Việt Nam có công nghệ giải trình tự gen định danh hài cốt trong chiến tranh

© Ảnh : Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt NamĐại diện Viện Hàn lâm KHCNVN và đại diện ICMP ký kết Kế hoạch triển khai tại buổi lễ
Đại diện Viện Hàn lâm KHCNVN và đại diện ICMP ký kết Kế hoạch triển khai tại buổi lễ - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.11.2022
Đăng ký
Việt Nam sẽ dùng công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới (Next Generation Sequencing – NGS) được chuyển giao từ Hà Lan để xác định danh tính liệt sĩ, những người mất tích trong chiến tranh với sự hỗ trợ của Mỹ trên tinh thần “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai”.
Các chuyên gia sẽ tối ưu hóa công nghệ tách ADN từ mẫu xương cổ, phát triển kỹ thuật phân tích, áp dụng công nghệ giải trình tự thế hệ mới (NGS) nhằm xác định danh tính những người mất tích trong chiến tranh trên quy mô lớn. Việt Nam cũng đã cử chuyên gia sang Hà Lan để tiếp tục học hỏi nghiên cứu về công nghệ NGS.

Mỹ - Việt hợp tác nâng cao năng lực định danh hài cốt trong chiến tranh

Sáng ngày 31/10/2022, tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Ủy ban Quốc tế về Tìm kiếm Người mất tích (ICMP) ký kết Kế hoạch triển khai về hợp tác nâng cao năng lực định danh hài cốt trong chiến tranh.
Theo thông tin từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, tham dự buổi lễ có GS.TS. Chu Hoàng Hà, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; ông Tim Rieser - Cố vấn cao cấp về chính sách đối ngoại cấp cao của Thượng nghị sỹ Patrick Leahy, người ủng hộ mạnh mẽ các dự án hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong khắc phục hậu quả chiến tranh.
© Ảnh : Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt NamĐoàn biểu tham dự buổi lễ ký kết tham quan cơ sở vật chất và các phòng thí nghiệm tại Trung tâm Giám định ADN.
Đoàn biểu tham dự buổi lễ ký kết tham quan cơ sở vật chất và các phòng thí nghiệm tại Trung tâm Giám định ADN. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.11.2022
Đoàn biểu tham dự buổi lễ ký kết tham quan cơ sở vật chất và các phòng thí nghiệm tại Trung tâm Giám định ADN.
Ngoài ra còn có bà Aler Grubbs - Giám đốc USAID Việt Nam; bà Ritu Tariyal - Giám đốc Văn phòng hòa giải và phát triển hòa nhập; ông Patrick White - Giám đốc Điều hành các chương trình của ICMP; ông Lê Trí Dũng - Vụ trưởng Vụ Châu Mỹ, đồng thời là Giám đốc Cơ quan Tìm kiếm Người mất tích Việt Nam (VNOSMP), Bộ Ngoại giao.
Bên cạnh đó còn có các đại diện của các cơ quan liên quan thuộc Chính phủ Việt Nam bao gồm: Văn phòng Tìm kiếm Người mất tích Việt Nam (MIA); Viện Pháp y Quân đội - Bộ Quốc phòng, Viện Pháp y quốc gia, Bộ Y tế.
Viện cũng cho biết, đại diện cho Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là PGS.TS. Phí Quyết Tiến, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học, và đại diện cho ICMP là ông Patrick White, Giám đốc điều hành các chương trình của ICMP đã cùng ký bản Kế hoạch triển khai, có hiệu lực đến cuối năm 2024.
Kế hoạch trên nhằm triển khai Bản ghi nhớ ý định (MOI) hợp tác về việc hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực giám định hài cốt trong chiến tranh giữa Cơ quan Việt Nam tìm kiếm Người mất tích (VNOSMP) và Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID).
Theo thoả thuận, Trung tâm Giám định ADN thuộc Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là đơn vị kỹ thuật chính được giao nhiệm vụ để phối hợp ICMP là đối tác của USAID trong triển khai hợp tác theo khuôn khổ MOI.

Công nghệ gen giúp Việt Nam tìm kiếm người mất tích trong chiến tranh

Phát biểu tại sự kiện, GS.TS. Chu Hoàng Hà chia sẻ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã được Chính phủ Việt Nam đầu tư xây dựng Trung tâm Giám định ADN và đã hoàn thành kế hoạch đầu tư vào tháng 7/2019.
Hiện nay, Trung tâm Giám định ADN thuộc Viện được các cơ quan chức năng Việt Nam xác định là đơn vị đầu mối cho việc triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực định danh hài cốt trong chiến tranh.
GS. Chu Hoàng Hà nhấn mạnh, kế hoạch triển khai được ký ngày hôm nay giữa Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Ủy ban Quốc tế về Tìm kiếm Người mất tích (ICMP) theo hướng tối ưu hóa công nghệ tách ADN từ mẫu xương cổ, phát triển kỹ thuật phân tích, áp dụng công nghệ giải trình tự thế hệ mới (NGS) nhằm xác định danh tính những người mất tích trong chiến tranh trên quy mô lớn là phù hợp với điều kiện của các đơn vị giám định ADN tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
© Ảnh : Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt NamĐoàn biểu tham dự buổi lễ ký kết tham quan cơ sở vật chất và các phòng thí nghiệm tại Trung tâm Giám định ADN.
Đoàn biểu tham dự buổi lễ ký kết tham quan cơ sở vật chất và các phòng thí nghiệm tại Trung tâm Giám định ADN. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.11.2022
Đoàn biểu tham dự buổi lễ ký kết tham quan cơ sở vật chất và các phòng thí nghiệm tại Trung tâm Giám định ADN.

“Sự kiện ngày hôm nay thể hiện sự hợp tác, gắn kết sau chiến tranh giữa các cơ quan chức năng của hai Chính phủ Việt Nam và Mỹ trên tinh thần “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”, - lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nêu rõ.

Thông tin tại buổi lễ, ông Patrick White cho rằng, bản kế hoạch tạo nền tảng cho việc ứng dụng công nghệ giải trình tự ADN thế hệ mới nhằm xác định danh tính những người mất tích trong chiến tranh trên quy mô lớn.
“Thông qua Kế hoạch triển khai này, ICMP hy vọng sẽ góp phần hỗ trợ các cơ quan hữu quan của Việt Nam trong việc tìm kiếm những người mất tích trong chiến tranh”, - ông Patrick White khẳng định.
Thay mặt Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, GS.TS. Chu Hoàng Hà gửi lời cảm ơn đến Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động TB&XH, Bộ Công an, Cơ quan Việt Nam Tìm kiếm Người mất tích (VNOSMP), Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và các đối tác tin cập đã tích cực tham gia vào nhiệm vụ giám định ADN người mất tích trong chiến tranh.

Sự hỗ trợ về công nghệ gen mới nhất từ Hà Lan

Giải trình tự gen thế hệ mới là công nghệ cho phép giải mã đồng thời hàng triệu đoạn ADN trong cùng lúc, qua đó giúp nâng cao hiệu suất của quá trình giải mã hệ gen người.
Theo PGS.TS Phí Quyết Tiến, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học, cho hay, các chuyên gia từ Hà Lan sẽ phối hợp và giúp tối ưu công nghệ cho phía Việt Nam, đồng thời hỗ trợ công nghệ và hóa chất vật tư cùng một số thiết bị bổ sung.
“Viện cũng gửi người sang Hà Lan để học hỏi, sau đó trở về triển khai trên đối tượng mẫu và các cơ sở giám định tại Việt Nam”, - PGS.TS Phí Quyết Tiến thông tin.
Phó Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học cho biết, trước đây Việt Nam áp dụng công nghệ cũ, khi đó phù hợp với điều kiện trong nước làm với quy mô nhỏ.
Tuy nhiên, hiện nay, xu hướng thế giới với các thiết bị phát triển và hỗ trợ xây dựng quy trình công nghệ, nên công nghệ cũ không còn phù hợp với chất lượng xương, giám định tăng lên cả về cỡ mẫu và yêu cầu chất lượng. Chia sẻ với VnExpress, chuyên gia cho hay, trước mắt chưa đánh giá được công nghệ mới có thực sự phù hợp với điều kiện Việt Nam hay không, nhưng về mặt khoa học, công nghệ này được đánh giá phù hợp với điều kiện chất lượng mẫu xương và số lượng các mẫu ở Việt Nam.
© Ảnh : Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt NamChụp ảnh lưu niệm sau lễ ký kết.
Chụp ảnh lưu niệm sau lễ ký kết. - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.11.2022
Chụp ảnh lưu niệm sau lễ ký kết.
Đồng thời, ở giai đoạn đầu số lượng mẫu đưa vào thực hiện sẽ được điều phối bởi Bộ Lao động Thương binh xã hội, Bộ Ngoại giao.
“Con số ước chừng khoảng 100 mẫu đưa vào thử nghiệm để đánh giá quy trình công nghệ, sau đó xem xét có phù hợp để tiến hành trên diện rộng hay không”, - PGS.TS Phí Quyết Tiến cho biết.
Đại diện Viện Công nghệ sinh học cũng nhấn mạnh, bên cạnh yếu tố con người, cần phải thay đổi công nghệ, cập nhật theo tình hình phát triển chung về khoa học công nghệ thế giới cũng như thiết bị máy móc để áp dụng vào đặc thù cụ thể của Việt Nam.
Với nỗ lực của các cơ quan hữu quan Việt Nam – Hoa Kỳ, cũng như việc nhận công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới (NGS) được chuyển giao từ Hà Lan, chuyên gia kỳ vọng, công tác tìm kiếm, xác định danh tính hài cốt những người mất tích trong chiến tranh Việt Nam sẽ được thực hiện hiệu quả trên quy mô lớn.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала