Tại sao Nga từ chối hợp tác với «Tổ chức Hòa bình»

© AP Photo / Abbas DullehĐệ nhất phu nhân Hoa Kỳ Michelle Obama với các thành viên của Quân đoàn Hòa bình ở Kakata, Liberia
Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ Michelle Obama với các thành viên của Quân đoàn Hòa bình ở Kakata, Liberia - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.11.2022
Đăng ký
Tuần trước, nhóm tình nguyện viên đầu tiên từ «Tổ chức Hòa bình» (Peace Corps) của Mỹ đã đến Việt Nam. Chuyên gia phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik có bài viết về vấn đề liên quan đến sự kiện này.

«Tổ chức Hòa bình» là gì?

«Tổ chức Hòa bình» được thành lập vào năm 1961 theo sáng kiến ​​của Tổng thống John F. Kennedy (sau dự thảo thành lập tổ chức này do Thượng nghị sĩ Hubert Humphrey khởi xướng năm 1957 nhưng không được thông qua). Khi đó ở Hoa Kỳ đã công bố rằng tổ chức phi chính phủ mới sẽ chuyên trách dành hỗ trợ cho các nước nghèo ở Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ Latinh, những quốc gia đang gặp phải tình trạng thiếu thốn nhân sự trong những lĩnh vực quan trọng sống còn. 60% nhân viên của «Tổ chức Hoà bình» làm giáo viên (bao gồm cả dạy tiếng Anh), 10% - là nhân viên y tế. Những người tham gia «Tổ chức Hòa bình» được gọi là tình nguyện viên vì họ phải xuất phát từ cơ sở tự nguyện, chủ yếu là sinh viên tốt nghiệp các trường đại học Mỹ.
© AP Photo / Wong Maye-EĐệ nhất phu nhân Hoa Kỳ Michelle Obama tại Binh đoàn Hòa bình ở Siem Reap, Campuchia
Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ Michelle Obama tại Binh đoàn Hòa bình ở Siem Reap, Campuchia - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.11.2022
Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ Michelle Obama tại Binh đoàn Hòa bình ở Siem Reap, Campuchia
Cứ như vậy «Tổ chức Hoà bình» thực sự hoạt động đã hơn 60 năm, nhưng từ năm 1971 trở đi là bằng kinh phí từ ngân sách Nhà nước Hoa Kỳ. Trong thời gian này, các tình nguyện viên của Tổ chức đã tới hơn 140 nước trên thế giới. Đa số tình nguyện viên là thanh niên, độ tuổi trung bình của đội ngũ tình nguyện viên là 28,7 tuổi. Nhưng trong lịch sử «quân đoàn» này cũng có trường hợp đặc biệt: thân mẫu của Tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter, bà Lillian Carter, đã trở thành tình nguyện viên của «Tổ chức Hòa bình» ở tuổi 68.

Không ít nơi từ chối dịch vụ của «Tổ chức Hòa bình»

Các tình nguyện viên của «Tổ chức Hòa bình» xuất hiện ở Nga vào năm 1992, sau khi Liên Xô tan rã, theo lời mời của người đứng đầu Chính phủ Nga lúc bấy giờ là Yegor Gaidar. Thời Liên Xô không thể có chuyện như vậy. Báo chí Xô-viết khẳng định rằng «Tổ chức Hòa bình» là công cụ mà chủ nghĩa đế quốc sử dụng để chống lại phong trào giải phóng dân tộc, gây áp lực về mặt tư tưởng, cụ thể là để quảng bá «lối sống Mỹ» và tiến hành tuyên truyền chống Cộng. Nhưng bản thân Gaidar lại là bậc thầy về tuyên truyền chống Cộng và cùng với Bộ trưởng Ngoại giao Kozyrev, họ muốn để nước Nga định hướng theo Hoa Kỳ trong mọi mặt. Các tình nguyện viên của «Tổ chức Hòa bình» đã làm việc tại 30 thành phố của Nga, kể cả Matxcơva và Saint-Peterburg.
Nhưng khi ông Vladimir Putin trở thành Tổng thống Nga, thái độ đối với «Tổ chức Hòa bình» đã thay đổi. Trong khi đó thực chất của tổ chức này không thay đổi. Năm 2002, Chính phủ Nga từ chối tiếp nhận các tình nguyện viên của «Tổ chức Hòa bình». Bởi hóa ra các thành viên của «quân đoàn» này đang làm những điều hoàn toàn khác với tuyên thệ chính thức của họ. Khi đó, ông Nikolai Patrushev, Giám đốc Cơ quan An ninh LB Nga đã trình bày với báo chí toàn bộ sự thật về hoạt động gián điệp của các tình nguyện viên «Tổ chức Hòa bình» trên lãnh thổ Nga. Cụ thể, ông thông báo rằng cựu lãnh đạo chi nhánh Viễn Đông của «Tổ chức Hòa bình» là Valerie Iban đã vi phạm chế độ biên giới bằng cách thâm nhập khu vực đóng cửa trên biên giới với Trung Quốc. Còn thêm sự kiện khác: ở Samara, một tình nguyện viên của «Tổ chức Hòa bình» tại nơi này, thực ra là cựu sĩ quan CIA Brown, đang ráo riết thiết lập liên hệ mật thiết với các đại diện chính quyền địa phương và những người đứng đầu các xí nghiệp quốc phòng lớn. Cuối cùng, chính quyền Nga đi đến kết luận rằng các tình nguyện viên Mỹ «đang thu thập thông tin về tình hình kinh tế - xã hội ở các khu vực của Nga, thông tin về các quan chức Chính phủ và lãnh đạo hành chính, về quá trình bầu cử, v.v…».
© Ảnh : Ogilvy & MatherBiểu trưng của quân đoàn hòa bình
Biểu trưng của quân đoàn hòa bình - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.11.2022
Biểu trưng của quân đoàn hòa bình
Dưới ánh sáng sự thật, thái độ tiêu cực đối với hoạt động của «Tổ chức Hòa bình» đã hình thành không chỉ ở Nga. Năm 2011, Kazakhstan đã từ chối các «dịch vụ» của «quân đoàn» này, rồi năm 2012 là Turkmenistan. Những vụ xì-căng-đan tương tự liên quan đến hoạt động của các tình nguyện viên «Tổ chức Hòa bình» đã xảy ra ở cả những châu lục khác.
Đã nhiều năm trôi qua kể từ thời điểm có quyết định cứng rắn của Chính phủ Nga. Phải chăng bây giờ «Tổ chức Hòa bình» Mỹ không hề dính dáng gì với CIA khét tiếng?
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала