Sự làm thinh với thảm hoạ ở Ohio - Những bài học bị quên lãng của Minamata

© AFP 2023Tai nạn tàu hỏa ở bang Ohio, Hoa Kỳ
Tai nạn tàu hỏa ở bang Ohio, Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.02.2023
Đăng ký
Thông tin về thảm họa môi trường xảy ra ngày 3 tháng 2 tại thành phố East Palestinе (bang Ohio) của nước Mỹ do sự cố với đoàn tàu chở hóa chất độc hại chỉ được biết đến rộng rãi gần 2 tuần sau đó, khi Nhà Trắng tuyên bố về điều này.
Trước đó, các nhà báo không được phép đến địa điểm xảy ra tai nạn và người ta can thiệp vào công việc của họ bằng mọi cách có thể, còn giới truyền thông Hoa Kỳ đã thổi phồng chủ đề về những quả bóng bay không xác định trên bầu trời và liên hệ của chúng với UFO. Trong khi đó, cho đến nay cư dân địa phương vẫn lo ngại về những hậu quả tiềm ẩn cho sức khoẻ và không thể tin vào những báo cáo tươi vui của các quan chức.

Chuyện gì xảy ra ở East Palestinе

Đêm rạng ngày 3 tháng 2, một đoàn tàu đang trên đường từ bang Pennsylvania đến bang Illinois đã trật bánh và bốc cháy. Để ngăn chặn vụ nổ các bồn xitec chứa hóa chất độc hại, người ta đã đục lỗ bồn để hút chất đó ra. Hóa chất tuôn vào chiếc hố đào dành riêng và người ta đốt cháy. Trên bầu trời thị trấn East Palestine với dân số khoảng 5.000 người bốc lên những cột khói đen khổng lồ suốt mấy giờ liền. Cư dân trong vòng bán kính 1,5 km từ nơi xảy ra tai nạn được kêu gọi sơ tán ngay lập tức, rồi ngày 6 tháng 2, chính quyền ban lệnh sơ tán bắt buộc.
Nhưng ngay sang ngày 8 tháng 2, dân được phép trở về nhà, vì Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) đã công nhận các mẫu nước và không khí ở địa phương là an toàn, song hành cảnh báo cư dân rằng mùi «lạ» có thể tồn tại khá lâu, mặc dù không có hóa chất nguy hại. Tuy nhiên, chẳng mấy chốc, nhiều người cảm thấy đau đầu, buồn nôn, suy nhược và vô số triệu chứng khó chịu khác. Tại cuộc họp báo ngày 14 tháng 2, Thư ký báo chí của Nhà Trắng Karine Jean-Pierre nói rằng chính quyền Tổng thống đang liên hệ chặt chẽ với nhà chức trách địa phương của bang Ohio và ưu tiên hàng đầu đối với tất cả các cấp là sức khỏe cũng như sự an toàn của dân chúng.

Chất gì vận chuyển trên tàu và độc hại ra sao

Chất cơ bản chứa trong các toa xe bồn xitec là một loại khí gas dễ cháy - vinyl clorua - hóa chất gây ung thư vốn dùng để chế xuất các sản phẩm từ nhựa. Ở nồng độ cao, nó ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương của con người và có thể gây ung thư gan, ung thư phổi và bệnh bạch cầu. Khi bị đốt cháy, vinyl clorua phân hủy thành hydro clorua và phosgene, là những thứ được sử dụng trong Thế chiến I làm hơi ngạt. Những hóa chất khác trong các toa xe là butyl acrylate và còn thêm 3 hóa chất không phần độc nguy hại, gây nguy hiểm nghiêm trọng khi hít phải.
© AP Photo / Gene J. PuskarTai nạn tàu hỏa ở bang Ohio, Hoa Kỳ
Tai nạn tàu hỏa ở bang Ohio, Hoa Kỳ - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.02.2023
Tai nạn tàu hỏa ở bang Ohio, Hoa Kỳ

Nhiều điều vẫn tù mù

Việc khảo sát nước và đất xung quanh khu vực xảy ra tai nạn vẫn đang tiếp diễn. Đã phát hiện tới 3.500 con cá chết do vùng nước bị ô nhiễm. Trong khi đó, bất chấp những thông báo đầy khích lệ của các quan chức, người dân vẫn lo lắng mà thường không tìm thấy giải đáp cho các thắc mắc của họ. Ông Chris Wallace, một cư dân ở East Palestine, thấy không hài lòng sau «Ngày mở cửa» dành cho cộng đồng địa phương: «Họ chẳng trả lời bất cứ điều gì. Mà họ chỉ cam đoan rằng mọi thứ sẽ tốt đẹp», - ông kết luận.
«Từ buổi tối khi chúng tôi sơ tán, cổ họng tôi bỏng rát và các tuyến bị viêm», - một cư dân của thị trấn này viết trong phần bình luận kèm theo video. «Môi tôi đỏ rực y như sau khi bị cháy nắng, rồi dần nhạt màu, nhưng trong họng vẫn giữ nguyên cảm giác bỏng rát. Bây giờ tai phải của tôi đang bị đau. Nhiều người phàn nàn về chứng viêm họng, đau đầu, nổi mụn phát ban trên cơ thể. Tất nhiên là chúng tôi bị sốc!». «Hiện thời còn nhiều điều tù mù chưa rõ, có lẽ chúng tôi sẽ phải đối mặt với hậu quả trong 5, 10, 15 và 20 năm nữa, khi các cụm bệnh ung thư tiềm ẩn có thể phát sinh và hoành hành», - ông Silverado Caggiano người Mỹ chuyên gia về chất thải hóa học cho biết.

Chernobyl và Minamata

Hiện nay, nhiều chuyên gia môi trường và nhà bình luận trên các mạng xã hội dẫn ra sự tương đồng với vụ tai nạn Chernobyl theo nghĩa che giấu dữ liệu về thảm họa. Trên mạng không ít người so sánh điều này với thảm họa môi trường năm 1970 ở tỉnh Ontario của Canada, khi một lượng lớn thủy ngân chảy ra sông do hành động trái phép xả chất thải hóa học công nghiệp. Người dùng Internet ở Nhật Bản nhớ lại thảm họa ở Minamata vào những năm 1950, mà chính quyền đã cố làm thinh.
Khi đó, công ty Chisso suốt một thời gian dài đã đổ thủy ngân vô cơ vào vùng nước Vịnh Minamata, thủy ngân này sau khi các thực thể sinh vậy sống dưới đáy hấp thu thì chuyển hóa thành methylmercury, một chất độc thần kinh cực mạnh. Chất thải sản xuất đổ vào vịnh trong nhiều thập kỷ - gần như ngay từ khi thành lập nhà máy hồi đầu thế kỷ.
Những triệu chứng đầu tiên của sự ô nhiễm với các sinh vật sống (ngoại trừ cá chết trong vịnh) xuất hiện ở những con mèo đi hoang lạc nhà uống nước trong các điểm chứa. Những con mèo tội nghiệp bắt đầu co giật, ngã xuống, rồi chết.
Sau đó, triệu chứng bệnh tật bắt đầu xuất hiện cả ở con người: ai đó không thể cài nút áo cúc quần, ai đó quên cách viết, có người vấp ngã, nghẹt thở, rùng mình quằn quại vì co thắt. Không hiếm cả những trường hợp tử vong, mặc dù phần lớn các nạn nhân may mắn sống sót nhưng cũng đồng thời là không may vì vĩnh viễn thành người khuyết tật với hệ thống thần kinh trung ương bị «cháy xém».
Những trường hợp đầu tiên lây nhiễm mắc bệnh ở người ghi nhận vào năm 1956, đến năm 1959 các nhà nghiên cứu từ Đại học Kumamoto đã phát hiện ra nguồn gốc của căn bệnh là thủy ngân, rồi sau đó người ta gọi nó là Minamata-byo «bệnh Minamata».
Mặc dù vậy, trong chặng dài gần 10 năm, các cư dân Minamata đã cố gắng mong có công nhận chính thức về căn bệnh này và thanh toán tiền bồi thường. Nhưng mãi cứ vô ích.
Cuối cùng, mọi người cũng đạt được mục tiêu - chính quyền đã thừa nhận thảm họa. Thành quả đó có sự thúac đẩy tạo điều kiện thuận lợi nhờ bức ảnh «Tomoko Uemura trong phòng tắm» - tác phẩm do phóng viên ảnh người Mỹ W. Eugene Smith chụp năm 1971. Mẹ của cô bé Tomoko là bà Ryoko Uemura đã đồng ý cho Smith chụp một bức ảnh để làm sáng tỏ những đặc điểm phát triển của con gái bà, vốn là hậu quả của «bệnh Minamata». Bức ảnh được lan truyền rộng rãi và thu hút sự chú ý của cộng đồng thế giới đến căn bệnh Minamata này.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала