Tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Việt Nam-Trung Quốc kết nối Á- Âu: Dự án khổng lồ

© Ảnh : Embassy of Timor-Leste in VientianeMột chuyến tàu CR200J tại Ga Vang Vieng trên Đường sắt Trung Quốc-Lào
Một chuyến tàu CR200J tại Ga Vang Vieng trên Đường sắt Trung Quốc-Lào - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.11.2022
Đăng ký
Trên cơ sở tiềm năng hợp tác lớn, chuyên gia Trung Quốc đã “hiến kế” giúp Việt Nam phát triển tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn kết nối Á- Âu.
Đường sắt khổ tiêu chuẩn qua Trung Quốc sẽ kết nối Việt Nam với các thị trường Á-Âu, thúc đẩy phát triển đường sắt xuyên Á, đây là nhận định được Thời báo Hoàn Cầu (Global Times), một trong những cơ quan ngôn luận hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đưa ra.
Cần nhấn mạnh rằng, thương mại hàng hóa đường sắt giữa Trung Quốc và Việt Nam đã ghi nhận sự tăng trưởng nhanh chóng trong 10 tháng đầu năm 2022.

Kết nối Việt Nam với thị trường Á-Âu

Báo Trung Quốc đánh giá về hiện trạng phát triển ngành đường sắt Việt Nam, tiềm tăng vận tải hàng hoá thông qua tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn qua Trung Quốc, giúp Việt Nam kết nối sâu rộng ra thế giới, các thị trường Á- Âu, nâng cao hiệu quả giao thương.
Theo cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, khi thương mại hàng hóa giữa Trung Quốc và Việt Nam đang tăng trưởng nhanh chóng trong những năm gần đây, đặc biệt là quyết tâm của hai nước láng giềng trong việc tăng cường kết nối đường sắt, tất cả đã mang lại bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực giao thông thương mại hàng hóa giữa Việt Nam – Trung Quốc và các quốc gia bên ngoài.
Dẫn chứng về đà tăng trưởng mạnh mẽ của vận tải hàng hoá bằng đường sắt, Hoàn Cầu dẫn dữ liệu của Cơ quan hải quan Nam Ninh, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc cho hay tổng cộng, đã có 607.000 tấn hàng hóa lưu chuyển qua biên giới, tăng 58,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Về giá trị, thương mại hàng hóa song phương tăng 1,5 lần lên mức 16,58 tỷ nhân dân tệ (2,33 tỷ USD). Số lượng dịch vụ tàu xuyên biên giới tăng 26,9% lên 1.936.

“Xu hướng tăng trưởng thương mại nhanh chóng diễn ra khi cả Trung Quốc và Việt Nam công bố những nỗ lực chung để đẩy nhanh dự án đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng trong một tuyên bố vào tháng 11 này”, - Hoàn Cầu khẳng định.

Lợi ích nhiều bề cho Việt Nam

Sun Zhang, một chuyên gia đường sắt từ Đại học Đồng Tế Thượng Hải, nói với Thời báo Hoàn cầu hôm Chủ nhật rằng tuyến đường sắt huyết mạch Việt - Trung có thể trở thành một tuyến đường sắt đa năng.
Hiểu đơn giản, tuyến này vừa đảm nhận chức năng vận tải hành khách vừa chuyên chở cả hàng hóa với các chuyến tàu chạy với tốc độ tối đa 200 km/giờ, dựa trên nhu cầu hiện tại và tình hình phát triển trong khu vực.

“Giải pháp đã được chứng minh là công nghệ ở Trung Quốc”, - ông Sun nói và lưu ý rằng đường sắt sẽ có thể vận chuyển hàng hóa thương mại điện tử được sản xuất ở cả Trung Quốc và Việt Nam.

Theo chuyên gia của Đại học Đồng Tế Thượng Hải, với một tuyến đường sắt quan trọng như vậy, hàng hoá của Việt Nam sẽ được kết nối với thị trường Á-Âu rộng lớn và mở thêm giao thương với những khách hàng ở khu vực đầy tiềm năng.
Chuyên gia của Trung Quốc lưu ý, kết nối đường sắt tốt hơn sẽ mang lại lợi ích lớn đối với Việt Nam, nơi đã phát triển thành một trung tâm sản xuất quan trọng cho nhiều loại hàng hóa trong những năm gần đây.
Năm 2021, Việt Nam là nước xuất khẩu lớn thứ 11 sang EU, chiếm 1,8% thị phần nhập khẩu của EU.
Giới nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng, những nỗ lực trong việc tăng cường kết nối giữa Trung Quốc và Việt Nam sẽ thúc đẩy sự phát triển hơn nữa của tuyến đường sắt xuyên Á (TAR), với Đường sắt Trung Quốc-Lào, chặng đầu tiên của mạng lưới đường sắt quốc tế, đã cho thấy tiềm năng của kết nối đường sắt này mạnh mẽ như thế nào.

“Tuyến đường phía đông của TAR khi hoàn tất có thể kết nối Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia và Thái Lan, từ đó tiếp tục kết nối với Malaysia và Singapore”, - ông Sun bày tỏ.

Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng kết nối mới, xuất phát từ những nỗ lực của ngành đường sắt của cả hai nước Việt – Trung, cũng sẽ cộng hưởng tác động với Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), hiệp ước thương mại tự do lớn nhất thế giới ở thời điểm này.
Nhiều công ty xuất khẩu rau quả, trái cây, hàng nông thuỷ sản của Việt Nam đã và đang tận dụng sự thuận lợi thương mại do RCEP mang lại, để xuất đặc sản địa phương sang Trung Quốc.
Tuy nhiên, vấn đề hiện nay chính là, sự khác biệt về khổ đường sắt giữa hai nước đã làm giảm hiệu quả thông thương qua cửa khẩu, như thời gian qua đã thấy.
Phó Chủ tịch điều hành Ủy ban Châu Âu (EC) Frans Timmermans và Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh trên tàu di chuyển từ ga Cầu Giấy đi depot Nhổn. - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.02.2022
Đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội: Châu Âu giúp Việt Nam tránh bài học như với Trung Quốc

Thay đổi kết nối đường sắt Việt Nam – Trung Quốc

Như Sputnik đã thông tin, trong chuyến thăm chính thức Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng từ ngày 30/10 - 01/11/2022, hai bên đã ra “Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc về tiếp tục đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc”.
Trong đó, nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa, nâng cao kim ngạch thương mại giữa hai nước, hai bên nhất trí thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác trong lĩnh vực vận tải hàng không, đường bộ và đường sắt.
Hai bên nhất trí sớm trao đổi, đàm phán sửa đổi Hiệp định đường sắt biên giới Việt Nam - Trung Quốc ký năm 1992; ủng hộ doanh nghiệp đường sắt hai nước tăng cường hợp tác về nâng cao lượng vận chuyển hàng hóa Việt Nam quá cảnh qua Trung Quốc.
Theo tuyên bố chung, hai bên đồng thuận tích cực thúc đẩy kết nối chiến lược phát triển hai nước, đẩy nhanh trao đổi, ký kết Kế hoạch hợp tác giữa Chính phủ hai nước về thúc đẩy kết nối giữa Khuôn khổ “Hai hành lang, một vành đai” với Sáng kiến “Vành đai và Con đường”, triển khai hợp tác năng lực sản xuất, hợp tác xây dựng kết cấu hạ tầng và kết nối giao thông, sớm hoàn thiện đánh giá Quy hoạch tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
Việt Nam và Trung Quốc cũng khẳng định sẽ tiếp tục đẩy mạnh mở cửa cửa khẩu/lối mở biên giới, thúc đẩy xây dựng kết cấu hạ tầng qua biên giới, trong đó tập trung trao đổi thống nhất phương án kết nối đoạn đường sắt giữa ga Lào Cai (Việt Nam) - ga Hà Khẩu Bắc (Trung Quốc); giữ gìn trật tự tốt đẹp và thúc đẩy phát triển ở khu vực biên giới.
Trên thực tế, việc kết nối đường sắt Lào Cai (Việt Nam) - Hà Khẩu (Vân Nam, Trung Quốc) đã được Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đưa vào kế hoạch phát triển đường sắt đến năm 2030.
Theo chia sẻ của một đại diện doanh nghiệp vận tải thường xuyên xuất khẩu hàng từ Hải Phòng sang Vân Nam, Trung Quốc với VTV, hiện phát sinh thêm một loại chi phí là sang tải. Tức khi hàng đến Lào Cai, phải thuê máy móc, nhân công để mở thùng, chuyển hàng sang toa hàng mới, từ đó, hàng mới có thể sang được Vân Nam. Nguyên nhân là đường sắt chưa được kết nối.
Theo ghi nhận, hàng hóa khi đến ga Lào Cai phải tạm dừng tại đây, sau đó phải sang tải từ toa xe màu đỏ sang toa xe màu xanh, do đường sắt Việt Nam vẫn sử dụng khổ đường sắt nhỏ là 1m, trong khi đường sắt Trung Quốc dùng khổ đường sắt lớn hơn. Điều này khiến cho hàng hóa đến đây phải dừng lại một ngày trước khi sang Trung Quốc.
Đường sắt Hà Nội - Lài Cai được xây dựng từ năm 1906, với khổ đường 1m. Trong khi đó, hiện Trung Quốc đã đổi sang khổ đường sắt hơn 1,4m.

“Chính vì sự khác nhau này mà hàng hóa phải dừng lại, phát sinh thêm chi phí, thời gian và hao hụt hàng hóa”, - VTV lưu ý.

Do đó, khi đường sắt Lào Cai - Hà Khẩu được kết nối, các chuyến tàu này sẽ chạy thẳng mà không mất thời gian dừng lại sang tải, từ đó, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vận tải, thúc đẩy phát triển vận tải hàng hóa bằng đường sắt giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc.

Tiềm năng “khổng lồ”

Trong tuyên bố chung của hai nước về việc tăng cường và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, có 3 điểm tham khảo về các quyết định thúc đẩy tuyến đường sắt.
Trong đó, Hà Nội và Bắc Kinh đều cùng kêu gọi lãnh đạo các cơ quan hữu quan sớm hoàn tất việc rà soát quy hoạch tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng, thảo luận về việc sửa đổi Hiệp định đường sắt song phương năm 1992 và đồng thuận cho kế hoạch kết nối Lào Cai và Hà Khẩu.

“Nhằm thúc đẩy thương mại xuyên biên giới, một tuyến đường sắt mới là điều bắt buộc và khi quá trình xây dựng được bắt đầu, đó sẽ là một cuộc đại tu hoàn chỉnh”, - một người trong ngành chia sẻ với Thời báo Hoàn cầu.

Vấn đề trước mắt đối với tuyến đường sắt huyết mạch Việt Nam – Trung Quốc này chính là “thời điểm khởi công”.

“Câu hỏi duy nhất là khi nào dự án khổng lồ đó sẽ bắt đầu”, - vị quan chức giấu tên cho biết.

Theo vị chuyên gia, một tuyến đường sắt khổ đơn là không thể xử lý đủ lưu lượng vận chuyển hàng hóa.
Hiện nay, hàng hóa do đường sắt vận chuyển chỉ chưa đến 2% và giữ vai trò tiềm năng rất lớn trong vận tải đường sắt của Việt Nam.

“Việc sở hữu một tuyến đường sắt khổ đôi và thậm chí là một tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam nối Hà Nội và TP.HCM sẽ là một bước tiến trong việc củng cố vận tải hàng hóa đường sắt của đất nước”, - vị chuyên gia Trung Quốc nêu quan điểm.

Theo Hoàn Cầu, sự phát triển kinh tế nhanh chóng ở Việt Nam cũng có nghĩa là Chính phủ Việt Nam đang ngày càng có nhiều nguồn lực hơn.
Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông có chiều dài tuyến đi trên cao là 13,5 km với 12 nhà ga.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.11.2022
Việt Nam có nên chọn làm đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam 250km/h?

“Tôi nghĩ Việt Nam sẽ không theo đuổi hệ thống tiêu chuẩn với vận tốc chỉ hạn chế vào khoảng 80-120 km một giờ. Việt Nam sẽ theo đuổi phát triển tuyến đường sắt tốc độ cao hơn. Đồng thời, các cơ sở hạ tầng liên quan khác như đường hầm và cầu lên xuống cũng sẽ cần được xây dựng lại và cải thiện để phục vụ cho hệ thống tàu tốc độ cao trong tương lai”, - chuyên gia lưu ý.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала