Giá điện Việt Nam sẽ biến động thế nào theo đề xuất của Bộ Công Thương?

© Depositphotos.com / VinhdavCột điện.
Cột điện. - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2022
Đăng ký
Bộ Công Thương đề xuất phương án biểu giá điện mới.Cụ thể, giá bán điện sinh hoạt mới được Bộ Công Thương đề xuất gồm hai phương án, trong đó, mức giá điện cao nhất là 3.356 đồng/kWh.
Bộ Công Thương đang lấy ý kiến các bộ, ngành, đơn vị về phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện theo đề án được Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN thuê tư vấn – Công ty TNHH MTV Tư vấn và chuyển giao công nghệ Bách Khoa (Trường ĐH Bách Khoa) thực hiện.

Bộ Công Thương đề xuất biểu giá điện sinh hoạt mới

Bộ Công Thương đã có văn bản số 5923/BCT-ĐTĐL gửi các bộ ngành, địa phương lấy ý kiến các phương án cải tiến cơ cấu biểu giá điện mới.
Theo đề án này, đối với biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt, đề án phân tích các phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện gồm 1 bậc (giá sinh hoạt đồng giá), 3 bậc, 4 bậc và 5 bậc.
Đề án phương án sửa đổi cơ cấu biểu giá bán lẻ điện lần này được Công ty TNHH MTV Tư vấn chuyển giao công nghệ Bách Khoa (Đại học Bách Khoa Hà Nội) thực hiện.
Đơn vị tư vấn của đề án cho biết, phương án đồng giá (1 bậc) không áp dụng được trên thực tế nhìn vào các mục tiêu định giá, chính sách xã hội, phản ánh chi phí cung ứng, sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả tại Việt Nam.
Cũng theo phân tích của đơn vị tư vấn, các phương án điều chỉnh cơ cấu biểu giá điện cho mục đích sinh hoạt (3, 4, 5 bậc) đều có các hộ sử dụng điện thấp hoặc trung bình dưới 300 kWh tăng giá điện (số lượng các hộ này chiếm trên 85% tổng số hộ sử dụng điện sinh hoạt).
Đồng thời, các hộ sử dụng điện từ 300 kWh đến dưới 1.000 kWh được giảm giá điện; các hộ dùng điện trên 1.000 kWh tăng giá điện.
than - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.03.2022
Việt Nam: “Vàng đen” tăng giá, điện thì sao?
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, cả ba phương án điều chỉnh sẽ có tác động tăng giá ở các mức độ khác nhau cho hơn 85% tổng hộ sử dụng điện cho mục đích sinh hoạt trên cả nước.
Sau khi phân tích các ưu nhược điểm của các phương án biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt, đơn vị tư vấn đề xuất áp dụng phương án 5 bậc.
Cụ thể:
Bậc 1 từ 0 - 100 kWh đầu tiên, giá điện mới là 1.753 đồng/kWh (giá đang áp dụng là 1.678 - 1.734 đồng/kWh).
Bậc 2 từ 101 - 200 kWh, giá điện mới đề xuất là 2.014 đồng/kWh (giá đang áp dụng là 2.014 đồng/kWh ).
Bậc 3 từ 201 - 400 kWh, giá điện mới đề xuất là 2.424 đồng/kWh (giá đang áp dụng là 2.536 - 2.834 đồng/kWh).
Bậc 4 từ 401 - 700 kWh, giá điện mới đề xuất là 2.871 đồng/kWh (giá đang áp dụng là 2.927 đồng/kWh).
Bậc 5 từ 701 kWh trở lên, giá điện mới đề xuất là 3.076 đồng/kWh (giá đang áp dụng là 2.927 đồng/kWh)
Theo đó, phương án này giữ nguyên giá điện hiện hành cho bậc đầu từ 0-100kWh nhằm đảm bảo ổn định giá điện cho các hộ nghèo, hộ chính sách xã hội, vốn có mức tiêu thụ, sử dụng điện thấp (chiếm 33,48% số hộ).
Đơn vị tư vấn cũng đánh giá, ưu điểm của phương án là rút ngắn từ 6 bậc xuống còn 5 bậc – là đơn giản, ghép các bậc lại với nhau để tăng khoảng cách từ mức tiêu thụ điện giữa các bậc và nới rộng khoảng cách tiêu thụ của các bậc cao hơn nhằm phản ánh tình hình thực tế tiêu thụ điện và khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm.
Tuy nhiên, nhược điểm là tiền điện cac hộ sinh hoạt có mức sử dụng điện cao từ 711kWh/tháng trở lên phải chi trả sẽ tăng thêm.

Hai phương án giá bán điện của Bộ Công Thương

Trên cơ sở ý kiến của đơn vị tư vấn, Bộ Công Thương đánh giá đề án được xây dựng trên cơ sở phương pháp luận về tính giá điện phản ánh chi phí, phương pháp phân bổ chi phí đến từng nhóm khách hàng sử dụng điện nên dần xóa được việc bù chéo giữa các nhóm khách hàng sử dụng điện.
Do đó, Bộ Công Thương thống nhất với kiến nghị của đơn vị tư vấn tại đề án là “không xem xét phương án giá sinh hoạt đồng giá trong các phân tích lựa chọn biểu giá bán lẻ điện”.
Qua phân tích ý kiến của đơn vị tư vấn, Bộ Công Thương đề xuất phương án biểu giá điện sinh hoạt 5 bậc và 4 bậc.
Cụ thể, phương án 1: Cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt theo hướng rút ngắn từ 6 bậc xuống 5 bậc, trong đó, Bậc 1 cho 100kWh đầu tiên và bậc 5 từ 701kWh trở lên.
Theo Bộ Công Thương, ưu điểm của phương án này chính là đơn giản, người dân dễ hiểu do giảm từ 6 bậc như cơ cấu biểu giá điện hiện nay xuống còn 5 bậc giá điện.
Trong khi đó, nhược điểm là tiền điện các hộ sinh hoạt có mức sử dụng điện cao từ 711 kWh/tháng trở lên (chiếm khoảng 2% số hộ) phải trả tăng thêm.
Phương án 2, theo Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt theo hướng rút ngắn từ 6 bậc xuống 4 bậc như đề xuất của Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN và tư vấn. Trong đó, Bậc 1 cho 100 kWh đầu tiên, Bậc 2 từ 101 - 300 kWh, Bậc 3 từ 301 - 700 kWh, Bậc 4 từ 701 kWh trở lên.
Bộ Công Thương nhận định, ưu điểm của phương án do EVN đề xuất là đơn giản trong áp dụng, tạo điều kiện cho đơn vị điện lực trong việc quản lý, tính toán hóa đơn tiền điện, phù hợp với xu thế cải tiến cơ cấu biểu giá điện cho sinh hoạt tại một số nước trong khu vực.
Quang cảnh sông San ở Việt Nam và Campuchia - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.09.2022
Việt Nam đối mặt tình trạng thiếu nước ở các hồ thuỷ điện trên lưu vực sông Đà
Đồng thời, việc phân chia giảm bớt 1 bậc so với Phương án 5 bậc nêu trên sẽ làm giảm bớt một phần tác động tăng tiền điện trong các tháng chuyển mùa với phần lớn các hộ sử dụng điện nằm trong dải sử dụng từ 100 - 300 kWh.
Ngoài ra, phương án 4 bậc sẽ làm tăng tiền điện phải trả đối với các hộ có mwusc sử dụng từ 119-232kWh/tháng và các hộ có mức sử dụng trên 806kWh/tháng.
Bộ Công Thương cũng lưu ý, phương án 4 bậc sẽ có tác dụng thấp hơn trong việc khuyến khích người dân sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả so với phương án 5 bậc.
Bộ Công Thương đề nghị các bộ, ngành cho ý kiến góp ý trước ngày 18/10/2022.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала