EU phàn nàn về mì tôm, thanh long, ớt Việt Nam

© Ảnh : Pixabay/PublicDomainPicturesThanh long
Thanh long - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.01.2023
Đăng ký
Bộ Công Thương cho biết, thanh long, mì tôm, ớt của Việt Nam tiếp tục bị EU đưa vào danh sách kiểm tra tại cửa khẩu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Bên cạnh đó, sản phẩm đậu bắp đã bị chuyển từ phụ lục I sang phụ lục II với yêu cầu chứng thư kiểm soát thuốc trừ sâu của Việt Nam và tần suất kiểm tra thuốc bảo vệ thực vật tại cửa khẩu EU là 50%.

Mì tôm, thanh long, ớt Việt Nam bị EU phàn nàn

Ngày 30/1, Bộ Công Thương cho biết, EU đã công bố danh sách kiểm soát an toàn thực phẩm trong 6 tháng đầu năm 2023.
“Ủy ban châu Âu đã công bố danh sách kiểm soát an toàn thực phẩm trong 6 tháng đầu năm 2023. Theo đó, trái thanh long và mì tôm của Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường EU tiếp tục bị kiểm tra tại cửa khẩu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật”, cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương cho biết.
Cụ thể, ngày 27 tháng 01 năm 2023, Uỷ ban châu Âu đã đăng công báo Quy định số (EU) 2023/174, ban hành ngày 26/01/2023, sửa đổi Quy định (EU) 2019/1793 về việc áp dụng tạm thời các biện pháp kiểm soát chính thức và khẩn cấp một số thực phẩm được nhập khẩu vào EU.
Theo đó, đối với Việt Nam, các mặt hàng gia vị vốn bị kiểm soát ở mức 50% tại lần thông báo trước như Rau mùi, húng quế, bạc hà, mùi tây đã được đưa ra khỏi danh mục kiểm soát.

“Hiện tại chỉ còn ớt nằm trong danh mục kiếm soát tại cửa khẩu của EU với tần suất kiểm chất lượng là 50%”, Bộ Công Thương lưu ý.

Nhiều lo ngại

Tuy nhiên, đậu bắp đã bị chuyển từ phụ lục I sang phụ lục II với yêu cầu chứng thư kiểm soát thuốc trừ sâu của Việt Nam và tần suất kiểm tra thuốc bảo vệ thực vật tại cửa khẩu EU là 50%.
Trong khi đó, thanh long và mì tôm vẫn nằm trong phụ lục II với yêu cầu chứng nhận thuốc bảo vệ thực vật của Việt Nam và tần suất kiểm tra tại cửa khẩu EU là 20%.
Quy định này sẽ có hiệu lực vào ngày thứ 20 kể từ ngày đăng công báo.
Như Sputnik đã thông tin, hồi tháng 7/2022, EU cũng đã phàn nàn về mì ăn liền của Việt Nam. Đồng thời, tính đến thời điểm tháng 7/2022, Việt Nam đã nhận được tổng cộng 50 cảnh báo.
Nhà máy chế biến gỗ ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.01.2023
Lệnh cấm của EU làm khó gỗ Việt Nam
Theo đó, trên hệ thống cảnh báo về an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của EU nêu khuyến cáo đối với các sản phẩm mì ăn liền, bánh phở đóng gói ăn liền từ Việt Nam do có vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm của EU với tỷ lệ chất cấm ethylene oxide (EO) vượt ngưỡng quy định của Liên minh châu Âu.
Bộ Công Thương đã đưa ra khuyến cáo các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu thị trường, nhất là các yêu cầu kỹ thuật để tránh vi phạm tiêu chuẩn các nước nhập khẩu.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала