Viettel, FPT sản xuất chip thành công: Việt Nam đủ sức phát triển ngành vi mạch bán dẫn

© AFP 2023 / Nicolas ASFOURI Chip dành cho điện thoại thông minh
Chip dành cho điện thoại thông minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.11.2022
Đăng ký
Vừa qua, FPT Semiconductor, doanh nghiệp sản xuất chip thuộc Tập đoàn FPT ra mắt sản phẩm đầu tiên trong lĩnh vực IoT ứng dụng trong ngành y tế, Viettel cũng sản xuất được chip dùng cho các thiết bị 5G và sẽ sớm thương mại hóa, đây là những tín hiệu đáng khích lệ cho ngành vi mạch Việt Nam.
Theo các chuyên gia, trong cuộc đua của các nhà sản xuất chip, phát triển ngành công nghiệp chất bán dẫn toàn cầu, Việt Nam đang nổi lên là một trong những điểm đến mới hấp dẫn.
Việt Nam cũng được đánh giá là một thị trường mới nổi điển hình, có cơ hội tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng chất bán dẫn với tiềm năng tăng trưởng rất lớn.

Ba lợi thế phát triển ngành vi mạch Việt Nam

Ngày 11/11, Hiệp hội SEMI Đông Nam Á (SEMI SEA) phối hợp với Hội Công nghệ vi mạch bán dẫn TP.HCM (HSIA), Khu Công nghệ cao TP.HCM (SHTP) tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam với chủ đề “Kết nối Việt Nam với hệ sinh thái bán dẫn Đông Nam Á”.
Mục đích của Hội nghị là nhằm trao đổi, tìm hiểu cơ hội tăng trưởng trong ngành bán dẫn của Việt Nam và trên toàn hệ sinh thái điện tử Đông Nam Á.
Đồng thời, đây cũng là dịp chia sẻ quan điểm của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp trong khu vực, các chính sách đầu tư của Chính phủ, các sáng kiến phát triển tài năng và xu hướng chuyển đổi kỹ thuật số của Việt Nam.
Phát biểu tại đây, ông Phạm Đức Long, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, nguồn nhân lực lao động phổ thông, kỹ dư trình độ cao dồi dào là một trong ba lợi thế quan trọng để phát triển ngành vi mạch Việt Nam.
Logo FPT đã gắn bản quyền lên con chip IoT Y tế - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.11.2022
Bất ngờ con chip IoT Y tế đầu tiên của FPT: Việt Nam sản xuất thành công chip vi mạch?
Đánh giá về lợi thế thứ hai, theo Thứ trưởng Phạm Đức Long, hệ thống các khu công nghệ cao, khu công nghệ tập trung tại các trung tâm kinh tế lớn của cả nước như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, tạo không gian làm việc, cộng đồng doanh nghiệp ICT lớn. Thứ trưởng cho hay, trong số này, có nhiều doanh nghiệp với vai trò dẫn dắt như Viettel, FPT, các start-up, doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực ICT.
Yếu tố thứ ba được đánh giá là lợi thế để phát triển ngành vi mạch Việt Nam chính là khung thể chế đã dần được hoàn thiện. Thứ trưởng cho biết, vai trò của Chính phủ là rất quan trọng với việc ban hành nhiều chính sách, hành lang pháp lý, tạo điều kiện cho ưu đãi đầu tư và phát triển các lĩnh vực công nghệ cao, trong đó, vi mạch bán dẫn được đánh giá là “ưu tiên hàng đầu”.
“Bộ Thông tin và Truyền thông đang hoàn thiện dự thảo chiến lược phát triển ngành công nghiệp ICT trình Chính phủ”, - Thứ trưởng thông tin.
Cùng với đó, Bộ TT&TT cũng nghiên cứu đề xuất trình Quốc hội thông qua Luật phát triển ngành vi mạch với mong muốn hoàn thiện thể chế cho ngành công nghiệp ICT.
Theo Thứ trưởng Phạm Đức Long, với sự phát triển của các khu công nghệ cao ở vị trí thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào, Việt Nam đã trở thành điểm đến đầu tư của các doanh nghiệp sản xuất chip hàng đầu thế giới như Intel, Samsung và các công ty thiết kế chip như Synopsys, Renesas.
Với việc trong nước thời gian qua cũng đạt một số thành tựu – điển hình như việc hồi tháng 9, doanh nghiệp sản xuất chip thuộc Tập đoàn FPT đã ra mắt sản phẩm đầu tiên trong lĩnh vực IoT ứng dụng trong ngành y tế hay Viettel cũng sản xuất được chip dùng cho các thiết bị 5G và sẽ sớm thương mại hóa, Thứ trưởng Long đánh giá, đây được coi là bước tiến đáng khích lệ cho ngành vi mạch của Việt Nam.

Việt Nam có cơ hội tham gia sâu hơn vào ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu

Tại Hội nghị, ông Karen Leo, Phó Giám đốc điều hành Singapore Global Network khẳng định, Việt Nam đang trở thành điểm đến mới của ngành công nghiệp bán dẫn, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước.
Cùng quan điểm, bà Linda Tan, Chủ tịch Hiệp hội SEMI Đông Nam Á cũng đánh giá cao tiềm năng phát triển ngành vi mạch Việt Nam.
Bà Tan nhấn mạnh, Việt Nam là một thị trường mới nổi trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu và sẽ tiếp tục phát huy tiềm năng tăng trưởng rất lớn.
“Chúng tôi đã thành lập một nhóm hơn 50 đại biểu từ hơn 8 quốc gia để thảo luận nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam và chuỗi cung ứng vi điện tử Đông Nam Á”, - Chủ tịch SEMI SEA cho hay.
Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam lần này góp thêm vào tầm nhìn của Hiệp hội SEMI Đông Nam Á nhằm thúc đẩy chuỗi cung ứng trong khu vực.
Công nghệ sản xuất chip - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.10.2022
Việt Nam hoàn toàn đủ năng lực sản xuất chip, chất bán dẫn
Theo PGS.TS Nguyễn Anh Thi, Trưởng Ban quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM, hiện Việt Nam cũng có gần 5.000 kỹ sư làm việc trong lĩnh vực thiết kế vi mạch, trong đó chủ yếu tập trung tại TP. Hồ Chí Minh.
Đồng thời, thành phố cũng được đánh giá là điểm đến lý tưởng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực thiết kế vi mạch.

“Nguồn nhân lực và việc thu hút đầu tư nhiều doanh nghiệp sản xuất vi mạch khiến TP HCM được coi là điểm đến lý tưởng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này”, - PGS.TS Nguyễn Anh Thi cho biết.

Trưởng Ban quản lý Khu công nghệ cao thành phố cho biết, sứ mệnh của SHTP là xây dựng nền tảng cho các ngành công nghệ cao và bán dẫn là một trong những ngành ưu tiên thu hút đầu tư, phát triển.
Khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh cũng đã khởi động nhiều sáng kiến nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp vi mạch trong thời gian tới.
Đáng chú ý, Khu công nghệ cao TP.HCM cũng đã ký kết hợp tác với tập đoàn Synopsys hình thành Trung tâm thiết kế vi mạch và đã đưa vào vận hành từ tháng 10/2022 để hỗ trợ các trường, viện trong thúc đẩy nghiên cứu, đào tạo thiết kế vi mạch.

Để Việt Nam thành một trung tâm sản xuất vi mạch bán dẫn mới nổi

Như Sputnik đã thông tin, Việt Nam đã bước chân vào lĩnh vực sản xuất chip, phát triển ngành công nghiệp chất bán dẫn với quyết tâm trở thành một trung tâm sản xuất nổi bật của khu vực trong tương lai.
Để thúc đẩy ngành công nghiệp chất bán dẫn, Việt nam đã ban hành nhiều chính sách, hành lang pháp lý nhằm tạo điều kiện thúc đẩy ưu tiên đầu tư, phát triển các sản phẩm, lĩnh vực vi mạch bán dẫn.
Theo Chủ tịch Hội Công nghệ vi mạch bán dẫn TP.HCM Nguyễn Anh Tuấn, để trở thành một trung tâm sản xuất vi mạch bán dẫn mới nổi, Chính phủ Việt Nam cần đảm bảo cơ sở hạ tầng, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tăng tính minh bạch và tiếp tục cập nhật khung pháp lý để bảo đảm cạnh tranh bình đẳng.
Lắp ráp chip. - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.08.2022
Việt Nam cần làm gì để tận dụng cơ hội trong cuộc đua chip toàn cầu?
Việt Nam hiện đang nắm trong tay cơ hội rất lớn để tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi cung ứng toàn cầu, tham gia các công đoạn sản xuất từ thấp đến cao với các nước sản xuất chip, đồng thời, Việt Nam cũng có thể tham gia chuỗi cung cấp nguyên liệu sản xuất chip từ việc hợp tác khai thác các nguồn vật liệu tiềm năng.
Có thể khẳng định, quyết định sản xuất chip tại Việt Nam được đưa ra đúng thời điểm, khi thế giới đang thiếu chip còn Việt Nam thì đang triển khai công cuộc chuyển đổi kỹ thuật số và hướng đến nền kinh tế phát triển sáng tạo.
Tại Hội nghị, các đại biểu, nhà khoa học, doanh nghiệp trong ngành bán dẫn vi mạch đã cùng trao đổi, bàn luận các nội dung xu thế phát triển, những thách thức và cơ hội của ngành vi mạch bán dẫn của thế giới và khu vực, cơ hội của Việt Nam, cũng như giải pháp xây dựng mối quan hệ, hợp tác kinh doanh, đầu tư trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn trong nước với hệ sinh thái bán dẫn Đông Nam Á, qua đó, giúp Việt Nam – ASEAN tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn toàn cầu.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала