Đứng thứ 2 trên “bản đồ” đất hiếm thế giới, cơ hội nào giúp Việt Nam phá thế độc tôn của Trung Quốc?

© Ảnh : Public domainĐất hiếm
Đất hiếm - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.01.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) – Khi thế giới hướng tới nguồn năng lượng xanh, sự phụ thuộc vào các vật liệu đất hiếm cũng ngày càng tăng. Bởi vậy việc có thêm nguồn đất hiếm ngoài Trung Quốc là rất quan trọng. Nếu Việt Nam tận dụng được cơ hội này sẽ là bước tiến đột phá quan trọng cho phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng.

Việt Nam đã bước chân vào thị trường đất hiếm

Mới đây, Việt Nam đã ký kết hợp tác khai thác, xuất khẩu đất hiếm với Công ty Kim loại phía Hàn Quốc cùng chính quyền tỉnh Chungcheongbuk-do (Hàn Quốc), nơi chiếm 50% sản lượng sản xuất pin của nước này.
Đây có lẽ là tín hiệu tích cực cuối năm cho thị trường đất hiếm của Việt Nam khi gần thập kỷ qua hai mỏ được cấp phép khai thác đất hiếm ở Lai Châu và Yên Bái gần như không hoạt động.
“Đất hiếm là ngành độc quyền nhà nước Việt Nam quản lý, chứ không cho các doanh nghiệp tư nhân. Hiện vướng mắc lớn nhất là thủ tục giấy tờ vẫn phức tạp. Đây là trách nhiệm thuộc quản lý nhà nước”, vị chuyên gia chỉ rõ bất cập.
Được biết, đơn vị doanh nghiệp Việt Nam đã được đối tác Nhật Bản chuyển giao công nghệ. Song do đặc tính khoáng sản tại Việt Nam, khi áp dụng công nghệ này vào thực tế vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn.
© AFP 2023 / Stringerkim loại đất hiếm
kim loại đất hiếm - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.01.2023
kim loại đất hiếm
Thực tế cho thấy, dù tiềm năng lớn nhưng mức độ khai thác ở Việt Nam còn rất hạn chế và nhỏ lẻ. Hiện Việt Nam mới chỉ sản xuất được một lượng nhỏ đất hiếm, sản lượng hầu như không đạt 400 tấn, theo dữ liệu năm 2021.
Với công nghệ hiện tại, Việt Nam mới chỉ có thể xuất thô đất hiếm chứ chưa phân tách nguyên tố trong đất hiếm hay tiến hành gia công để có được đất hiếm tinh chế.
“Việt Nam vẫn là nước đang phát triển và tư duy chiến lược vẫn chưa rõ ràng. Chính vì thế, vấn đề an toàn tài nguyên Việt Nam làm chưa tốt. Đáng ra, chúng ta phải làm cách đây 30 năm. Trong 30 năm qua, chúng ta cho cấp phép nhiều tài nguyên tùy tiện. Sai lầm chết người của Việt Nam là không tinh chế tại Việt Nam mà bán thô. Đây là trách nhiệm của nhà nước, của Chính phủ điều hành”.
TS Dương Vân Phong cũng phân tích thêm, nếu như một tấn đất hiếm thô bán không được bao nhiêu, nhưng nếu từ đất hiếm chuyển sang thành phẩm cuối cùng thì chỉ cần bán 1g giá trị lên gấp hàng trăm, hàng nghìn lần. Nói cách khác, công nghiệp chế biến của Việt Nam trong lĩnh vực này là chưa có. Đến nay, Việt Nam đang dừng lại ở lĩnh vực như luyện thép, lọc hóa dầu,…
Xét về năng lực tự chủ công nghệ, ông Phong khẳng định:
“Các nhà khoa học Việt Nam hoàn toàn có khả năng sáng tạo ra công nghệ tinh chế này, nhưng mấu chốt triển khai thế nào là Chính phủ quyết định. Làm sao để các nhà khoa học phát huy sáng tạo để phục vụ cho an ninh đất nước thì hiện Việt Nam chưa làm được”.
Cờ Ấn Độ và Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.01.2023
Việt Nam có thắng thế khi cạnh tranh FDI với Ấn Độ?

Việt Nam có đủ lực để phá thế độc quyền của Trung Quốc?

Việt Nam hiện đứng thứ hai thế giới về sản lượng đất hiếm với 22 triệu tấn đất hiếm, sau Trung Quốc (44 triệu tấn), theo công bố mới nhất của Cục Khảo sát địa chất Mỹ. Hai nơi có trữ lượng lớn tiếp theo là Brazil và Nga (21 triệu tấn).
“Có thể nói, Việt Nam rất may mắn khi sở hữu nguồn tài nguyên đất hiếm này, đặc biệt hàm lượng cao phân bố ở dải Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai. Thế nhưng, may mắn chỉ là điều kiện cần. Điều kiện đủ làm sao khai thác đạt hiệu quả tối đa”, TS. Dương Vân Phong, giảng viên cao cấp Trường Đại học Mỏ - Địa chất đánh giá khi trao đổi với Sputnik.
Không thể phủ nhận tầm quan trọng cũng như “sức hút” của tài nguồn quý hiếm này. Đất hiếm là một nhóm 17 loại vật chất có từ tính và tính điện hóa đặc biệt. Việc sử dụng đất hiếm trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,… rất phổ biến. Từ đất hiếm chế tác được rất nhiều sản phẩm như làm mạch, linh kiện điện tử,…
Nhu cầu càng cấp thiết hơn trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và xung đột Ukraina đang khiến chuỗi cung ứng nguyên liệu hạn chế. Hơn nữa, việc khai thác đất hiếm đăng gặp nhiều khó khăn khi Trung Quốc, nhà cung cấp các nguyên tố đất hiếm số một thế giới đang bị gián đoạn thương mại, khiến chuỗi cung ứng đất hiếm bị đứt gãy.
Đặc biệt, trong cuộc đua pin xe điện hiện nay, đất hiếm lại càng có giá trị hơn bao giờ hết. Tính đến thời điểm hiện tại, chiếm tới 90% sản lượng đất hiếm trên toàn cầu Trung Quốc vẫn là quốc gia đi đầu trong lĩnh vực này. Nơi sở hữu trữ lượng đất hiếm lớn nhất thế giới là khu vực khai khoáng Baiyun tại Trung Quốc với 35 triệu tấn oxit đất hiếm.
“Đất hiếm là một tài nguyên rất đặc biệt. Bởi cấu trúc của nó gồm nhiều yếu tố hóa học, trong đó đặc biệt có yếu tố có lợi cho ngành công nghiệp nói chung và ngành điện tử, công nghiệp quốc phòng nói riêng. Trong đó có thành phần rất quan trọng để chế tạo bom hạt nhân”,TS. Dương Vân Phong cho biết.
Với lợi thế này, ngoài phương án xuất khẩu sang các cường quốc như Mỹ, Ấn Độ,….Việt Nam hoàn toàn có thể đặt ra mục tiêu tăng cường khả năng sản xuất điện hạt nhân trong nước nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững về kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh quốc gia. Đồng thời, cạnh tranh phá thế độc quyền của Trung Quốc đối với nguồn cung đất hiếm hiện nay.
Tàu chở đất hiếm vận chuyển nó để xuất khẩu sang Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.10.2021
Trung Quốc hợp nhất các nhà sản xuất đất hiếm

“Đất hiếm cũng là một điều kiện để trao đổi”

Thực tế cho thấy, một số quốc gia sử dụng đất hiếm để “mặc cả” với các nước có nhu cầu cao về nguyên liệu này như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc.
Lợi ích kinh tế của một quốc gia đều gắn với lợi ích quốc phòng, an ninh chính trị. Có thể thấy, thời gian qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể với đối tác lớn trên thế giới, mạnh về cả kinh tế, khoa học quốc phòng và an ninh quân sự như Nga, Ấn Độ, Israel,…Về vấn đề này, lãnh đạo Đảng Việt Nam đã có chỉ đạo rất đúng đắn, hoạt động ngoại giao tốt, trên cơ sở đó hợp tác được với những đối tác.
“Thế nhưng, bước đi tôi đánh giá vẫn hơi chậm. Rõ ràng, đất hiếm cũng là một điều kiện để Việt Nam trao đổi dựa trên góc độ an ninh quốc gia. Việc này cho thấy việc chậm triển khai các dự án đất hiếm còn có thể khiến chúng ta không chỉ đánh mất cơ hội về kinh tế mà còn cả về vị thế chính trị”, chuyên gia chia sẻ.
Khi thế giới hướng tới nguồn năng lượng xanh, sự phụ thuộc vào các vật liệu đất hiếm cũng ngày càng tăng. Bởi vậy việc có thêm nguồn đất hiếm ngoài Trung Quốc là rất quan trọng. Nếu Việt Nam tận dụng được cơ hội này sẽ là bước tiến đột phá quan trọng cho phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала