Ban lãnh đạo Việt Nam lựa chọn gì: lợi ích của đất nước hay là hệ tư tưởng?

© Sputnik / Taras IvanovKhách du lịch
Khách du lịch - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.11.2022
Đăng ký
Tuần này không nhiều thông tin về Việt Nam trên các phương tiện truyền thông Nga và nước ngoài, nhưng dù vậy bạn đọc vẫn có thể hài lòng với những bài phân tích thú vị.
Chính sách đối ngoại, kinh tế và du lịch – đó là những chủ đề cơ bản mà chúng tôi sẽ đề cập trong bài tổng quan truyền thống «Việt Nam trên báo chí nước ngoài».

«Thêm bạn bớt thù»

Giới truyền thông tập trung chú ý vào chuyến thăm của ông Nguyễn Phú Trọng đến Bắc Kinh ngay sau khi kết thúc Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc. Tác giả của bài viết trên tờ The Diplomat tranh luận với những ai cho rằng hệ tư tưởng là nền tảng cơ sở trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Mục tiêu chiến lược chính sách đối ngoại của Việt Nam là tối đa hóa lợi ích quốc gia và tránh việc lựa chọn bên. Theo hướng dẫn từ nguyên tắc chủ đạo này, Việt Nam không chỉ duy trì quan hệ tốt đẹp với cả Hoa Kỳ và Trung Quốc, đồng thời còn mở rộng mạng lưới đối tác bao gồm các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia, vốn có lập trường tư tưởng mâu thuẫn chống đối Việt Nam. Cách hành xử quốc tế của Việt Nam được phân định bởi tầm nhìn và quyết sách cân bằng trong mối quan hệ với lợi ích quốc gia, chứ không phải là hệ tư tưởng, tác giả khái quát.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.11.2022
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã viết gì cho ông Tập Cận Bình sau chuyến thăm?
The Star đưa tin về chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam tới Campuchia trong khuôn khổ lễ kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao song phương, trùng với dấu ấn chính thức nối lại quan hệ hợp tác toàn diện sau đại dịch COVID-19, đặc biệt là trong kinh tế, thương mại và du lịch.
Còn trên tờ báo Nga Krestyanskiye Vedomosti đăng bài viết kể về sự phát triển của quan hệ Việt Nam - Philippines.

Chứng khoán Việt Nam tiếp tục rớt

Bản tin thời sự kinh tế về Việt Nam cho thấy cả thành công và những vấn đề. Ta hãy bắt đầu với thành công. Tờ Xinhhua viết về lợi thế của việc Hà Nội tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership- RCEP), sẽ mang lại cho nước CHXHCN Việt Nam cơ hội nâng cao giá trị gia tăng và năng suất bằng cách thúc đẩy mở rộng thị trường, thu hút đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất và tăng cường chuyên môn hóa trong các ngành vốn là thế mạnh của Việt Nam. Đến lượt nó, điều này sẽ thu hút thêm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong khuôn khổ chuỗi cung ứng và giúp các doanh nghiệp trong nước tiếp tục tham gia mạnh hơn sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Cũng hãng tin này thông báo về việc Quốc hội Việt Nam tăng 20% ​​lương cơ bản, 12,5% - lương hưu và trợ cấp an sinh xã hội.
Xinhhua cũng viết rằng nhu cầu vàng ở Việt Nam đã tăng gần 300% so với năm ngoái.
Thiên nga đen - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.11.2022
Sự kiện ‘thiên nga đen’ và tâm lý đám đông kéo chứng khoán Việt Nam suy giảm kỷ lục
Ấn phẩm Mỹ National Hog Farmer kể về mối quan tâm của nhà nông ở Hoa Kỳ đối với thị trường thịt lợn Việt Nam và lưu ý rằng mức thuế đối với thịt lợn Mỹ là 10%, trong khi các đối thủ cạnh tranh vẫn nhận được mức thuế thấp hơn. Nhà cung Dẫn đầu về cung cấp thịt lợn cho Việt Nam là Nga với mức thuế suất bằng 0 trong khuôn khổ FTA.
Bài đăng trên Meat Expert cho biết hiện có 27 nhà sản xuất thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn của Nga được quyền thâm nhập thị trường Việt Nam, và đang tiếp nối các cuộc đàm phán nhằm mở rộng phạm vi các nhà cung cấp sản phẩm của ngành chăn nuôi đến thị trường Việt Nam.
Và bây giờ ta nói về những vấn đề tồn tại. Vietnam Briefing viết rằng chỉ số của ngành sản xuất công nghiệp Việt Nam đã giảm 1,9%, đặc biệt là quy mô của khối dệt may đã hạ thấp, bởi xuất khẩu trong tháng 9 giảm 31,9% so với tháng trước. Đơn đặt hàng giảm do lạm phát gia tăng ở tây bán cầu, ảnh hưởng nặng nề đến người tiêu dùng.
Trong khi đó Bloomberg viết rằng chỉ số chứng khoán Việt Nam, vốn đã trở thành chỉ số cơ bản tồi tệ nhất trên thế giới, lại tiếp tục rớt thêm do giá cổ phiếu bất động sản và ngân hàng giảm.
3dnews dành hẳn một bài viết để nói về việc Apple chuyển hoạt động sản xuất điện thoại thông minh smartphone từ Trung Quốc sang Việt Nam. Theo các chuyên gia cảnh báo, quá trình «thoát Trung» của tập đoàn «Táo cắn dở» có thể mất nhiều năm.
Cô gái đeo mặt nạ trên sàn giao dịch chứng khoán - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.09.2022
Nhà đầu tư 'bất ngờ, ngỡ ngàng, ngơ ngác và bật ngửa' với chứng khoán Việt Nam
Các ấn phẩm tiếng Nga đăng tải một số bài viết phân tích thú vị về nền kinh tế Việt Nam. Forbes chia sẻ kinh nghiệm của các doanh nghiệp nước ngoài đã khai trương kinh doanh của họ tại Việt Nam.
«Việt Nam là thị trường nhiều triển vọng hứa hẹn. Thời gian gần đây, mức sống của cư dân địa phương đã thay đổi đáng kể, nhiều người gia nhập tầng lớp trung lưu, điều này cho phép các doanh nhân có thể tạo lập nhiều dịch vụ và dự án khác nhau», - tạp chí dẫn lời một doanh nhân cho biết.
Còn tờ RB kể về những gì Việt Nam đang làm để thu hút các nhà sản xuất công nghệ cao từ Trung Quốc, nhưng cũng lưu ý rằng trên thị trường này hiện có rất ít doanh nghiệp Việt Nam.

Chào mừng đến với thủ đô phương Bắc bên sông Neva!

Tờ Dnevnik Saint-Peterburg đăng bài tường thuật về chương trình “Chào mừng đến với Saint-Peterburg», dự án được thiết kế để tăng lượng du khách quốc tế và sự tham gia của các công ty du lịch Việt Nam.
«Tất cả những ai đến thành phố bên sông Neva trong khuôn khổ dự án đều cảm nhận vẻ đẹp tuyệt vời và sự an toàn ở Saint-Peterburg và cả nước Nga nói chung», - ấn phẩm trích dẫn ý kiến ​​của một vị lãnh đạo ngành du lịch Việt Nam.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала