"Không có chuyện xử lý sai những trường hợp không có nồng độ cồn"

© Ảnh : Phạm Trung Kiên - TTXVNBộ Công an thông tin về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đầu năm 2023
Bộ Công an thông tin về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đầu năm 2023 - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.02.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Tại hội nghị bảo đảm trật tự an toàn giao thông 2023, thiếu tướng Lê Xuân Đức, Phó cục trưởng Cục CSGT, đã thông tin công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2023 do Cục Cảnh sát giao thông tổ chức sáng 22/2.
Cụ thể, thiếu tướng Lê Xuân Đức, Phó cục trưởng Cục CSGT, đã giải đáp hai băn khoăn của người về việc người dân được quyền kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ máy đo nồng độ cồn và ngưỡng xử lý đối với vi phạm nồng độ cồn.
Trả lời câu hỏi về việc người dân có quyền yêu cầu kiểm tra máy đo nồng độ cồn, xác minh nguồn gốc và tem kiểm định để đảm bảo việc đo nồng độ cồn chính xác hay không, thiếu tướng Lê Xuân Đức cho hay trong quy chế dân chủ bảo đảm công tác trật tự an toàn giao thông, lực lượng cảnh sát giao thông đã công khai kế hoạch trên website của cục và công an các tỉnh, thành phố.
"Phương tiện, thiết bị nghiệp vụ trang cấp cho lực lượng cảnh sát giao thông theo quy định của Bộ Công an. Do vậy người dân được giám sát, kiểm tra những gì được pháp luật quy định”, ông Đức nói.
Cảnh sát Việt Nam chặn một cậu bé điều khiển xe máy vì vi phạm luật lệ giao thông trên phố cổ Hà Nội, Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.12.2022
Tổng kết 2023 và Dự báo 2024
Người Việt vi phạm giao thông nộp ngân sách 4.200 tỷ đồng
Tuy nhiên, đối chiếu pháp luật cho thấy không có việc quy định kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ của dụng cụ này. Vì vậy, việc kiểm tra thuộc về phạm vi, chức năng của cơ quan chức năng.
Cũng tại hội nghị, giải đáp băn khoăn của tài xế về ngưỡng xử lý đối với vi phạm nồng độ cồn, theo ông Đức, nghị định 100 hiện nay đã xác rõ các ngưỡng xử lý vi phạm liên quan đến nồng độ cồn trên cơ sở đảm bảo an toàn, khoa học.
Ông Đức cho biết hiện nay trên máy đo nồng độ cồn có hai chế độ. Một là chế độ đo định tính, hai là đo định lượng.
"Việc đo nồng độ cồn hiện nay được thực hiện bằng hai bước: đo định tính, sau đó mới đo định lượng. Những người ăn hoa quả, sử dụng thuốc đau răng, uống siro… thì đã được đo bằng định tính, xác định có cồn mới đo bằng định lượng. Cảnh sát giao thông thực hiện công khai, minh bạch, đảm bảo không xử lý sai quy định", ông nói.
Còng tay - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.02.2023
"Máy đo nồng độ cồn này lạ lắm": 6 cựu cảnh sát giao thông bị bắt
Do đó ông Đức này khẳng định không có chuyện CSGT xử lý sai những trường hợp không có nồng độ cồn. Bên cạnh đó, các cơ quan liên quan đã có nhiều thử nghiệm, kết quả cho thấy việc ăn hoa quả, siro, không ghi nhận nồng độ cồn có trong hơi thở.
Về đề nghị tăng mức xử phạt nồng độ cồn để tăng mức răn đe, thiếu tướng Lê Xuân Đức cho biết Cục Cảnh sát giao thông ghi nhận ý kiến này. Trong quá trình xây dựng luật, nghị định thì đơn vị sẽ tiếp thu ý kiến, báo cáo cơ quan chức năng để mức xử phạt đủ sức răn đe.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала