“Điều rất đau”: Không thể để Việt Nam bị vắt kiệt

© Ảnh : TTXVN - Vũ Hữu SinhMay bao jumbo phục vụ xuất khẩu tại nhà máy của Công ty Cổ phần bao bì Sông La Xanh.
May bao jumbo phục vụ xuất khẩu tại nhà máy của Công ty Cổ phần bao bì Sông La Xanh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.10.2022
Đăng ký
Có một điều rất đau trong thu hút FDI, và theo các chuyên gia, Việt Nam phải thay đổi. Theo nguyên Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc, không thể biến nền kinh tế Việt Nam là không gian cho giới đầu tư nước ngoài đến khai thác tài nguyên, lao động giá rẻ.
Đồng thời, nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp FDI phải đến Việt Nam vì đây là đất nước của khởi nghiệp và sáng tạo.

“Điều rất đau”

Nguyên Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc chia sẻ tại chương trình “Cà phê doanh nhân” – câu chuyện doanh nhân, những cánh chim không mỏi do Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh tổ chức ngày 1/10 cho biết, các nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp FDI phải đến Việt Nam vì đây là đất nước của khởi nghiệp và sáng tạo.
Cụ thể, theo ông Vũ Tiến Lộc, Việt Nam không thể trở thành nơi mà các nhà đầu tư nước ngoài đến chỉ vì tìm kiếm nguồn lao động giá rẻ hay tài nguyên.
“Đây là điều rất đau khi đề cập đến”, - ông Vũ Tiến Lộc nói và nhấn mạnh rằng, các doanh nghiệp FDI phải đến Việt Nam vì đây là một đất nước của khởi nghiệp, sáng tạo.
Theo Nguyên Chủ tịch VCCI, dòng vốn FDI hấp thụ vào nền kinh tế nội địa không thể như việc nhận viện trợ được, các doanh nghiệp đến và phải hợp tác cụ thể hơn với nền kinh tế Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.09.2022
Quy mô GDP Việt Nam tiến lên mốc 400 tỷ USD, có cần “bẻ lái” chính sách FDI?
Chuyên gia chỉ rõ, Việt Nam mong muốn doanh nghiệp FDI tới để hợp tác chứ không phải vào để xây dựng mô hình khép kín trong nền kinh tế Việt Nam như những ốc đảo.
“Đến ngay cả suất ăn công nghiệp, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng mang doanh nghiệp vừa vào nhỏ của họ vào để làm, cung cấp cho các dây chuyền sản xuất FDI. Họ không sử dụng cũng như hợp tác với các công ty vừa và nhỏ của Việt Nam”, - ông Lộc chỉ ra thực tế.
Trong khi đó, thực tế, thế giới đã khác, khái niệm “hội nhập và tự do” được thay bằng “hội nhập, tự do và công bằng”.
Theo ông Vũ Tiến Lộc, sự công bằng là rất quan trọng. Chủ nghĩa dân tộc cũng đang trỗi dậy ở mỗi quốc gia, yêu cầu về tăng tính tự cường của mọi nền kinh tế đều được đẩy mạnh.
“Việt Nam hơn lúc nào hết cần phải đẩy mạnh điều này. Còn hiện nay, kinh tế Việt Nam đang dựa nhiều vào xuất khẩu và đầu tư nước ngoài”, - ông Lộc nêu rõ yếu tố tự cường trong nền kinh tế của Việt Nam hiện còn hạn chế.

Phải thay đổi: Dùng FDI như động lực giúp Việt Nam đổi mới công nghệ

Ông Vũ Tiến Lộc nhận định, chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam cần thay đổi.
Theo nguyên lãnh đạo VCCI, Việt Nam đã có Nghị quyết 50 về hợp tác, đầu tư nước ngoài thì lúc này phải có thêm bộ lọc FDI. Nhà chức trách đề ra những tiêu chuẩn, quy định để giới doanh nghiệp FDI khi hoạt động tại Việt Nam phải gắn kết chặt với nền kinh tế trong nước.

“Nếu Việt Nam không sử dụng khu vực FDI như một động lực để giúp chúng ta đổi mới công nghệ, thì quá trình phát triển dòng vốn đầu tư nước ngoài không lan tỏa, không liên kết với nền kinh tế nội địa. Từ đây, chúng ta sẽ không thể nào phát triển được cộng đồng doanh nghiệp”, - ông Lộc khẳng định.

Tân Cảng Sài Gòn-cảng hiện đại và lớn nhất Việt Nam với thị phần container xuất nhập khẩu chiếm trên 90% khu vực phía Nam và hơn 60% thị phần cả nước - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.09.2022
Việt Nam lọt top thị trường logistics mới nổi trên thế giới, thế mạnh FDI dần lộ diện
Thêm vào đó, bản thân các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng cần được nâng cấp về hệ thống quản trị, nâng cấp kỹ năng người lao động Việt Nam để có thể hợp tác một cách bình đẳng, cùng có lợi với doanh nghiệp FDI.
“Đây là việc rất quan trọng, không thể biến nền kinh tế Việt Nam là không gian cho giới đầu tư nước ngoài đến khai thác tài nguyên, lao động giá rẻ”, - chuyên gia lưu ý.
Liên quan đến vấn đề này, Vietnamnet dẫn lời ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công (TTC) cho biết, Việt Nam là một quốc gia đang phát triển nên phải chấp nhận lép vế trước FDI.
Tuy nhiên, để một nền kinh tế có thể trường tồn, đừng “khởi nghiệp” nữa mà hãy “kiến thiết”. Công cuộc kiến thiết có thể do giới doanh nhân thực hiện và họ phải có trách nhiệm với thị trường gần 100 triệu dân trong nước.
Ông Đặng Văn Thành bày tỏ quan điểm rằng, phải có trách nhiệm để kinh tế phát triển chứ không thể để như thị trường vốn hiện nay.
Người đàn ông theo dõi giá cổ phiếu tại một công ty môi giới ở Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.05.2022
Việt Nam có còn là “thiên đường” FDI?
“Thị trường bị méo mó, từ bản chất kênh dẫn vốn đang bị giờ chứng khoán hóa. Trong khi vốn là kênh quan trọng giúp doanh nghiệp Việt có thể ra biển lớn”, - Chủ tịch TTC cho biết.

Xây dựng đội ngũ doanh nhân dân tộc

Đóng góp ý kiến về việc phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam, các chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang có nhiều tiềm năng phát triển với nhiều chỉ số đạt mức tăng trưởng tốt nhưng đúng vào giai đoạn kinh tế thế giới có nhiều biến động như hiện nay, nguy cơ cạnh tranh và những rủi ro thị trường vẫn còn đó.
Điều này buộc doanh nhân Việt Nam phải luôn linh hoạt và xây dựng sức mạnh từ bên trong. Theo Doanh nhân Sài gòn dẫn ý kiến của ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công cho hay, sức hấp dẫn với các doanh nghiệp Việt chính là một thị trường lớn gần 100 triệu dân, nhưng sự đào thải trong thương trường sẽ ngày càng khốc liệt, do đó, các doanh nhân cần có những chuẩn bị thật tốt mới chiếm lĩnh được thị trường.
Đưa ra lời khuyên với các doanh nhân trẻ, ông Thành nhấn mạnh, đừng bao giờ nghĩ doanh nghiệp mình nhỏ hay lớn mà hãy xét xem mình đã làm tốt hay chưa.

“Ta có thể ngưỡng mộ những tập đoàn lớn, nhưng không được có thái độ tự ti, vì nếu tự ti, doanh nhân sẽ không thể phát triển sự nghiệp được”, - ông Thành chia sẻ.

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo, Tổng giám đốc Công ty TNHH TNI King Coffee nhận định, doanh nghiệp cần xác định đúng thế mạnh, biết nắm bắt cơ hội và chia sẻ kinh nghiệm. Theo bà Thảo, nếu chỉ tập trung vào một thị trường nhỏ, nhiều doanh nghiệp sẽ giành nhau cơ hội. Vì vậy, đừng chỉ tìm kiếm cơ hội trong nước mà nên nhìn rộng ra thế giới.
Cô gái làm việc tại nhà máy Samsung ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.06.2022
Dòng tiền vẫn đổ về, tỉnh nào thu hút nhiều vốn FDI nhất Việt Nam?
“Hiện nay, thế giới có nguy cơ đứng trước khủng hoảng lương thực. Nhu cầu lương thực, thực phẩm có thể tăng. Đó là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng”, - bà Diệp Thảo nêu quan điểm.
Nhận định về việc định hướng các doanh nhân trẻ tiếp bước người đi trước xây dựng nền kinh tế Việt Nam vững mạnh, hùng cường. Ông Trần Lệ Nguyên, Tổng giám đốc Tập đoàn Kido cho rằng, thế hệ trẻ ngày nay được học tập bài bản nhưng lại thiếu kinh nghiệm thực tiễn. Vì vậy, sự chia sẻ, hướng dẫn giữa hai thế hệ doanh nhân cũ và mới là vô cùng cần thiết để taọ ra những mô hình kinh doanh sáng tạo, hiệu quả hơn.
Ông Vũ Tiến Lộc nhận định, trong thời gian tới, lớp doanh nhân đi trước phải truyền năng lượng, cảm hứng, kinh nghiệm cho thế hệ doanh nhân sau này. Cũng theo ông Vũ Tiến Lộc, trong giai đoạn tới, việc thay đổi chính sách để nâng cao năng lực của người lao động và xây dựng đội ngũ “doanh nhân dân tộc” là điều cần được lưu tâm.
“Trong tương lai, những “doanh nhân dân tộc” sẽ củng cố năng lực tự cường của nền kinh tế nước nhà, đồng thời xây dựng Việt Nam thành một quốc gia khởi nghiệp và là điểm đầu tư lý tưởng của các tập đoàn nước ngoài”, - nguyên Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала