NHNN khẳng định xem bất động sản bình đẳng như các lĩnh vực khác

© Depositphotos.com / TKKurikawaNgân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.02.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Tại hội nghị với doanh nghiệp bất động sản ngày 8/2, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước khẳng định không siết bất động sản.
Tại hội nghị, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú một lần nữa khẳng định, nhà điều hành không siết chặt tín dụng bất động sản và xem ngành này bình đẳng như các lĩnh vực khác.
Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, về dòng vốn tín dụng, dư nợ tín dụng đến 30/11/2022 đạt khoảng 2,5 triệu tỉ đồng, tăng 19,44% so với cuối năm 2021. Có thể thấy hiện các tổ chức tín dụng vẫn cấp tín dụng cho lĩnh vực bất động sản với mức tăng trưởng cao và là ngành đang có dư nợ lớn.
Tính đến cuối 2022, bất động sản chiếm tỷ trọng 21,2% tổng dư nợ với nền kinh tế - là mức cao nhất trong 5 năm qua.
Tuy vậy, các ngân hàng vẫn quan tâm cho vay đối với lĩnh vực bất động sản. Đối với các dự án, phương án vay vốn khả thi thì được tổ chức tín dụng cho vay theo đúng quy định.
Thủ tướng dự Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2023 của Bộ NN và PTNT - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.01.2023
Thủ tướng "bật đèn xanh", ngân hàng sẽ nới lỏng tín dụng cho lĩnh vực bất động sản?
Đáng chú ý, tại Hội nghị, Phó thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết NHNN chưa có văn bản, phát ngôn nào về việc siết chặt tín dụng bất động sản. Đó chỉ là chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với một số phân khúc rủi ro như phân khúc có tỷ lệ đầu cơ lớn,… để đảm bảo an toàn hệ thống.
Thời điểm cuối năm 2022, khi nhận thấy cần thiết nới room tín dụng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã quyết định nới thêm 1,5 - 2% hạn mức tăng trưởng, nhưng rồi cũng không dùng đến. Năm 2023, Ngân hàng Nhà nước dự kiến tăng trưởng tín dụng khoảng 14 - 15%.
Theo ghi nhận của Thanh Niên, về kiến nghị của doanh nghiệp cần xem xét có room tín dụng riêng cho bất động sản, ông Tú khẳng định, sẽ không có room riêng cho từng ngành nghề, lĩnh vực mà chỉ có room tín dụng chung để dễ kiểm soát lạm phát.
Đồng thời, ông Tú cũng cho rằng sẽ không có chuyện thiếu room tín dụng vào thời điểm đầu năm, doanh nghiệp không cần kiến nghị sớm. Việc thiếu room tín dụng nếu có thường rơi vào thời điểm cuối năm, các doanh nghiệp nói không vay được vốn tín dụng vì thiếu room tín dụng là không đúng.
Ở phía các ngân hàng thương mại, Tổng Giám đốc Vietcombank, ông Nguyễn Thanh Tùng cũng cho biết, ngân hàng chưa từng để lĩnh vực nhà đất thiếu room tín dụng.
"Cho đến hết 31/12, dư nợ bất động sản chiếm trên 20% dư nợ của ngân hàng, bao gồm cả cho vay doanh nghiệp phát triển và cá nhân. Trong năm 2022, tín dụng bất động sản tăng 17%. Do vậy ngân hàng đã không để lĩnh vực bất động sản thiếu room", ông Tùng khẳng định.
GS. TSKH Đặng Hùng Võ - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.01.2023
Bất ngờ sốt đất rồi nằm im: Biến động “giả tạo” của thị trường bất động sản
Hiện nay, theo báo cáo của các ngân hàng, Bộ Xây dựng và Hiệp hội Bất động sản TP HCM, khó khăn vướng mắc của thị trường bất động sản tập trung chủ yếu ở các vấn đề về thủ tục pháp lý (chiếm 70% khó khăn, vướng mắc của thị trường), trình tự thủ tục đầu tư, về nguồn vốn trái phiếu. Do đó, để tháo gỡ, theo Ngân hàng Nhà nước, cần sự triển khai đồng bộ các giải pháp từ phía các bộ, ngành liên quan.
Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu nhà ở chính đáng của người dân, Ngân hàng Nhà nước khuyến khích các tổ chức tín dụng dành nguồn vốn cho phân khúc nhà ở thương mại giá rẻ, nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững, đóng góp tích cực cho tăng trưởng của nền kinh tế.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала