Bộ Y tế đề xuất gì với Chính phủ để tháo gỡ thực trạng thiếu vật tư y tế trầm trọng?

© Ảnh : TTXVNPhường trong bệnh viện
Phường trong bệnh viện - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.02.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Ngày 24/2, Bộ Y tế đã có báo cáo về các vướng mắc trong mua sắm thuốc, thiết bị y tế. Đồng thời có đề xuất Chính phủ các giải pháp tháo gỡ trước thực trạng thiếu vật tư, thiết bị y tế.
Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, trong văn bản này, Bộ Y tế đã kiến nghị Chính phủ xem xét, báo cáo Quốc hội cho phép sửa đổi Luật dược, xây dựng để ban hành cơ chế đặc thù về dự trữ đối với các thuốc hiếm, cần thiết cho điều trị…
Cụ thể, đối với mua sắm trang thiết bị y tế, Bộ Y tế nêu rõ khó khăn, vướng mắc ở nghị định 63/NĐ-CP và thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính chưa có hướng dẫn chi tiết về nội dung, phương pháp xây dựng quyết định mua sắm và dự toán mua sắm.
Ca phẫu thuật ghép tim lợn cho người của các bác sĩ phẫu thuật tại Trung tâm Y tế Đại học Maryland - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.02.2023
Bệnh viện Việt Đức hạn chế các ca mổ theo lịch từ 1/3
Nhiều đơn vị cũng gặp khó khi triển khai thực tế quy định tham khảo ít nhất 3 báo giá trong điều kiện chỉ có 1 nhà cung cấp và quy định mua sắm thường xuyên không quy định để chủ đầu tư quyết định dự toán mua sắm trong trường hợp không thể tham khảo giá của Thông tư 68/2022/TT-BTC.
Đáng chú ý, trong điều kiện không tham khảo được 3 báo giá và các tài liệu tham khảo theo quy định khác thì không có quy định giao cho chủ đầu tư quyết định xây dựng giá kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
Bộ Y tế cũng kiến nghị Chính phủ xem xét sớm ban hành nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 98/2021/NĐ-CP. Bộ Tài chính tiếp tục sửa đổi thông tư 58/2016/TT-BTC, nghị định 51/2017/NĐ-CP…
Toạ đàm trực tuyến Ngành Y vượt khó - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.02.2023
Tình trạng thiếu vật tư y tế ở Việt Nam là "cấp cứu của cấp cứu"
Trong báo cáo này, Bộ Y tế nêu rõ 4 khó khăn, vướng mắc nổi cộm hiện nay dẫn đến các đơn vị lúng túng thực hiện:
1.
Về khái niệm tài sản công có bao gồm thuốc, vật tư tiêu hao sử dụng 1 lần thuộc phạm vi điều chỉnh của nghị định 151/2017/NĐ-CP, theo đó không thể áp dụng ban hành định mức sử dụng để mua sắm.
2.
Phân cấp thẩm quyền mua sắm giữa nghị định 63/NĐ-CP hướng dẫn Luật đấu thầu và nghị định 151/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật tài sản công cần thống nhất.
3.
Hiện nay chỉ có nghị định 151 quy định nội dung quyết định mua sắm, chưa có hướng dẫn nội dung dự toán mua sắm và chưa có hướng dẫn cụ thể cách thức xây dựng, phương pháp thẩm định.
4.
Về tham khảo giá, khó nhất hiện nay, đơn vị không biết tham khảo thông tin xây dựng giá gói thầu thế nào là đúng.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала