Vinasport: Trưởng đoàn thanh tra của Bộ Văn hoá có vợ làm thủ quỹ ở đơn vị bị thanh tra

Công ty Cổ phần Thể dục Thể thao Việt Nam
Công ty Cổ phần Thể dục Thể thao Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.03.2023
Đăng ký
Thanh tra Chính phủ kết luận, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VH-TT&DL) bố trí trưởng đoàn thanh tra có người thân (vợ) là nhân viên thủ quỹ của Vinasport là chưa đúng quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư số 05/2014 của Thanh tra Chính phủ.
Đồng thời, trách nhiệm trước những thiếu sót nêu tại kết luận của Thanh tra Chính phủ thuộc lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thanh tra Bộ VH-TT&DL, trưởng đoàn thanh tra.

Chưa thực hiện đúng chỉ đạo của Thủ tướng

Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa ban hành thông báo Kết luận thanh tra Công ty Cổ phần Thể dục Thể thao Việt Nam (Vinasport) trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VH-TT&DL).
Tại kết luận này, cơ quan thanh tra đã chuyển thông tin 7 vụ việc sai phạm nghiêm trọng, gây thiệt hại tài sản nhà nước sang Bộ Công an điều tra, như Sputnik đã thông tin.
Đồng thời, Thanh tra Chính phủ cũng chỉ rõ trách nhiệm của lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục Thể thao; Ban Giám đốc và người đại diện phần vốn tại Vinasport qua từng thời kỳ (giai đoạn từ 2007 - 2021) đối với những sai phạm trong việc quản lý sử dụng vốn nhà nước, chấp hành các quy định pháp luật tại công ty này.
Đặc biệt, trong quá trình thanh tra, Thanh tra Chính phủ còn phát hiện nhiều tồn tại, hạn chế trong việc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức thực hiện Quyết định thanh tra số 533/QĐ-BVHTTDL và ban hành Kết luận thanh tra số 237/KL-BVHTTDL vào năm 2021 đối với Vinasport.
Cụ thể, Thanh tra Chính phủ cho rằng, Bộ VH-TT&DL chưa thực hiện đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 11 ngày 04/3/2020, Nghị quyết số 84, ngày 29/5/2020 của Chính phủ và Công văn số 907 ngày 12/6/2020 của Tổng Thanh tra Chính phủ.
Chánh Thanh tra Bộ đề xuất ký thừa lệnh Quyết định thanh tra là chưa thực hiện theo Nghị định số 86 ngày 22/9/2011 của Chính phủ.
Công văn số 184 của Ban Cán sự Đảng cũng chưa được thể chế hóa bằng văn bản hành chính để làm căn cứ cho quyết định thanh tra.
Trước khi công bố Quyết định thanh tra 533, Đoàn thanh tra cũng không gửi đề cương yêu cầu thanh tra cho Vinasport theo quy định.
"Điều này cũng cho thấy sự thiếu trách nhiệm trong quản lý và giám sát của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đối với hoạt động của Đoàn thanh tra", - TTCP lưu ý.

Vợ trưởng đoàn thanh tra làm thủ quỹ tại đơn vị bị thanh tra

Theo Thanh tra Chính phủ, việc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức thực hiện quyết định thanh tra, kết luận thanh tra tại Vinasport vào năm 2021 thiếu khách quan khi có việc bộ này bố trí trưởng đoàn thanh tra có vợ là nhân viên thủ quỹ của Vinasport. Điều này là chưa đúng quy định.
"Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch bố trí trưởng đoàn thanh tra có người thân (vợ) là nhân viên thủ quỹ của Vinasport là chưa đúng quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư số 05/2014 của Thanh tra Chính phủ", - kết luận thanh tra nêu.
Ngoài ra, Thanh tra Chính phủ cho rằng, việc căn cứ vào đơn của 2 người đại diện và báo cáo của 3 người đại diện để xây dựng nội dung chi tiết tiến hành thanh tra và phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong Đoàn cũng thiếu chính xác và chưa chọn đúng đối tượng.
"Trong việc cử, miễn nhiệm người đại diện, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch lựa chọn nhân sự để cử làm người đại diện không đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn về năng lực, trình độ phù hợp với yêu cầu của vị trí được ủy quyền làm người đại diện", - kết luận chỉ rõ.
Trong thời gian dài người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp không có lương, không quy định cụ thể mức lương trong quyết định cử người đại diện, không kịp thời trả lương cho người đại diện, để đơn thư, khiếu nại vượt cấp kéo dài, trách nhiệm này thuộc về lãnh đạo Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.
Việc cử lại ông Nguyễn Ngọc Thạch làm đại diện phần vốn Nhà nước tại công ty (thời gian chưa đầy 1 năm) là cố ý làm trái quy định của Nhà nước.

"Việc cử người đại diện không đảm bảo các quy định của Nhà nước đã làm tình hình công ty bất ổn trong thời gian dài, mất đoàn kết nội bộ, hiệu quả kinh doanh thấp, kéo theo việc mất vốn của Nhà nước", - theo TTCP.

Trách nhiệm cử người đại diện thuộc về Thứ trưởng phụ trách và cơ quan tham mưu trong giai đoạn này. Đồng thời, việc miễn nhiệm người đại diện chưa được giải quyết dứt điểm.
"Người được cử làm người đại diện (nhiệm kỳ 2017 – 2022) không hoàn thành nhiệm vụ, mất đoàn kết, không thực hiện được các ý kiến chỉ đạo của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch", - kết luận chỉ rõ.
Đáng nói, có 2/3 người đại diện năm 2019 bị kỷ luật về Đảng. Ban Cán sự Đảng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch có 2 nghị quyết về miễn nhiệm, kỷ luật với 2 người đại diện là các ông Nguyễn Ngọc Thạch, Lê Hồng Nam, nhưng từ thời điểm đó đến thời điểm thanh tra (tháng 12/2021), 2 người đại diện vẫn chưa bị miễn nhiệm, ông Thạch vẫn đang làm Chủ tịch HĐQT công ty.
Thanh tra Chính phủ xác định, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch không thực hiện nghiêm nghị quyết của Ban Cán sự và các quy định của Đảng. Trách nhiệm của những sai phạm trên thuộc về Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp thuộc Bộ VH, TT&DL.
Trách nhiệm Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cũng được đề cập khi không chỉ đạo người đại diện biểu quyết bãi miễn chức Chủ tịch HĐQT của ông Nguyễn Ngọc Thạch.
Trong nội dung phân công còn có những nhiệm vụ không liên quan đến nội dung của cuộc thanh tra.
Phó Tổng Thanh tra Trần Văn Minh chủ trì buổi công bố kết luận thanh tra tại Vinasport.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.02.2023
Thanh tra Chính phủ chuyển sai phạm ở Vinasport sang Bộ Công an điều tra

Vì sao phải rút lại kết luận?

Theo Thanh tra Chính phủ, Kết luận thanh tra số 237/KL-BVHTTDL có một số nội dung chưa có kết luận, kiến nghị cụ thể.
Trong đó có nội dung liên quan đến thực trạng, mục đích sử dụng sử dụng đất của các cơ sở nhà đất; chưa kiến nghị cụ thể với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (cơ quan thuế, đất đai) để xử lý tồn tại, vi phạm liên quan đến thực trạng, mục đích sử dụng sử dụng đất của Vinasport, chưa đạt được đầy đủ mục đích của cuộc thanh tra đã phê duyệt.
Kết luận thanh tra số 237 chưa nêu được những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện các hợp đồng hợp tác đầu tư, như đã nêu tại phần kết quả kiểm tra xác minh.
Theo TTCP, mặc dù Kết luận thanh tra số 237 đã đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm (từ năm 2017 đến năm 2019) và có kiến nghị, nhưng trong phần kết quả thanh tra chưa thể hiện việc kiểm tra làm rõ, Đoàn thanh tra không tiến hành kiểm tra, xác minh liên quan đến việc quản lý công nợ tại Vinasport còn tồn tại kéo dài đến thời điểm năm 2019.
Kết luận thanh tra chưa nêu cụ thể nội dung báo cáo kết quả công tác kiểm kê ngày 22/4/2019 có chênh lệch giữa số lượng theo sổ sách và giá trị thực tế kiểm kê hàng hoá tồn kho.
Theo kết luận thanh tra, trách nhiệm trước những thiếu sót nêu trên thuộc Thanh tra Bộ VH, TT&DL, Trưởng đoàn thanh tra theo QĐ số 533/QĐ-BVHTTDL.
Tuy nhiên sau đó Bộ VH, TT&DL đã thống nhất trong Ban cán sự Đảng tiến hành thu hồi Kết luận thanh tra số 237/KL-BVHTTDL ngày 12/8/2021 và các quyết định liên quan.
Theo Thanh tra Chính phủ, trong việc thực hiện các ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu, tuy đã có chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại Vinasport sang (SCIC) nhưng đến thời điểm thanh tra vẫn chưa được thực hiện.
"Trách nhiệm này thuộc về đồng chí Bộ trưởng và đồng chí Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực "Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp", - của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch’, Thanh tra Chính phủ kết luận.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала