Kế hoạch sử dụng gói tài chính khí hậu 15 tỷ USD của Việt Nam

© Sputnik / Ha LinhPhó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng
Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.12.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Việt Nam thông tin về việc sẽ sử dụng 15 tỷ USD tài trợ từ các nước G7 như thế nào tại họp báo thường kỳ diễn ra vào chiều 15/12 tại Hà Nội.
Trả lời câu hỏi của về việc Việt Nam sử dụng 15 tỷ USD tài trợ từ các nước G7 như thế nào trong việc chuyển đổi năng lượng xanh, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết:
“Việt Nam đã cùng các nước G7 và các đối tác quốc tế khác thông qua Tuyên bố chính trị về thiết lập Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP). Đây là bước đi cụ thể để tiếp tục huy động nguồn lực tài chính và công nghệ nhằm góp phần thực hiện chủ trương chính sách của Việt Nam về xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường; hỗ trợ Việt Nam thực hiện cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 với sự hỗ trợ của quốc tế”.
Bà Hằng cũng cho biết thêm:
“Đồng thời việc thông qua cam kết chính trị cũng khẳng định mạnh mẽ sự nhất quán và nỗ lực rất lớn của Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu, thể hiện trách nhiệm của Việt Nam trong việc chung tay giải quyết biến đổi khí hậu - một trong những thách thức toàn cầu lớn nhất hiện nay”.
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.12.2022
Mỹ tự hào là đối tác của Việt Nam
Trước đó, như Sputnik đã thông tin, Việt Nam là quốc gia thứ ba triển khai JETP (sau Nam Phi và Indonesia). JETP Việt Nam được xây dựng dựa trên quan hệ đối tác cơ sở hạ tầng và đầu tư toàn cầu (PGII) của nhóm các quốc gia G7 do Vương quốc Anh khởi xướng. Trọng tâm của JETP là đảm bảo quá trình chuyển dịch khỏi nhiên liệu hóa thạch công bằng.
Ngày 14/12, trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN - EU, các nhà lãnh đạo từ Việt Nam, Vương quốc Anh và Liên minh Châu Âu đã công bố một Thỏa thuận chung về Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng mới đầy tham vọng (JETP).
Theo đó, G7 sẽ hỗ trợ Việt Nam thực hiện mục tiêu Net Zero vào năm 2050, đẩy nhanh việc đạt đỉnh điểm phát thải khí nhà kính và chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng sạch. JETP sẽ huy động khoản tài chính công và tư nhân ban đầu trị giá 15,5 tỷ USD trong vòng 3 đến 5 năm tới để hỗ trợ quá trình chuyển đổi xanh của Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh ASEAN – EU lần thứ 10 - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.12.2022
Bloomberg: Gói tài chính 15 tỉ USD giúp Việt Nam giảm phụ thuộc vào than có thể được ký hôm nay
Cũng tại họp báo, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam bà Phạm Thu Hằng cũng đưa ra bình luận về việc EU công bố đóng góp 10 tỷ euro triển khai chiến lược Cửa ngõ toàn cầu thông qua các dự án hợp tác, khởi động Sáng kiến Nhóm châu Âu về kết nối bền vững tại ASEAN.

“Việt Nam hoan nghênh việc EU đóng góp 10 tỷ euro hỗ trợ triển khai chiến lược Cửa ngõ toàn cầu thông qua các dự án hợp tác khởi động Sáng kiến Nhóm châu Âu về kết nối bền vững tại ASEAN. Quyết định này góp phần đẩy mạnh hợp tác kinh tế - thương mại, ổn định chuỗi cung ứng, hướng tới thiết lập FTA - ASEAN - EU và tăng cường kết nối thông qua triển khai với Kết nối chung năm 2020 và Hiệp đinh vận tải hàng không toàn diện ASEAN - EU thu hẹp khoảng cách phát triển và phát triển của tiểu vùng cũng như hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu, hợp tác chuyển đổi số và năng lượng v.v.”, bà Hằng cho biết.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала