Chuyên gia đánh giá các biện pháp ngăn chặn khủng hoảng tài chính của chính quyền Hoa Kỳ

© AFP 2023 / Noah BergerLogo Ngân hàng SVB
Logo Ngân hàng SVB - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.03.2023
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Trong bối cảnh các ngân hàng lớn phá sản, lãnh đạo Hoa Kỳ, trái ngược với giai đoạn 2007-2008, đã thực hiện các biện pháp hiệu quả để ngăn chặn khủng hoảng, ông Maxim Osadchy, trưởng bộ phận phân tích của ngân hàng BKF, bày tỏ ý kiến cùng Sputnik.
Các nhà quản lý ở California đã đóng cửa Ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB) vào ngày 10 tháng 3, đây là vụ phá sản ngân hàng lớn nhất của Hoa Kỳ kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Sự sụp đổ của SVB thật ra có liên quan đến việc tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FRS), điều đó dẫn đến sự mất giá tài sản trên bảng cân đối kế toán của nhiều tổ chức tài chính.
Ngoài ra, chính quyền đã đóng cửa Ngân hàng Signature Bank tại New York do rủi ro hệ thống.

"Giới lãnh đạo Hoa Kỳ đã có những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn khủng hoảng, nhằm tránh hiệu ứng domino lan rộng", - ông Osadchy nói.

Bảo hiểm tiền gửi tiết kiệm

"Hôm Chủ nhật, ngày 12 tháng 3, Bộ Tài chính Hoa Kỳ, Cục Dự trữ Liên bang và Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi tiết kiệm Liên bang đã đưa ra một tuyên bố chung, trong đó thông báo tất cả những người gửi tiền tại SVB sẽ có quyền truy cập vào tất cả số tiền của họ từ thứ hai ngày 13 tháng 3. Đồng thời, các cổ đông và chủ sở hữu những khoản nợ không có đảm bảo sẽ không được bảo vệ. Các quản lý cấp cao của ngân hàng sẽ bị sa thải. Các biện pháp tương tự cũng được áp dụng đối với Ngân hàng Signature Bank vốn đã bị đóng cửa hôm chủ nhật ngày 12 tháng 3", - chuyên gia này cho biết.

Ngoài ra, ông Osadchy nói, Cục Dự trữ Liên bang hứa sẽ cung cấp thêm vốn cho các ngân hàng để giúp họ đáp ứng nhu cầu của tất cả những người gửi tiết kiệm.

Khủng hoảng 2007-2008

Theo ông Osadchy, một trong những nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng 2007-2008 tại Hoa Kỳ cũng giống các sự việc hiện tại - chuyển đổi mạnh mẽ từ chính sách tiền tệ siêu mềm của Cục Dự trữ Liên bang sang chính sách cứng rắn, chuyển chính sách giảm lãi suất cơ bản sang việc nâng cao. Động thái này đã làm tổn hại đến các ngân hàng như SVB, vốn chủ yếu đầu tư vào trái phiếu dài hạn, khiến giá của chúng giảm mạnh do lãi suất tăng.

"Vào những năm 2000 đã có sự bùng nổ các khoản vay thế chấp bất động sản, rồi kết thúc bằng sự sụp đổ. Đầu những năm 2020, có sự bùng nổ trong thị trường công nghiệp công nghệ và thị trường vốn mạo hiểm. SVB chủ yếu tập trung vào việc phục vụ vốn mạo hiểm. Và khi các nhà đầu tư mạo hiểm ồ ạt đến rút tiền, đã trở thành nguyên nhân chính khiến SVB sụp đổ", - chuyên gia Osadchy nêu rõ.

Tổng thống Joe Biden phát biểu về hệ thống ngân hàng tại Nhà Trắng - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.03.2023
Biden kêu gọi người Mỹ đừng nghi ngờ về sự an toàn của các ngân hàng
Giới lãnh đạo Hoa Kỳ hồi năm 2008 đã không thể ngăn chặn cuộc khủng hoảng phát triển ra diện rộng, sau đó cuộc khủng hoảng này đã lan ra cả nước Mỹ rồi lan ra toàn cầu, nhà phân tích lưu ý.
Ông Osadchy kết luận: “Với kinh nghiệm năm 2008, giới lãnh đạo Hoa Kỳ thực hiện các biện pháp đặc biệt và dường như đã ngăn chặn được sự lan rộng của cuộc khủng hoảng”.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала