Nóng: Việt Nam triệu tập Hội nghị Trung ương bất thường, sẽ có biến động nhân sự?

© Sputnik / Taras IvanovTòa nhà Quốc hội Việt Nam được trang hoàng chào mừng Đại hội lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam
Tòa nhà Quốc hội Việt Nam được trang hoàng chào mừng Đại hội lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam  - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.12.2022
Đăng ký
Tại Việt Nam, chiều 30/12, Bộ Chính trị quyết định triệu tập hội nghị bất thường Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII lần thứ hai để cho ý kiến về công tác nhân sự, cán bộ.
Trước đó, ngày 6/6/2022, Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII họp bất thường lần thứ nhất quyết định khai trừ Đảng với cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và cựu Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh, liên quan đến đại án Việt Á, như Sputnik đã đưa tin.
Dù là triệu tập hội nghị bất thường, tuy nhiên, đối với nền chính trị ổn định của Việt Nam, đây là sự kiện hoàn toàn bình thường nhằm có những phản ứng, điều chỉnh, đưa ra những giải pháp kịp thời trước yêu cầu của thời cuộc, đáp ứng mong mỏi của người dân.

Vì sao Trung ương triệu tập cuộc họp bất thường?

Chiều ngày 30/12, Ban Chấp hành (BCH) Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam triệu tập cuộc họp bất thường.
Như thường lệ, sau đó Quốc hội sẽ mở kỳ họp bất thường. Nguyên nhân, mục đích theo chương trình dự kiến, là để bàn về nội dung công tác nhân sự, thay đổi cán bộ.
Hôm 23/12, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường thông báo Quốc hội khoá XV sẽ tổ chức kỳ họp bất thường lần thứ 2 vào sáng ngày 5/1/2023, trong đó, công tác nhân sự là nội dung đặc biệt quan trọng.
Như đã biết, tại Việt Nam, theo Điều lệ Đảng, Ban Chấp hành Trung ương là cơ quan lãnh đạo của Đảng giữa hai nhiệm kỳ Đại hội, chịu trách nhiệm về mọi mặt của Đảng và đất nước; quyết định những vấn đề chiến lược và chủ trương, chính sách lớn về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng hệ thống chính trị, công tác quần chúng nhằm thực hiện Cương lĩnh chính trị, Hiến pháp, Điều lệ Đảng, nghị quyết Đại hội Đảng các khoá.
Khai mạc Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.05.2022
Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII: Chú trọng vấn đề đất đai
Ban Chấp hành Trung ương làm việc theo chương trình toàn khóa và hàng năm, họp thường lệ 6 tháng một lần và triệu tập kỳ họp bất thường trong trường hợp cần thiết.
Cụ thể, khi Bộ Chính trị thấy cần họp khẩn hoặc có trên một nửa số Ủy viên Ban chấp hành Trung ương đề nghị thì Bộ Chính trị quyết định triệu tập Hội nghị Trung ương bất thường thì sự kiện sẽ được diễn ra, đảm bảo đúng quy trình và nguyên tắc.
Liên quan đến nhiệm vụ trọng tâm sau Đại hội Đảng, ngoài công tác nhân sự, Trung ương cũng xây dựng chương trình làm việc toàn khóa. Theo đó xác lập các ưu tiên của Ban chấp hành Trung ương trong nhiệm kỳ, trên cơ sở đó Bộ Chính trị giao nhiệm vụ cho các cơ quan tham mưu chuẩn bị nội dung phù hợp.

Công tác nhân sự được chú ý

Theo kế hoạch, sau khi Trung ương họp xong, Quốc hội Việt Nam cũng sẽ họp bất thường để xem xét một số vấn đề cấp bách, trong đó có quyết định về công tác nhân sự đại biểu và nhân sự khác (nếu có).
Thông thường, xem xét, thi hành kỷ luật hay cho ý kiến, giới thiệu hoặc quyết định theo thẩm quyền, bản chất là các công việc thuộc về nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng, và thường được gọi chung là “công tác nhân sự”. Cạnh đó, các nội dung về cán bộ, kiện toàn nhân sự sẽ được bố trí vào đầu kỳ họp.
Đối với Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, năm 2022, đã diễn ra 3 kỳ họp Quốc hội gồm Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất và hai kỳ họp định kỳ là Kỳ họp thứ 3 và Kỳ họp thứ 4; việc chuẩn bị Kỳ họp bất thường lần thứ 2 được tổ chức đầu năm 2023 thì toàn bộ công tác chuẩn bị đều diễn ra trong năm 2022.
“Ngoài những đóng góp cho đất nước nói chung thì những nhiệm vụ liên quan đến chức năng, nhiệm vụ Quốc hội cũng hoàn thành và hoàn thành tốt”, - Chủ tịch Quốc hội khẳng định.
Cô gái làm lá cờ của Đảng Cộng sản Trung Quốc bằng ngô và ớt bột ở tỉnh Quý Châu, Tây Nam Trung Quốc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.12.2022
Rắc rối chờ đợi những người Cộng sản TQ trong năm mới. Còn Đảng viên Cộng sản VN thì sao?
Như Sputnik đã đưa tin, chiều 6/6, Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII đã họp bất thường lần thứ nhất quyết định khai trừ Đảng đối với cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội, cựu Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh do các sai phạm, vi phạm trong vụ án Việt Á. Đồng thời, Quốc hội cũng đã kịp thời điều chỉnh chương trình kỳ họp thứ 3, bổ sung nội dung nhân sự cho phù hợp với tình hình.
Hồi tháng 10/2022, Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII diễn ra trong 7 ngày (từ ngày 3/10-9/10) đã thảo luận và quyết định ban hành ba nghị quyết, một kết luận gồm Nghị quyết số 27 về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới; Nghị quyết số 28 về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới; Nghị quyết số 29 về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Kết luận số 45 về định hướng quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

“Bất thường” nhưng “bình thường”

Việc Trung ương triệu tập kỳ họp bất thường không thể bỏ qua những diễn biến mới nhất liên quan đến hai đại án lớn được Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực chỉ đạo xử lý thời gian qua là Việt Á và vụ án “chuyến bay giải cứu”.
Liên quan đến đại án Việt Á, Bộ Công an trước đó cho biết, đến nay cơ quan điều tra các cấp đã khởi tố 29 vụ án với 102 bị can. Trong đó công an địa phương đã khởi tố 27 vụ. Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng cũng khởi tố điều tra năm bị can. Cuối tháng 11 vừa qua, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam ông Nguyễn Văn Trịnh, Trợ lý của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam.
Một vụ án khác cũng được dư luận trong nước quan tâm, đó chính là vụ án “chuyến bay giải cứu”. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn bị Bộ Chính trị phê bình nghiêm khắc, đồng thời, yêu cầu "nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc, kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục triệt để các vi phạm đã được chỉ ra, báo cáo Bộ Chính trị.
Cùng với đó, Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao nhiệm kỳ 2016- 2021 và khai trừ ra khỏi Đảng ông Vũ Hồng Nam, cựu Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản; đề nghị các cơ quan chức năng kỷ luật về hành chính đối với tập thể và các cá nhân trên đồng bộ, kịp thời với kỷ luật đảng.
Đối với vụ án tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an đã bắt gần 30 người của 6 bộ, ngành và các công ty, liên quan. Trong đó, quan chức cao nhất bị bắt thuộc Bộ Ngoại giao là ông Tô Anh Dũng, cựu Thứ trưởng; các ông Nguyễn Hồng Hà, cựu cán bộ Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka, Nhật Bản; ông Vũ Ngọc Minh và Lý Tiến Hùng, cựu cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Angola và Nga cũng đã bị bắt. Đáng chú ý, cơ quan điều tra của Việt Nam cũng bắt giam ông Nguyễn Quang Linh, Trợ lý của Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp mặt cán bộ Mặt trận Tổ quốc tiêu biểu toàn quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.11.2022
Việt Nam đặt mục tiêu trở thành nước phát triển hàng đầu châu Á
Cần khẳng định rằng, dù là triệu tập hội nghị “bất thường”, tuy nhiên, đây hoàn toàn là một sự kiện “bình thường” tại Việt Nam.
Trước các vấn đề của thời cuộc, tình hình phát triển kinh tế - xã hội đất nước, công tác chỉnh đốn Đảng đặt ra nhiều yêu cầu khiến Bộ Chính trị quyết định phải triệu tập cuộc họp bất thường để có sự điều chỉnh, cân bằng, thay thế và đưa ra giải pháp phù hợp với tình hình thực tế theo đúng thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ, tất cả vì lợi ích của đất nước, nhân dân.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала