn nhất tại các tỉnh thành ĐBSCL chỉ bán gạo Campuchia thay vì gạo trong nước. Nhiều thương lái còn cho biết, gạo Campuchia thơm, mềm dẻo, ngon cơm hơn gạo Việt Nam nên người dân càng tin và đổ xô mua.
Nhiều chuyên gia lên tiếng cảnh báo, nguồn lúa, gạo Campuchia nhập vào Việt Nam cần phải được truy xuất nguồn gốc rõ ràng, minh bạch, tránh tình trạng đấu trộn vào nhau để xuất khẩu, gây ảnh hưởng đến chất lượng, hình ảnh và uy tín gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.
Chẳng hạn như chuyên gia Võ Tòng Xuân từng khuyến nghị, hiện các thị trường đều siết chặt về chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ.
“Thậm chí như Trung Quốc, họ cũng đã làm chặt khâu xuất xứ, vì vậy các nhà xuất khẩu gạo nước ta cần phải trung thực, làm tốt để giữ uy tín, thương hiệu gạo Việt Nam”, chuyên gia lúa gạo Võ Tòng Xuân nêu rõ.
Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu lúa gạo nhìn nhận vấn đề này ở nhiều góc độ, theo đó, họ cho rằng, việc Việt Nam nhập lúa từ Campuchia là bình thường, nhiều nước cũng mua bán qua lại như vậy nhằm đảm bảo an ninh lương thực, đa dạng thị trường và giúp ổn định thị trường nội địa, tuy nhiên, hành vi nhập lậu là không thể chấp nhận được.
Nông dân trên ruộng lúa, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.11.2021
Lúa gạo Việt Nam có phải là mối đe dọa đối với khí hậu toàn cầu?
Nhiều chuyên gia kinh tế lưu ý rằng, để tránh việc trộn lẫn các loại lúa gạo hoặc nhập khẩu tiểu ngạch lúa gạo hay nông sản từ Campuchia vào Việt Nam, cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra mặt hàng này từ Campuchia cũng như từ các nước khác thông qua Campuchia nhập vào Việt Nam, nhất là qua đường tiểu ngạch.
Như vậy, vừa ngăn chặn được các hành vi buôn lậu, nhập lậu lúa gạo từ bên kia biên giới vừa bảo đảm nguyên tắc xuất xứ cũng như giữ vững thương hiệu nông sản Việt Nam.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала