Hé lộ mối quan hệ giữa cựu Phó tổng giám đốc AIC và bà Nhàn

© TTXVN - Phạm Trung KiênXét xử vụ AIC: Phần xét hỏi các bị cáo
Xét xử vụ AIC: Phần xét hỏi các bị cáo - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.12.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Tại tòa, bị cáo Hoàng Thị Thúy Nga, cựu Phó tổng giám đốc AIC, không xin giảm nhẹ cho mình mà mong tòa xem xét cho 6 cấp dưới.
Sáng 27/12, phiên tòa xét xử 36 bị cáo trong vụ thông thầu xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai và Công ty CP Tiến bộ Quốc tế (AIC) gây thất thoát hơn 152 tỷ đồng tiếp tục phần tranh luận của các luật sư.
Là cựu lãnh đạo duy nhất của Công ty CP Tiến bộ Quốc tế (viết tắt là Công ty AIC) hầu tòa, bị cáo Hoàng Thị Thúy Nga, cựu Phó tổng giám đốc AIC, được xác định phạm tội “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và bị viện kiểm sát đề nghị mức án từ 8 - 9 năm tù.
Bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thị Thúy Nga (cựu Phó tổng giám đốc Công ty AIC), các luật sư cho biết, ngoài vụ án này, bị cáo Nga còn bị khởi tố, điều tra trong 3 vụ án khác. Theo luật sư liên quan Dự án tại Đồng Nai, bị cáo Nga khi đó chỉ là lãnh đạo Ban 1 của Công ty AIC, chưa phải Phó tổng giám đốc và chỉ “làm công ăn lương” và làm việc theo giấy ủy quyền.
Do các lãnh đạo cao nhất của Công ty AIC đang bỏ trốn nên luật sư cho rằng: "Trách nhiệm đè nặng lên Nga” và đề nghị tòa án cần xem xét việc này.
Xét xử sơ thẩm Công ty AIC và các đơn vị có liên quan trong vụ án xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.12.2022
Vụ AIC: Luật sư nói thân chủ của mình "không bỏ trốn"
Bà Nga bị cáo buộc là người giúp sức tích cực cho kẻ chủ mưu là bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn, cựu Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc AIC. Cụ thể, Nga nhiều lần cùng Nhàn gặp, tiếp xúc với bị cáo Trần Đình Thành, cựu Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai; Đinh Quốc Thái, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, đặt vấn đề chỉ đạo thực hiện tạo điều kiện cho AIC trúng thầu trái pháp luật.
Ngoài ra, Nga còn ký toàn bộ hồ sơ kỹ thuật tham gia thầu, điều chỉnh thời hạn thực hiện hợp đồng; chỉ đạo nhân viên dưới quyền thông đồng với chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn, tạo điều kiện cho AIC trúng 16 gói thầu của dự án Bệnh viện đa khoa Đồng Nai với tổng giá trị hơn 655 tỉ đồng. Hành vi của bị cáo Nga góp phần gây thiệt hại hơn 148 tỉ đồng tài sản Nhà nước.
Được tự bào chữa, Hoàng Thị Thúy Nga tranh luận bổ sung rằng, thời điểm thực hiện đấu thầu ở Bệnh viện Đồng Nai, bị cáo chỉ là Trưởng ban của Công ty AIC, làm việc theo các giấy ủy quyền và trong đó có nội dung: “Các công việc bị cáo thực hiện, công ty chịu trách nhiệm trước pháp luật”.
Tại tòa, bị cáo Nga không xin giảm hình phạt cho mình nhưng đề nghị giảm cho cấp dưới. Theo bà Nga, các bị cáo Nguyễn Tiến Thu, Nguyễn Quang Minh thuộc nhóm kỹ thuật của Ban 1 nên hoàn toàn không biết “quân xanh, quân đỏ” là gì, họ chỉ thực hiện nhiệm vụ mà không rõ mục đích.
Tiếp theo, cựu Phó tổng giám đốc Công ty AIC cho rằng, bị cáo Lưu Văn Phương “có thể đã phạm tội vì gửi hồ sơ thiết kế” tới công ty khác nhưng đây là hành vi “rất nhỏ”. Phương liên quan gói thầu số 7 ở Đồng Nai nhưng bị cáo Nga khẳng định gói thầu này Công ty AIC tham gia “công khai, minh bạch, không có thông thầu hay khuất tất”.
Xét xử vụ AIC: Phần xét hỏi các bị cáo - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.12.2022
Đang bỏ trốn, bà Nhàn “AIC” vẫn bị đề nghị mức án cực nặng
Trình bày về vai trò của Nguyễn Tấn Sỹ, kỹ sư của AIC, bị cáo Nga cho bị cáo Sỹ không tham gia lập hồ sơ thầu, chỉ “mua và nộp hồ sơ”. Việc mua và nộp nó dù “lắt léo một chút cũng không làm thay đổi kết quả trúng thầu của AIC”.
Với các lý lẽ của mình, bà Nga mong HĐXX xem xét cho 4 nhân viên kể trên (4 người này cùng bị đề nghị mức án từ 3 - 4 năm tù về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng) được hưởng án treo.
Ngoài ra, bà Nga mong tòa xem xét cho bị cáo Hoàng Thế Quỳnh, nhân viên của AIC. Theo bà Nga, hành vi của Quỳnh tương đương với Lê Trí Tuân, Trưởng nhóm hồ sơ Ban 1, nhưng lại bị đề nghị mức án nặng hơn, cụ thể Quỳnh từ 6 - 7 năm còn Tuân từ 4 - 5 năm. Do vậy, bà Nga mong tòa, viện kiểm sát cho Quỳnh được hưởng mức án như Tuân.
Người cuối cùng được bà Nga xin giảm nhẹ là bị cáo Lê Thị Hương, Phó ban Kế toán AIC, bị đề nghị nhận từ 30 - 36 tháng tù treo do có hành vi chỉnh sửa báo cáo tài chính, làm hồ sơ dự thầu ở Bệnh viện đa khoa Đồng Nai.
Người cuối cùng được Nga xin giảm nhẹ là Lê Thị Hương (Phó ban Kế toán Công ty AIC), hiện đang bị đề nghị nhận từ 30 - 36 tháng tù (hưởng án treo) do có hành vi chỉnh sửa báo cáo tài chính, làm hồ sơ dự thầu ở Bệnh viện Đồng Nai.
Xét xử sơ thẩm Công ty AIC và các đơn vị có liên quan trong vụ án xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.12.2022
Vụ AIC: Một bị cáo từ Mỹ gửi đơn xin xét xử vắng mặt
Theo bà Nga, hành vi của Hương “không trực tiếp ảnh hưởng các gói thầu ở Đồng Nai vì Hương không biết báo cáo được nộp làm hồ sơ thầu”. Cựu Phó tổng Công ty AIC cho hay đồng tình khi Hương được đề nghị án treo nhưng người này có nguy cơ tiếp tục bị xử lý.
“Bị cáo từng tranh luận với điều tra viên, hành vi của Hương có thể phạm tội nhưng phải được xét xử ở góc độ làm sai báo cáo tài chính, trong vụ việc khác. Còn nếu Hương bị xử lý ở vụ án này, các vụ án tiếp theo AIC bị khởi tố thì Hương lại bị khởi tố, truy tố tiếp hay sao và thực tế AIC đã bị khởi tố trong vụ án khác rồi”, bị cáo Nga nói.
Ngoài xin giảm nhẹ cho cấp dưới, bà Nga còn tác động để người thân của mình bỏ tiền giúp một số nhân viên nộp tiền khắc phục hậu quả, giúp họ được hưởng tình tiết giảm nhẹ.
Về quan hệ với Chủ tịch Công ty AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn, bị cáo Nga khai ban đầu rất rốt nhưng sau có mâu thuẫn nên bị cáo ra làm riêng. Bà Nga nói bà Nhàn nhiều lần hứa hẹn nhưng không thực hiện nên “tôi và nhân viên bị thiệt thòi” và Công ty AIC có nhiều “việc làm mạo hiểm”.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала