Việt Nam lọt top thị trường logistics mới nổi trên thế giới, thế mạnh FDI dần lộ diện

© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Vũ Thành ĐạtTân Cảng Sài Gòn-cảng hiện đại và lớn nhất Việt Nam với thị phần container xuất nhập khẩu chiếm trên 90% khu vực phía Nam và hơn 60% thị phần cả nước
Tân Cảng Sài Gòn-cảng hiện đại và lớn nhất Việt Nam với thị phần container xuất nhập khẩu chiếm trên 90% khu vực phía Nam và hơn 60% thị phần cả nước - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.09.2022
Đăng ký
Việt Nam vào top 11 thị trường logistics mới nổi trên thế giới và thứ 4 ở khu vực Đông Nam Á theo bảng xếp hạng thị trường logistics mới nổi hấp dẫn nhất toàn cầu của nhà cung cấp dịch vụ vận tải và hậu cần kho vận Agility.
Theo Agility, xét theo yếu tố cơ hội logistics quốc tế, Việt Nam xếp hạng 4 thế giới và được đánh giá là quốc gia có tiềm năng phát triển logistics top đầu khu vực ASEAN.

Việt Nam đứng thứ 11 trong top 50 thị trường logistics mới nổi thế giới

Lĩnh vực logistics Việt Nam tiếp tục thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế.
Thông tin từ Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn (SNC) cho biết, Việt Nam đứng thứ 11 trên 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu.
Năm nay, Việt Nam xếp trên Chile, Nga, Oman và Bahrain. Theo Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn, sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế và các hoạt động xuất nhập khẩu sôi động là động lực chính thúc đẩy vận tải biển Việt Nam tham gia sâu hơn vào mạng lưới logistics toàn cầu hiện nay.
Dữ liệu mà Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn đưa ra dựa trên công bố danh sách 50 thị trường logistics mới nổi hấp dẫn nhất thế giới của nhà cung cấp dịch vụ vận tải và hậu cần kho vận Agility vừa qua.
Ở khu vực ASEAN, Việt Nam chỉ đứng sau Malaysia, Indonesia và Thái Lan nhưng được đánh giá cao hơn và xếp trên Philippines, Myanmar và Campuchia.
Tàu chở hàng đang chuyên chở các container - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.03.2022
COVID-19 lại mở ra cơ hội hợp tác logistics Việt Nam - Châu Âu
Top 10 thị trường logistics năm nay thuộc về Trung Quốc, Ấn Độ, UAE, Malaysia, Indonesia, Saudi Arabia, Qatar, Thái Lan, Mexico và Thổ Nhĩ Kỳ.
So với năm 2021, Việt Nam bất ngờ tụt 3 bậc từ hạng 8 xuống hạng 11 nhưng vẫn nằm trong top các thị trường mới nổi hấp dẫn nhất thế giới.
Năm ngoái, Trung Quốc vẫn xếp vị trí số 1, Ấn Độ xếp vị trí thứ 2, Indonesia ở vị trí thứ 3. Tuy nhiên, năm 2021, Quatar và Thổ Nhĩ Kỳ xếp sau Việt Nam ở vị trí thứ 9 và thứ 10.
Trong số các nước ASEAN, Indonesia xếp ở vị trí thứ 3, Malaysia ở bậc 5, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 8, Thái Lan xếp ở vị trí thứ 11, Philippines ở vị trí thứ 21, Campuchia 41 năm 2021.
Đồng thời, theo công bố của Agility năm 2021, mức tăng 3 hạng của Việt Nam lên vị trí thứ 8 là mức tăng nhanh nhất ở nửa trên của chỉ mục và thay thế khu vực Thái Lan trong top 10.

Việt Nam rất hấp dẫn về logistics

Thông thường, nhà cung cấp dịch vụ vận tải và hậu cần kho vận Agility công bố bảng xếp hạng chỉ số các thị trường logistics mới nổi dựa trên 4 tiêu chí gồm có cơ hội logistics trong nước, cơ hội logistics quốc tế, chỉ số kỹ thuật số, nguyên tắc kinh doanh.
Trong đó, về cơ hội logistics trong nước (Domestic Logistics Opportunities), Việt Nam được đánh giá 5.02 điểm, đứng thứ 18, vị trí không thay đổi so với năm 2021.
Trong khi đó, theo Ngân hàng Thế giới (WB), tăng trưởng GDP tại Việt Nam được dự báo tăng mạnh từ 2.58% trong năm 2021 lên 7.5% trong năm 2022. Điều này được kỳ vọng mở ra các cơ hội logistics nội địa cho các doanh nghiệp.
Đối với các cơ hội logistics quốc tế (International Logistics Opportunities), Việt Nam xếp hạng 4 thế giới và được đánh giá là quốc gia có tiềm năng phát triển logistics hàng đầu khu vực Đông Nam Á.
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương (bên phải) trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư vào tỉnh Bắc Giang cho nhà đầu tư Singapore - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.02.2022
Ai đứng sau dự án khu đô thị công nghiệp logistics tỷ đô đầu tiên của Việt Nam?
Theo Agility, thứ hạng của Việt Nam được lý giải do các doanh nghiệp quốc tế đang tìm cách đa dạng hóa các lựa chọn về nguồn cung và giảm sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc và Việt Nam là một trong những lựa chọn hàng đầu phù hợp với vị thế địa lý thuận lợi.
Các chỉ số khác trong báo cáo của Agility như nguyên tắc kinh doanh (Business Fundametals) và chỉ số kỹ thuật số (Digital Readiness) lần lượt xếp hạng 20 và 14.
Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn nhấn mạnh, dù gặp khó khăn trong đại dịch, ngành logistics Việt Nam vẫn phát triển nhờ việc tận dụng hiệu quả của các doanh nghiệp trong các Hiệp định Thương mại tự do.
Sự tăng trưởng kinh tế, sản xuất và tiêu dùng trong nước, sự bùng nổ thương mại điện tử đã mang lại những cơ hội thực sự cho ngành.

Từ thế mạnh logistics, Việt Nam tiếp tục đón FDI

Theo kết quả cuộc khảo sát của Cushman & Wakefield, hơn 200 đại diện cấp cao từ các công ty đầu tư hàng đầu đã chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư ưu tiên nhất và nhì trong nhóm các thị trường mới nổi.
Thực tế, logistics cũng đang là phân khúc được đầu tư nhiều nhất ở Hong Kong trong nửa đầu năm 2022.
Logistics cũng chiếm 25% tổng khối lượng đầu tư ở Trung Quốc Đại Lục trong 2 quý đầu năm nay, tăng khoảng 10% so với cùng kỳ.
Theo đánh giá của Cushman & Wakefield, những lo ngại về bất ổn kinh tế vĩ mô trên toàn cầu đã làm chậm các hoạt động đầu tư từ đầu năm nay. Với tình hình lãi suất và lạm phát tăng đã khiến nhà đầu tư phần nào “chùn chân” và cẩn trọng xem xét lại các danh mục đầu tư của mình hơn.
Theo bà Trang Bùi, Tổng Giám đốc Cushman & Wakefield, mặc cho tăng trưởng chậm, các nhà đầu tư được khảo sát vẫn tin rằng dòng vốn chảy vào thị trường châu Á - Thái Bình Dương sẽ dần ổn định lại khi nhà đầu tư từ thị trường châu Âu và Mỹ dần thích ứng với bối cảnh hiện tại.
Ông Gordon Marsden, Giám đốc khu vực, Thị trường vốn tại Cushman & Wakefield khu vực châu Á – Thái Bình Dương cho biết, có hơn 50% các nhà đầu tư nhận xét tỷ lệ rủi ro/lợi ở các nền kinh tế mới nổi đứng thứ hai khi chỉ đạt 20% phiếu bầu.
Cô gái làm việc tại nhà máy Samsung ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.06.2022
Dòng tiền vẫn đổ về, tỉnh nào thu hút nhiều vốn FDI nhất Việt Nam?
Cuộc khảo sát của Cushman & Wakefield cũng khảo sát tâm lý nhà đầu tư sẽ đầu tư vào phân khúc nào với 1 tỷ USD trong tay. Kết quả, có 25% các nhà đầu tư cho biết sẽ triển khai vốn vào phân khúc logistics, theo sau đó là các phân khúc văn phòng và phi truyền thống như Trung tâm dữ liệu (data centers) và nhà ở.
Đáng chú ý, dù lợi suất đầu tư giảm, nhưng có hơn 35% nhà đầu tư tin rằng lĩnh vực logistics về cơ bản vẫn chưa đủ nguồn cung đáp ứng thị trường, với 30% tiếp tục kỳ vọng tăng trưởng tích cực dù với tốc độ chậm hơn trong lĩnh vực này.
Đối với Việt Nam, theo như khảo sát của Cushman & Wakefield thì các nền kinh tế mới nổi như Việt Nam xếp thứ hai với 20% phiếu bầu. Việt Nam cũng nắm nhiều lợi thế trong thu hút FDI. Thống kê của Bộ Kế hoạch Đầu tư, vốn đầu tư nước ngoài giải ngân trong 8 tháng đầu năm 2022 ghi nhận một kỷ lục mới với 12,8 tỷ USD. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong 5 năm qua. Còn tính đến tháng 12/2021, lĩnh vực chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 18,1 tỷ USD, chiếm 58.2% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Chỉ tính năm 2021, ở lĩnh vực sản xuất, Foxconn nâng tổng vốn đầu tư vào Việt Nam lên 2.2 tỷ USD và tuyển thêm 1.000 lao động trong quá trình hoạt động. Với việc Apple dự kiến sẽ sản xuất Macbook và Apple Watch lần đầu tiên tại Việt Nam, vốn đầu tư các đối tác truyền thống của “Táo khuyết” cũng được dự báo sẽ tăng lên.
Ngoài ổn định chính trị, chính sách đầu tư cởi mở, nỗ lực cải tiến cơ sở hạ tầng, chi phí nhân công rẻ giúp duy trì thế mạnh của Việt Nam trong lĩnh vực dệt may, giày dép.
Thực tế, trong những năm gần đây, năng lực sản xuất, trình độ công nghệ cao của Việt Nam đã tăng đáng kể, giúp thu hút đầu tư từ các nhà sản xuất nâng cao chuỗi giá trị, vốn FDI đổ về tăng cao là xu hướng đã được dự báo. Hiện Nike có 200 nhà máy và Adidas đang điều hành 76 nhà máy tại thị trường Việt Nam.
Dư luận Trung Quốc cũng đã từng lo ngại Việt Nam “soán ngôi” vị thế công xưởng của Bắc Kinh khi đến trên 50% sản phẩm giày dép của hai ông lớn kia hiện được sản xuất tại Việt Nam.
Theo Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 mà Chính phủ đưa ra, đến 2025, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ logistics vào GDP của Việt Nam đạt 5-6%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics đạt 15%-20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50%-60%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 16%-20% GDP, xếp hạng theo chỉ số năng lực quốc gia về logistics (LPI) trên thế giới đạt 50 trở lên.
Cùng với quyết tâm, nỗ lực và chính sách đúng đắn của Chính phủ, các yếu tố phân tích nêu trên cũng chính là những thế mạnh được Agility đề cập khi đánh giá về tiềm năng logistics quốc tế tại Việt Nam. Năm ngoái, Agility cũng khẳng định, Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế về chi phí và thuận tiện trong mạng lưới cung ứng toàn cầu.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала