Президент Демократической республики Вьетнам Хо Ши Мин в окружении пионеров в Крыму - Sputnik Việt Nam, 1920
Những trang sử vàng
Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên đặt chân đến Liên Xô vào ngày 30 tháng 6 năm 1923, Người đã có hơn 6 năm học tập, lao động, giác ngộ lý tưởng Cộng sản và lãnh đạo phong trào cách mạng ngay trên chính quê hương của Cách mạng Tháng Mười lịch sử.

Người Nga biết đến Việt Nam và người Việt Nam biết đến Nga từ khi nào?

© Sputnik / Chuyển đến kho ảnhNguyễn Ái Quốc (thứ ba bên trái) cùng với các đại biểu dự Đại hội V của Quốc tế Cộng sản. Matxcơva năm 1924
Nguyễn Ái Quốc (thứ ba bên trái) cùng với các đại biểu dự Đại hội V của Quốc tế Cộng sản. Matxcơva năm 1924 - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.01.2023
Đăng ký
Trong sáu năm qua, chúng ta đã kỷ niệm 100 năm hai sự kiện có ý nghĩa quan trọng không chỉ trong lịch sử thế giới mà còn trong mối quan hệ giữa Nga và Việt Nam. Đó là Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười ở Nga năm 1917 và việc thành lập Liên Xô năm 1922.
Ngày 30 tháng 6 năm nay, chúng ta sẽ kỷ niệm niệm 100 năm chuyến thăm đầu tiên của Hồ Chí Minh tới Nga. Trong chuyến thăm này, nhà lãnh đạo tương lai của cách mạng Việt Nam và Chủ tịch nước tương lai đặt ra nền tảng cho mối quan hệ giữa hai nước chúng ta. Mối quan hệ này đã phát triển thành công trong một trăm năm qua và ngày nay mối quan hệ giữa Liên bang Nga và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam nâng lên tầm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.
Nếu nói về các lợi ích chung và sự đồng cảm lẫn nhau của người Nga và người Việt Nam thì các tình cảm này đã tồn tại từ lâu. Điều này được phản ánh trong các ấn phẩm định kỳ và tác phẩm văn học của cả hai nước vào cuối thế kỷ18 - đầu thế kỷ 19. Vào cuối thế kỷ 18, nhà bác học vĩ đại Lê Quý Đôn lần đầu tiên đề cập đến nước Nga trong một tác phẩm của mình. Còn linh mục Philip Bỉnh, người sống ở Bồ Đào Nha, rất quan tâm đến chính trị châu Âu và thế giới. Trong “Sổ sang chép các việc” năm 1822, ông viết chi tiết hơn về nước Nga, về địa lý, thiên nhiên, chính sách và các lực lượng vũ trang của Nga. Ví dụ, khi phân tích những cuộc đụng độ quân sự liên tục và các âm mưu chính trị ở châu Âu trong Chiến tranh Napoléon, linh mục Bỉnh đối chiếu tình hình căng thẳng này với sự chung sống hòa bình khi đó của Nga và Trung Quốc. Sống ở Bồ Đào Nha, linh mục Bỉnh đã chứng kiến nước này bị quân đội của Napoleon ​​chiếm đóng vào năm 1807. Vì vậy, ông chú ý theo dõi Cuộc chiến tranh vệ quốc năm 1812 của nhân dân Nga chống cuộc xâm lăng của Napoleon, linh mục đồng cảm và chia sẻ niềm vui với chiến thắng của Nga.
Hội nghị dành riêng kỷ niệm  95 năm  chuyến thăm đầu tiên của đồng chí Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) ở Petrograd. - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.05.2018
Nga kỷ niệm 95 năm chuyến thăm đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Petrograd
Ông Philip Bỉnh viết: "Hoàng đế Pháp đã thân chinh dẫn quân vào Nga, mang theo các vị vua và hoàng tử họ mạc của ông, cùng những đội quân phương Tây. Nga hoàng không nghênh chiến mà hạ lệnh rút lui. Hoàng đế Pháp chiếm đóng thủ đô Nga và nhiều tỉnh lỵ và đã nghĩ rằng mình sẽ đến được Trung Quốc. Nga đã giả vờ sợ hãi, không ra lệnh dàn trận vào mùa hè. Họ cố tình chờ đợi mùa đông thường có giá rét khốc liệt mà người phương Tây khó thể chống trọi. Và sự thất bại đã không xảy ra: Nga mới mở những cuộc tấn công ồ ạt. Chân tay các binh sĩ phương Tây bị lạnh cứng không thể cầm gươm, họ đã thua thảm hại, quân đội tan nát và nhiều tướng lĩnh thiệt mạng".
Linh mục Philip Bỉnh còn đề cập tới nước Nga trong phần ông mô tả đảo St. Helena, nơi ông đã dừng chân năm 1796 trên đường từ Việt Nam đến châu Âu.

"Hòn đảo này trở thành chốn lưu đày của Napoleon, người từng là hoàng đế Pháp và xâm lược cả châu Âu. Do đó, vào năm 1814, Sa hoàng Nga và các quốc vương khác đã bắt ông và gửi ông đến đảo Elba, cách Ý không xa. Nhưng Bonaparte đã trở lại ngai vàng, thế là Sa hoàng Nga lại sang Pháp, bắt Bonaparte và đày ông ra đảo St. Helena, nơi Bonaparte qua đời năm 1821".

Như vậy, trong mắt người Việt Nam, Nga là một quốc gia có đủ sức đánh bại một kẻ xâm lược mà vài thập kỷ sau đó sẽ xâm chiếm đất nước của họ.
Lần đầu tiên người Nga biết về Việt Nam được cho là từ năm 1783. Đó là bản dịch sang tiếng Nga cuốn sách của một tác giả người Hà Lan mô tả Tonkin, cuốn sách này đã được viết đúng một trăm năm trước khi xuất bản ở Nga. Nếu trong thế kỷ 18, người Nga chỉ biết đến một bài viết duy nhất về Việt Nam, thì đến đầu thế kỷ 19 đã bắt đầu xuất hiện hàng chục thông tin về đất nước này, mặc dù Việt Nam khi đó còn nằm bên ngoài lợi ích địa chính trị của Đế chế Nga. Hai phần ba thế kỷ 19 chưa hề có người Nga nào đến Việt Nam, vì vậy trong giai đoạn này các ấn phẩm ở Nga viết về đất nước này chủ yếu được dịch từ báo chí nước ngoài, hầu hết là từ tiếng Pháp. Tuy nhiên, kể từ khi Pháp bắt đầu mở rộng sự hiện diện tại Việt Nam, sự quan tâm của nền ngoại giao Nga đến đất nước này đã tăng lên đáng kể. Trong báo cáo của các nhà ngoại giao Nga làm việc ở Paris và Bắc Kinh xuất hiện nhiều thông tin liên quan đến chính sách của Pháp và phong trào giải phóng ở Việt Nam. Đồng thời, cần lưu ý rằng, vì Nga là một quốc gia không có lợi ích trực tiếp tại Việt Nam, cách đánh giá của các nhà ngoại giao Nga về các vấn đề liên quan đến Việt Nam là khách quan hơn nhiều so với các đồng nghiệp từ Trung Quốc và Pháp, Đức và Anh. Ví dụ, theo các nhà ngoại giao Nga, thái độ của Việt Nam đối với Trung Quốc không phải là chư hầu mà chỉ là tôn trọng truyền thống; các nhà ngoại giao Nga đã công nhận nền độc lập hoàn toàn của Việt Nam khỏi Trung Quốc. Phân tích chính sách của Pháp đối với Việt Nam, các nhà ngoại giao Nga lưu ý rằng, mục tiêu chính của Paris là giành được một thuộc địa mới có thể mang lại những lợi ích đáng kể. Dưới đây là một số đoạn trích từ báo cáo của các nhà ngoại giao Nga:

Từ Paris, năm 1864: "Tình thế của quân Pháp ở Nam Kỳ rất khó khăn, việc chống lại phong trào kháng chiến đòi hỏi nhiều lực lượng và phương tiện của họ đến nỗi hoàng đế Napoléon III đã đồng ý thương lượng với các đại diện của hoàng đế Việt Nam. Họ đề nghị cho Pháp một khoản tiền chuộc để Paris từ bỏ yêu sách đối với Nam Kỳ. Napoléon Đệ tam đã sẵn sàng đồng ý với điều này, nhưng vào giây phút cuối cùng, dưới áp lực từ giới thương mại và công nghiệp của Pháp, ông đã từ chối đề nghị này".

Từ Bắc Kinh, năm 1883: Tổng đốc Nam Định đã đắp các chướng ngại vật trên các sông ngòi nhằm chặn đường thông thương và tiếp vận của quân Pháp cửa biển vào.
Từ Bắc Kinh, năm 1885: "Quân đội Việt Nam ở Huế đã tấn công De Courcy, chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp. De Courcy đã đến thành phố này để bắt giữ Nhiếp chính Tôn Thất Thuyết, người có thái độ thù địch không khoan nhượng đối với quân xâm lược".
Nhưng cuôn sach cu - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.05.2022
Tướng Nguyễn Minh Đức: Ở Nga dạy nếu không học lịch sử thì có thể về Việt Nam

Từ Bắc Kinh, năm 1885: "Trên thực tế, người Pháp không kiểm soát Bắc Kỳ. Bên ngoài các điểm đóng quân của họ, chính quyền Pháp không có quyền lực. Người Pháp phải liên tục chiến đấu với những người mà họ gọi là "băng đảng lang thang", nhưng, những người này có quyền được gọi là người yêu nước".

Như các bạn có thể thấy, thái độ thông cảm của người Nga đối với cuộc đấu tranh giành tự do và độc lập của nhân dân Việt Nam nảy sinh không phải dưới ảnh hưởng của các hệ tư tưởng chung của hai nước chúng ta vào giữa thế kỷ XX, thái độ này đã thể hiện rõ trước đó một thế kỷ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала