Việt Nam là thành viên có trách nhiệm, uy tín của UNESCO

© Sputnik / Vladimir Astapkovich / Chuyển đến kho ảnhVịnh Hạ Long ở Việt Nam
Vịnh Hạ Long ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.09.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Ngày 6/9, lễ kỷ niệm 50 năm Công ước Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (Công ước 1972) diễn ra tại Ninh Bình với chủ đề "Di sản thế giới vì tự cường và phát triển bền vững".
Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam cho hay Công ước 1972 là công ước quốc tế đầu tiên và duy nhất gắn khái niệm bảo vệ thiên nhiên với bảo tồn di sản văn hóa, mang đến một cách tiếp cận mới với những cơ sở pháp lý cần thiết, đảm bảo mối quan hệ cân bằng, hài hòa giữa con người với thiên nhiên.
Trong 50 năm qua, công ước đã và đang ngày càng phát triển, hoàn thiện và chứng tỏ là một trong những Công ước quốc tế có dấu ấn và tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất trong lĩnh vực bảo tồn các di sản văn hoá và thiên nhiên có giá trị toàn cầu, đúng như tinh thần mà UNESCO xác định là “những gì chúng ta kế thừa từ quá khứ, những gì đang hiện hữu trong đời sống của chúng ta và là những gì chúng ta truyền lại cho thế hệ mai sau.”
Cao nguyên Putorana - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.08.2022
Multimedia
Di sản thế giới được UNESCO công nhận qua con mắt của phóng viên Sputnik
Trong bài phát biểu dài 8 phút tại lễ kỷ niệm, bà Audray Azoulay đã lược qua hành trình Việt Nam gia nhập Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) từ năm 1976.
Năm 1987 tham gia Công ước về bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Tới nay, Việt Nam có 8 di sản thế giới, gồm: Cố đô Huế, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, thành Nhà Hồ, hoàng thành Thăng Long, Phong Nha - Kẻ Bàng, vịnh Hạ Long và Tràng An. Ngoài ra, Việt Nam có 11 khu dự trữ sinh quyển được UNESCO công nhận.
Bà Audrey Azoulay nhận xét Tràng An là sự kết hợp thành công giữa phát triển kinh tế và du lịch bền vững mà vẫn có thể tôn trọng thiên nhiên. Đây chính là lý do vì sao UNESCO chọn Tràng An, cùng với ba di sản khác trên thế giới để thí điểm dự án về du lịch bền vững nhằm tăng cường lợi ích cho cộng đồng ở địa phương.
"Bảo tồn di sản không phải là chuyện xa xỉ. Đó là sự kết nối giữa quá khứ và tương lai. Chúng ta phải đặt văn hóa và di sản đúng tầm quan trọng mà chúng đáng có; phải coi các chính sách văn hóa là đòn bẩy mạnh mẽ cho hành động của quốc gia, như ví dụ ở Việt Nam", bà Audray Azoulay nói.
Lễ đón nhận Bằng ghi danh Thực hành Then là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai mạc Lễ hội Thành Tuyên năm 2022 - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.09.2022
Việt Nam có thêm di sản phi vật thể được UNESCO công nhận
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đánh giá các di sản thế giới tại Việt Nam đóng góp hiệu quả, tích cực vào phát triển bền vững kinh tế, xã hội, tạo công ăn việc làm tại địa phương, cộng đồng, góp phần phát triển du lịch, thương mại, đầu tư, quảng bá hình ảnh quốc gia, văn hóa, lịch sử, truyền thống của Việt Nam đối với bạn bè quốc tế.
“Trong khuôn khổ cơ chế UNESCO nói chung và Công ước Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới nói riêng, Việt Nam là thành viên có trách nhiệm, uy tín, luôn hoàn thành tốt, chất lượng các nghĩa vụ thành viên, được cộng đồng quốc tế công nhận, đánh giá cao,” ông Hùng nói.
Tới nay, Việt Nam đã 5 lần đảm nhiệm vai trò thành viên Hội đồng Chấp hành UNESCO và là một trong 21 thành viên Ủy ban Di sản thế giới nhiệm kỳ 2013-2017, đang ứng cử làm thành viên Ủy ban Di sản thế giới nhiệm kỳ 2023-2027.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала