Tổ hợp hóa dầu hơn 5 tỷ USD của Việt Nam có nguy cơ chậm tiến độ

© Ảnh : VGP/Nhật BắcTổ hợp dự án hóa dầu miền Nam thuộc Công ty Hóa dầu Long Sơn đã khánh thành hạng mục quan trọng nhất vào tháng 11-2022
Tổ hợp dự án hóa dầu miền Nam thuộc Công ty Hóa dầu Long Sơn đã khánh thành hạng mục quan trọng nhất vào tháng 11-2022 - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.03.2023
Đăng ký
Tổ hợp Hóa dầu miền Nam, dự án với tổng vốn đầu tư trên 5 tỷ USD, có nguy cơ bị chậm tiến độ do chưa được hưởng các ưu đãi đã thoả thuận trước đó.
Đáng chú ý, việc chậm xử lý vướng mắc về các ưu đãi đầu tư, chủ yếu là thuế, không chỉ gây nguy cơ chậm tiến độ mà còn ảnh hưởng xấu tới môi trường đầu tư của Việt Nam, theo Công ty TNHH Hoá dầu Long Sơn.

Chưa được hưởng ưu đãi

Tổ hợp Hóa dầu Miền Nam là tổ hợp hóa dầu tích hợp đầy đủ đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam.
Tổng diện tích của Tổ hợp là 464ha, bao gồm cụm cảng – bồn bể chuyên dụng và khu vực tiện ích trung tâm với 3 nhà máy polyolefin và nhà máy olefin có quy mô thế giới.
Trong văn bản gửi đến Bộ Kế hoạch & Đầu tư và Bộ Tài chính, Công ty TNHH Hoá dầu Long Sơn bày tỏ lo ngại về việc dự án Tổ hợp Hóa dầu miền Nam (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) có nguy cơ bị chậm tiến độ, phát sinh chi phí nếu vướng mắc về các ưu đãi đầu tư, chủ yếu là thuế, không được xử lý.
Theo báo cáo của Hoá dầu Long Sơn, dự án có tổng vốn đầu tư dao động trên 5 tỷ USD (5,1-5,4 tỷ USD), đã hoàn thành các hạng mục thành phần và bước vào giai đoạn cuối để khởi động các nhà máy, tiến tới vận hành toàn bộ trong năm nay.
Petrovietnam - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.02.2023
Nhập khẩu xăng dầu vào Việt Nam tăng đột biến
Được biết, dự án đã đạt tiến độ là 97% với nhiều mốc quan trọng, bao gồm xây dựng, sản xuất thử vào tháng 1/2023.
Mặc dù vậy, một vấn đề đặt ra là 3 ưu đãi đầu tư của dự án được cấp trong Giấy chứng nhận đăng ký đến nay vẫn chưa được cơ quan quản lý xác nhận, hướng dẫn.
Các ưu đãi này bao gồm thuế suất nhập khẩu 0% trong 30 năm từ ngày sản xuất với nguyên liệu chính như propan, butan, naphtha, muối công nghiệp, than đá - loại trong nước chưa sản xuất được hoặc không đáp ứng khối lượng, chất lượng.
Dự án Tổ hợp Hóa dầu miền Nam còn được hưởng thuế suất nhập khẩu ưu đãi (MFN) 3% với các sản phẩm PP (polypropylen), PE (polyethylene), xút (NaOH), VCM (vinyl clorua monome) trong 10 năm từ ngày vận hành thương mại.
Nếu Chính phủ áp dụng thuế suất nhập khẩu dưới mức ưu đãi trên, dự án không được bù thuế.
Thêm nữa, thuế thu nhập doanh nghiệp cho Tổ hợp Hóa dầu miền Nam là 10% trong 30 năm từ khi có doanh thu. Dự án được miễn thuế 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo từ khi có thu nhập chịu thuế.
Các ưu đãi này đã được nêu trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư lần 6 (năm 2020) điều chỉnh mục tiêu, quy mô, vốn đầu tư và tiến độ đầu tư giai đoạn 2019-2022.
Thủ tướng Chính phủ sau đó ra quyết định yêu cầu Bộ Tài chính hướng dẫn UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu rà soát thực hiện các cam kết, điều kiện để áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư cho dự án.

Ảnh hưởng xấu tới môi trường đầu tư của Việt Nam

Tuy nhiên, chủ đầu tư dự án là Công ty TNHH Lọc hóa dầu Long Sơn cho biết, trong gần 3 năm qua, cơ quan quản lý vẫn chưa hoàn thành việc xem xét các ưu đãi đầu tư.
Ưu đãi thuế nhập khẩu 0% với nguyên liệu chính là ưu đãi quan trọng nhất để doanh nghiệp có thể nhập các nguyên liệu (naphtha, prospan) nhằm khởi động, vận hành nhà máy.
Theo kế hoạch, các nguyên liệu nhập khẩu này phải được giao vào tháng 2/2023 và doanh nghiệp cần xác nhận đơn hàng trước đó từ 1-2 tháng. Tuy nhiên, cũng vì chưa có xác nhận từ cơ quan quản lý nên việc triển khai bị ngừng trệ.
Giàn khoan dầu của Petrovietnam  - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.02.2023
Các mỏ dầu Việt Nam đang cạn kiệt?
"Việc xem xét kéo dài này khiến Tổ hợp Hóa dầu miền Nam bị chậm tiến độ vì không thể tiếp tục triển khai, phát sinh thêm chi phí. Ngoài ra, điều này sẽ ảnh hưởng xấu tới môi trường đầu tư của Việt Nam", - văn bản của Lọc hoá dầu Long Sơn nêu rõ.
Doanh nghiệp kiến nghị Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ Tài chính hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ và kết luận về duy trì các ưu đãi đầu tư của dự án Tổ hợp Hoá dầu miền Nam, đồng thời hướng dẫn quy trình thực hiện các ưu đãi này, đặc biệt là ưu đã liên quan tới thuế nhập khẩu 0% với nguyên liệu chính.

Dự án Tổ hợp Hóa dầu miền Nam

Dự án Tổ hợp Hóa dầu miền Nam được xây dựng tại xã Long Sơn, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Dự án có công suất hơn 2 triệu tấn sản phẩm hóa dầu mỗi năm.
Theo thiết kế, dự án có khả năng sản xuất 1,6 triệu tấn olefin một năm. Các nhà máy còn được thiết kế để sản xuất hơn 2 triệu tấn/năm với các sản phẩm hoá dầu khác như HDPE, PE, PP và có khả năng thay thế các sản phẩm polyolefin mà Việt Nam đang nhập khẩu.
Tổ hợp hóa dầu Long Sơn được khởi công xây dựng vào tháng 2/2018 tại Khu công nghiệp dầu khí Long Sơn. Đáng lưu ý, dù được quyết định đầu tư từ năm 2008 nhưng sau 5 lần điều chỉnh dự án, hai tập đoàn của Việt Nam là PVN và Vinachem đều đã rút vốn khỏi dự án.
Sản xuất dầu - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.01.2023
Tổng kết 2023 và Dự báo 2024
Năm 2022, Việt Nam chi gần 9 tỷ USD nhập khẩu xăng dầu
Sau đó, chủ đầu tư là Tập đoàn SCG (Thái Lan) đã quyết định tăng vốn từ 3,7 – 5,4 tỷ USD và được chấp thuận.
Sau khi hoàn thành, đây sẽ là một trong những tổ hợp hoá dầu tích hợp đầu tiên tại Việt Nam với quy mô lớn, nhiều công năng và có khả năng xử lý nguyên liệu đầu vào linh hoạt.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала