SVB sụp đổ: Ngân hàng Nhà nước có cách ngăn khủng hoảng domino tại Việt Nam

© AFP 2023 / Noah BergerNgân hàng SVB của Mỹ phá sản
Ngân hàng SVB của Mỹ phá sản  - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.03.2023
Đăng ký
Ngân hàng Thung lũng Silicon (Silicon Valley Bank- SVB) Mỹ sụp đổ đã trở thành vụ phá sản ngân hàng lớn thứ hai trong lịch sử Hoa Kỳ.
Việc tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong năm qua đã góp phần gây ra sự sụp đổ của SVB. Tuy nhiên, theo chuyên gia, sẽ không có cuộc khủng hoảng nào xảy ra từ việc Silicon Valley Bank (SVB) phá sản.
Tại Việt Nam, nhiều ý kiến tin tưởng vào sự lãnh đạo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và lưu ý, nhà điều hành sẽ càng tăng cường việc kiểm soát tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (LDR) của các ngân hàng thương mại (NHTM) trong thời gian tới.

Sau vụ phá sản Silicon Valley Bank, NHNN sẽ kiểm soát chặt chẽ LDR

Vào ngày 10/3, SVB đã bị cơ quan quản lý Mỹ buộc phải đóng cửa sau khi khách hàng rút 42 tỷ USD (25% tổng số tiền gửi của ngân hàng này) chỉ trong một ngàyю
Với tổng tài sản trên 200 tỷ USD, SVB trở thành ngân hàng phá sản lớn thứ hai trong lịch sử nước Mỹ, chỉ sau vụ sụp đổ của Washington Mutual năm 2008.
Theo ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích Khối Khách hàng cá nhân của Chứng Khoán Yuanta Việt Nam, đây là một lần nữa sai lầm đã lặp lại như giai đoạn khủng hoảng của năm 2008.
Năm 2018, Donald Trump đã ký sắc lệnh bỏ các quy định trong Dodd Frank, tức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) không cần kiểm soát các ngân hàng có quy mô dưới 250 tỷ USD.
Trong năm 2020 và 2021, động thái bơm mạnh tiền của Fed như năm 2001 đã khiến các ngân hàng mạnh tay đầu tư vào các tài sản dài hạn và mạo hiểm hơn, SVB đang có tổng tài sản là 212 tỷ USD và chuyên tập trung đầu tư vào các khoản đầu tư mạo hiểm và startup. Từ khi lãi suất tăng lên thì tốc độ cho vay của SVB đã có xu hướng chậm lại trong năm 2022 và NIM của ngân hàng này cũng thu hẹp dần.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.03.2023
Lãi suất SCB dẫn đầu hệ thống, Ngân hàng Nhà nước theo dõi sát biến động
“Tại Việt Nam, một số ngân hàng cũng có mô hình quản trị rủi ro tương tự như SVB, huy động ngắn và cho vay dài. Với lượng tiền rẻ từ các chương trình mua trái phiếu của Fed, nhiều ngân hàng đã đầu tư vào các khoản đầu tư mạo hiểm và startup”, - Doanh nghiệp và Kinh doanh dẫn lời chuyên gia cho biết.
Tuy nhiên, ông Minh cho rằng, việc NHNN càng kiên định trong việc kiểm soát tỷ lệ LDR sẽ giúp các ngân hàng Việt Nam giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh.
Đại diện Yuanta Việt Nam chia sẻ về nguyên nhân của sự cố SVB, cho rằng các khoản đầu tư của ngân hàng này ghi nhận thua lỗ do tác động của việc lãi suất tăng và các công ty startup đang đốt quá nhiều tiền vào lĩnh vực công nghệ. Điều này cho thấy, các startup cần phải đánh giá lại chiến lược kinh doanh của mình để giảm thiểu rủi ro và tăng cường sức mạnh tài chính.
Tổng quan lại, sự cố của SVB là một cảnh báo về rủi ro trong hoạt động đầu tư của các ngân hàng và startup.
“Tuy nhiên, với sự kiểm soát chặt chẽ của NHNN Việt Nam, ngân hàng Việt Nam có thể giảm thiểu rủi ro và tăng cường sức mạnh tài chính, từ đó đảm bảo sự ổn định của thị trường tài chính”, - chuyên gia nhấn mạnh.

“Sẽ không có khủng hoảng”

Theo ông Thế Minh, sự cố của Silicon Valley Bank sẽ không gây ra cuộc khủng hoảng nào.
Lý do là tỷ lệ LDR của SVB chỉ là 43%, thấp hơn so với các ngân hàng lớn ở Mỹ là trên 70%. Tổng tài sản của SVB là 212 tỷ USD, trong đó tiền gửi là 165 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với Lehman Brother tại thời điểm khủng hoảng năm 2008.
Ông Minh ước tính SVB có thể thu xếp được 95 tỷ USD để hỗ trợ thanh khoản cho ngày thứ 2 tới đây. Nguồn tiền sẽ bao gồm trái phiếu chính phủ, hàng hóa, CDS, tiền mặt và các hoạt động tái chính khác.
Trừng phạt mang lợi cho Nga - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.10.2022
Trừng phạt Nga khiến Mỹ và EU ‘tự ngấm đòn’, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gây bất ngờ
Tuy nhiên, điều này có thể gây ra hành động bán tháo tài sản và gây ra khoản lỗ lớn cho chính SVB. Các khoản bảo đảm thế chấp ước tính là 70 tỷ USD và Fed có thể "ra tay" giải cứu SVB bằng việc mua các khoản bảo đảm thế chấp này. Chuyên gia cũng dự đoán Fed sẽ "hạ giọng" trong việc điều hành chính sách trong thời gian tới.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ không để xảy ra vụ sụp đổ như SVB

TS. Bùi Kiến Thành, chuyên gia kinh tế tài chính cho rằng, việc ngân hàng SVB đóng cửa không ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng cũng như các hoạt động kinh tế tài chính khác ở Việt Nam.
Dù vậy, sự việc này có thể tạo ra tâm lý lo lắng cho một số người có tiền gửi ở các ngân hàng chưa thực sự vững chắc. Theo ông Thành chia sẻ với VTC News, người gửi sẽ đi rút tiền ở các ngân hàng và ngân hàng đó phải đối mặt với khó khăn về tiền mặt khi thanh khoản.
TS. Nguyễn Hữu Huân, Giảng viên Trường Đại học Kinh tế TP.HCM nhận định với FILI, nhìn chung, cũng sẽ có tâm lý lan truyền về sự sụp đổ, có thể Silicon Valley Bank không phải là ngân hàng duy nhất ở Mỹ đang gặp khó khăn, bởi vì xu hướng đầu tư trái phiếu của các ngân hàng ở Mỹ rất nhiều. Đây là điều không tách bạch giữa ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư mà gây ra tình trạng này.
Năm 2007-2009, sau cuộc khủng hoảng về ngân hàng, mọi quy định về ngân hàng không thay đổi trên toàn thế giới và đặc biệt là ở Mỹ, thì khả năng xảy ra sự sụp đổ tiếp theo chỉ là vấn đề thời gian.
“Cũng chính vì không thay đổi những quy định về kiểm soát rủi ro, thì sự sụp đổ của Silicon Valley Bank là một dấu hiệu cảnh báo khả năng về cuộc khủng hoảng tài chính có thể xảy ra. Và nhiều khả năng có thể mang lại hiệu ứng domino ở Mỹ”, - ông Huân nói.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.02.2023
Việt Nam: Ngân hàng Nhà nước họp hàng tuần với SCB để kiểm soát đặc biệt
Theo chuyên gia này, sự việc tại SVB lần này cũng tương tự giai đoạn 2007-2009, nó cũng sẽ tác động đến Việt Nam nhưng “sẽ có độ trễ hơn”.
TS. Huân chỉ rõ, ở Việt Nam, các ngân hàng hiện nay cũng đang gặp tình trạng tương tự khi vẫn huy động vốn ngắn hạn để mua trái phiếu. Và những ngân hàng đang đứng đầu bảng về huy động lãi suất hiện nay đều là những ngân hàng đang kinh doanh trái phiếu nhiều.
“Do kinh doanh trái phiếu nhiều như vậy, nên khi người dân rút tiền ngắn hạn, sẽ gây ra việc mất thanh khoản của các ngân hàng này và buộc họ phải nâng lãi suất lên để huy động vốn”, - ông nói và cho biết, việc này sẽ kéo theo cuộc đua lãi suất như hiện nay.
Chuyên gia kỳ vọng các ngân hàng Việt Nam có thể qua được giai đoạn này nhưng việc đáo hạn trái phiếu sẽ vẫn là gánh nặng đối với các ngân hàng nhỏ. Các ngân hàng trong thời gian vừa qua phiêu lưu với câu chuyện trái phiếu bất động sản, thì vẫn đối mặt nhiều rủi ro.
Nếu như không đưa ra hướng giải quyết thỏa đáng được thị trường bất động sản sẽ thì sẽ gây ra sự sụp đổ, giống giai đoạn 2007-2009 ở Mỹ - cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ việc cho vay dưới chuẩn của thị trường bất động sản.
Các doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu phần lớn không có tài sản đảm bảo, hoặc nếu có thì trong thời điểm hiện tại các tài sản này cũng gặp khó về thanh khoản do thị trường bất động sản đóng băng. Về bản chất việc này cũng là một hình thức cho vay dưới chuẩn. Như vậy, rủi ro rất lớn đối với lượng trái phiếu này.
“Nếu sụp đổ thị trường trái phiếu bất động sản, thì khả năng sụp đổ domino là có thể xảy ra cho toàn hệ thống tài chính của Việt Nam”, - chuyên gia cảnh báo.
Thêm nữa, việc sụp đổ của Silicon Valley Bank cũng có thể khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cân nhắc lại về việc nâng lãi suất theo nữa hay không. Vì Fed sẽ đánh giá lại rủi ro của hệ thống ngân hàng Mỹ hiện tại, nếu như quá nhiều ngân hàng đang gặp tình trạng tương tự thì việc tăng lãi suất sẽ gây ảnh hưởng đến các ngân hàng này.

NHNN Việt Nam điều hành chắc chắn

Chuyên gia kinh tế - tài chính, TS. Lê Đăng Doanh khẳng định, ngân hàng SVB (Mỹ) đóng cửa không ảnh hưởng đến Việt Nam, mà chỉ ảnh hưởng về mặt tâm lý.
“Lỗi của ngân hàng này là cho vay quá nhiều, trong khi tiền vốn và tiền người dân gửi tiết kiệm qua kỳ dịch COVID-19 vừa rồi giảm sút. Vì thế họ không có tiền trả lại cho khách. Theo Luật phá sản của Mỹ, khi đơn vị không chi trả được các khoản nợ tới hạn ở một thời gian nhất định thì đơn vị đó phải làm thủ tục phá sản”, - ông Lê Đăng Doanh bày tỏ.
Cũng theo ông, thuật ngữ phá sản có vẻ nặng nề, kinh khủng, nhưng trong Kinh tế học được cho đó là sự “tàn phá sáng tạo”, tức là đơn vị hỏng thì đơn vị giải thể, sau đó nhà đầu tư khác vào đầu tư và vực dậy. Như vậy là "từ đống tro tàn sẽ có một ngôi nhà mới được dựng lên".
“Vụ đóng cửa của ngân hàng SVB không mang tầm cỡ quốc tế, không gây phản ứng dây chuyền trong hệ thống tài chính, ngân hàng của Việt Nam, mà nó chỉ là ảnh hưởng về tâm lý”, - ông Doanh nhận định.
Hầu hết các chuyên gia đều dành sự tin tưởng cho lãnh đạo cơ quan điều hành chính sách tiền tệ, hệ thống ngân hàng – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV).

“Nếu như Silicon Valley Bank sụp đổ thì khả năng các ngân hàng Việt Nam cũng có thể tiếp bước, nhưng trường hợp tại Việt Nam thì hy vọng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ đứng ra giải cứu, chứ không như trường hợp của Mỹ”, - TS. Nguyễn Hữu Huân nhấn mạnh.

Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.11.2022
Tiền Việt mất giá, Ngân hàng Nhà nước đã tăng lãi suất điều hành thêm 200 điểm cơ bản
TS. Bùi Kiến Thành cho biết, từ 2014 đến nay, Ngân hàng Nhà nước quản lý tốt hoạt động của các ngân hàng, trong đó cả những ngân hàng chưa thật sự bền vững. Các ngân hàng này chưa có sự quản lý chặt chẽ cho nên có thể dẫn đến nợ xấu và đến một lúc nào đó sẽ ảnh hưởng dư luận, từ đó việc quản lý trở nên khó hơn.
“Khi đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục quản lý và đưa vào danh sách các ngân hàng cần được theo dõi, kiểm soát”, - ông Thành phân tích.
TS. Lê Đăng Doanh đánh giá, đây cũng là một bài học cho Việt Nam, chứ không ảnh hưởng đến việc điều chỉnh tỷ giá, đến hoạt động tài chính ngân hàng. Đồng thời, vụ việc cũng không ảnh hưởng quá lớn đến hoạt động ngân hàng của Mỹ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала