Sẽ ra sao khi nền kinh tế Việt Nam có cấu trúc theo giới tính?

© AP Photo / Chitose SuzukiNhà máy Thuong Dinh Shoe tại Hà Nội
Nhà máy Thuong Dinh Shoe tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.10.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) – Bất chấp những tiến bộ trong việc thu hẹp khoảng cách giới trong thời gian gần đây, Việt Nam vẫn phải đối mặt với những thách thức do định kiến về giới đã ăn sâu vào một nền kinh tế có cấu trúc theo giới tính.

Phụ nữ khó làm sếp?

Đi học, đi làm, kết hôn rồi sinh con. Đó là quá trình tuần tự dường như đã được định sẵn của nhiều phụ nữ.
Thế nhưng cuối những năm 80, trong xã hội vẫn còn nhiều định kiến về bình đẳng giới, bà Phan Hồng Châu lại chọn lối đi khác biệt. Trong khi các bạn đồng trang lứa kết hôn ở độ tuổi ngoài đôi mươi, thì đến năm 35 tuổi, bà Châu mới lấy chồng.
Kinh tế khó khăn, suốt gần 30 năm qua, bà Phan Hồng Châu một tay gánh vác kinh tế, phát triển sự nghiệp và chăm lo cho gia đình với ba người nghệ sỹ thành đạt và hạnh phúc từ hai bàn tay trắng.
Trải qua 2 năm đại dịch căng thẳng, nhưng doanh nhân Phan Hồng Châu - Giám đốc Công ty CP Du lịch và Dịch vụ Hy vọng (Esperantotur) không hề nản lòng, quyết tâm lèo lái doanh nghiệp bằng bản lĩnh và trí tuệ. Chia sẻ với Sputnik về cuộc đời và suy nghĩ của bà về bình đẳng giới, đặc biệt là những thách thức mà phụ nữ phải đối mặt, bà Hồng Châu kể:
© Ảnh : Bà Phan Hồng ChâuPhan Hồng Châu - Giám đốc Công ty CP Du lịch và Dịch vụ Hy vọng (Esperantotur)
Phan Hồng Châu - Giám đốc Công ty CP Du lịch và Dịch vụ Hy vọng (Esperantotur) - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.10.2022
Phan Hồng Châu - Giám đốc Công ty CP Du lịch và Dịch vụ Hy vọng (Esperantotur)
“Vì là phụ nữ nên không tránh khỏi việc có đàn ông tán tỉnh trong công việc. Vẫn có những trường hợp mình cần đến sự giúp đỡ, thực tế vẫn có những người đàn ông lợi dụng người phụ nữ và muốn có quan hệ tình cảm cá nhân trong công việc. Đó là một trong những rào cản và thách thức. Bản thân tôi cũng đã từng gặp phải những tình huống như vậy và phải xử lý rất khéo léo”.
© Ảnh : Bà Phan Hồng ChâuPhan Hồng Châu - Giám đốc Công ty CP Du lịch và Dịch vụ Hy vọng (Esperantotur)
Phan Hồng Châu - Giám đốc Công ty CP Du lịch và Dịch vụ Hy vọng (Esperantotur) - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.10.2022
Phan Hồng Châu - Giám đốc Công ty CP Du lịch và Dịch vụ Hy vọng (Esperantotur)
Đây chỉ là một trong nhiều rào cản mà phụ nữ phải đối mặt trong môi trường làm việc. Định kiến giới không chỉ từ xã hội, gia đình hay từ phía nam giới đối với phụ nữ mà đôi khi còn chính là định kiến, sự mặc cảm, tự ti của bản thân phụ nữ về năng lực lãnh đạo, quản lý của chính mình. Điều này dẫn đến tâm lý an phận, triệt tiêu ý thức phấn đấu của nữ giới, đòi hỏi phụ nữ phải vượt qua những rào cản từ chính bản thân mình.
Đã từng có tâm lý an phận, song bỏ ngoài tai lời phản đối từ người thân và tự tin vào khả năng của mình, chị Đỗ Thị Huyền Linh, CEO trẻ tuổi của chuỗi thẩm mỹ viện làm đẹp Linh Hương Beauty Center đã quyết tâm rời bỏ môi trường nhà nước để gây dựng sự nghiệp kinh doanh của mình.
© Ảnh : Đỗ Thị Huyền LinhBà Đỗ Thị Huyền Linh, CEO Linh Hương Beauty Center
Bà Đỗ Thị Huyền Linh, CEO Linh Hương Beauty Center - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.10.2022
Bà Đỗ Thị Huyền Linh, CEO Linh Hương Beauty Center
Một phần lý do khiến chị Linh chuyển sang mở công ty cho riêng là để giúp bản thân và những người phụ nữ khác có quyền hơn về tiền bạc.
“Tôi luôn tâm niệm là phụ nữ phải đẹp. Việc làm cho nhiều người phụ nữ khác đẹp hơn và tạo công ăn việc làm cho các nhân viên nữ cũng là một trong những niềm vui và điều tự hào. Ngay trong gia đình, công việc, phụ nữ đã đưa ra nhiều quyết định sáng suốt. Tôi nghĩ rằng, cần tạo cơ hội cho phụ nữ phát triển, nâng cao vị thế của mình và càng có nhiều phụ nữ làm lãnh đạo hơn. Bản thân mỗi phụ nữ cũng nên dũng cảm đứng lên và gỡ bỏ những rào cản”.
Trao đổi với Sputnik, Bà Phạm Thu Ba, Quyền Giám đốc Tổ chức Plan International Vietnam nêu ra nhiều rào cản mà phụ nữ Việt Nam phải đối mặt trong vai trò phụ nữ lãnh đạo, trong đó có những định kiến Á Đông vẫn tồn tại.
“Chuẩn mực giới kép, điển hình là “giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Phụ nữ được kỳ vọng đảm đang việc nhà, làm tròn vai trò truyền thống của phụ nữ và giỏi việc xã hội, hoàn thành nhiệm vụ tại cơ quan đang làm gia tăng áp lực cho phụ nữ, những người muốn khẳng định năng lực lãnh đạo của mình trong xã hội. Chuẩn mực giới kép này không được gia đình và xã hội đặt ra như 1 tiêu chí đối với nam giới lãnh đạo”.
Bà chủ Vietjet-tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo. - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.03.2022
Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo – hình mẫu thành công của người phụ nữ Việt Nam
Theo số liệu thống kê của Plan International Vietnam, phụ nữ đang phải dành gấp đôi thời gian cho việc nhà so với nam giới (Phụ nữ: 20 giờ/tuần; Nam giới: 10 giờ/tuần), 62,9% phụ nữ đã trải qua ít nhất 1 hành vi bạo lực trong đời (theo Báo cáo Quốc gia về vấn đề Bạo lực với phụ nữ), 53% trẻ em tại 5 tỉnh mà Plan Việt Nam làm việc đã từng trải qua một hình thức bạo lực.
Đặc biệt, vấn đề quấy rối và xâm hại tình dục và vấn đề bất bình đẳng trong tiếp cận cơ hội, nguồn lực và trả lương là những thực trạng hiện hữu.
Dù ở bất kỳ giai đoạn sự nghiệp nào, phụ nữ luôn phải đối mặt với đủ loại rào cản để trở thành lãnh đạo khi phải làm việc nhiều thời gian hơn và gánh vác nhiều trách nhiệm hơn. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động cao và tỷ lệ thất nghiệp thấp đã bao hàm sự bất bình đẳng trong tiếp cận việc làm của phụ nữ.

Bình đẳng giới tại Việt Nam – bức tranh nhiều “màu sáng”

Lồng ghép Chương trình nghị sự phụ nữ, hòa bình và an ninh vào các trụ cột của Cộng đồng ASEAN - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.02.2022
Việt Nam thúc đẩy vai trò của phụ nữ trong gìn giữ hòa bình khu vực
Tờ Vietnam Briefing đưa ra số liệu, dân số Việt Nam vượt 98,5 triệu người với hơn một nửa dân số là nữ. Năm 2021, Việt Nam có khoảng 26 triệu lao động nữ, tương đương 47,3% tổng số lao động, nằm trong số 15 quốc gia hàng đầu thế giới có tỷ lệ phụ nữ đi làm cao nhất. Ước tính rằng cứ 10 phụ nữ thì có 8 người thuộc nhóm lao động 15-64 tuổi.
Có thể thấy, Việt Nam đã có những tiến bộ không ngừng kể cả về mặt chính sách cũng như thực tiễn để từng bước hỗ trợ người phụ nữ khẳng định vị thế của mình tại nơi làm việc.
Tổ chức Plan International Vietnam cho rằng, có nhiều điều Việt Nam có thể làm được và làm được tốt để thúc đẩy tiến trình này mạnh mẽ và hiệu quả hơn:

“Đẩy mạnh công tác thực thi và giám sát thực thi luật pháp và các chính sách liên quan bình đẳng giới, quyền trẻ em và phòng ngừa bạo lực trên cơ sở giới; nuôi dưỡng và đào tạo lãnh đạo nữ tiềm năng từ độ tuổi đi học, đảm bảo công bằng trong định hướng, lựa chọn nghề nghiệp và trả lương, xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới về lãnh đạo nữ hay thí điểm và nhân rộng các mô hình thúc đẩy lãnh đạo nữ trên toàn quốc như Phụ nữ khởi nghiệp; nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ,…”, bà Bà Phạm Thu Ba, Quyền Giám đốc Tổ chức Plan International Vietnam chỉ ra.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала