Cần bỏ lãi suất trần, dùng các công cụ gián tiếp

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamTrụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại trung tâm Hà Nội
Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại trung tâm Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.03.2023
Đăng ký
“Cần bỏ lãi suất trần, bỏ hạn mức tín dụng, dùng các công cụ gián tiếp là lãi suất thị trường mở, tái cấp vốn, thị trường liên ngân hàng để quản lý, và đặc biệt là quản lý các hệ số rủi ro theo Basel 2-3, các hệ số quản lý rủi ro thanh khoản một cách chặt chẽ…”.
Hiện nay, giới chuyên gia kinh tế - tài chính, sản xuất đang bàn luận nhiều về thực trạng các ngân hàng không niêm yết công khai một số mức lãi suất. Ví dụ, Vietinbank công khai lãi suất cho lãi cuối kỳ 6 tháng là 6%/năm, 12 tháng là 7,4%, nhưng nhân viên chào mời các khách hàng bạc tỷ trở lên mức lãi suất không công khai cho 6 tháng là 8,4%, 12 tháng là 8,7%.
Thực trạng này có nguyên do từ đâu? Nó có thể mang lại những hệ lụy gì? Ngân hàng Nhà nước cần phải làm gì để giải quyết vấn đề này? Chuyên gia tài chính – ngân hàng Lý Hoài Linh đã đưa ra một số bình luận về chủ đề này trong trả lời phỏng vấn cho phóng viên Sputnik.

Những hệ lụy do không công khai mức lãi suất

Sputnik: Thưa chuyên gia Lý Hoài Linh, hiện nay dư luận đang bàn luận nhiều về câu chuyện: Với khách gửi tiền tỷ, ngân hàng chào mời mức lãi suất cao hơn nhiều so với mức lãi suất niêm yết công khai. Theo ông, điều này do đâu mà có và nó có thể gây ra những hệ lụy gì?
Chuyên gia tài chính – ngân hàng Lý Hoài Linh:
Các biện pháp hành chính, ý chí trong quản lý thị trường luôn không đáp ứng hết cung cầu thị trường. Việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đưa ra mức lãi suất trần trong khi nhu cầu vốn rất lớn.
(Sputnik: Theo Quyết định số 1812/QĐ-NHNN ngày 24/10/2022 về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam (VND) của tổ chức, cá nhân tại TCTD, lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn là 1,0%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 6,0%/năm, riêng lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VND tại Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô là 6,5%/năm; lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên do TCTD ấn định trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường
Quyết định số 1813/QĐ-NHNN ngày 24 tháng 10 năm 2022 về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của TCTD đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế là 5,5%/năm; lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô đối với các nhu cầu vốn này tăng là 6,5%/năm).
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.03.2023
"Cú bẻ lái" không ngờ của Ngân hàng Nhà nước
Lượng tiền gửi chững lại bởi chính sách tiền tệ thận trọng dẫn đến việc các ngân hàng thực hiện chi trả vượt trội để cạnh tranh. Tình trạng này gây ra những hệ lụy như sau: Các ngân hàng có thể đối mặt với các mức phạt hành chính, các cá nhân đối mặt với án hình sự và người gửi tiền có thể không nhận đủ lãi.
Có ý kiến cho rằng, thực trạng này gây ra sự không công bằng trong cạnh tranh huy động vốn, gây khó khăn cho việc điều hành chính sách tiền tệ, huy động cao thì lãi suất cho vay sẽ cao, không thể giảm được. Kéo theo là chi phí sản xuất của người dân và doanh nghiệp tăng gây khó khăn cho việc phục hồi kinh tế.

Cần bỏ lãi suất trần, bỏ hạn mức tín dụng

Sputnik: Ngân hàng Nhà nước cần phải làm gì để các ngân hàng thương mại có thể công khai, minh bạch các hoạt động huy động vốn cũng như cho vay?
Chuyên gia tài chính – ngân hàng Lý Hoài Linh:
Một số chuyên gia và quan chức ngân hàng cho rằng, để các ngân hàng thương mại có thể công khai, minh bạch các hoạt động huy động vốn và cho vay, Ngân hàng Nhà nước cần tăng thanh tra và kiểm tra các tổ chức tín dụng, nhất là khi thị trường có dấu hiệu thỏa thuận lãi suất ngoài bảng niêm yết.
Nhưng quan điểm của tôi là cần bỏ lãi suất trần, bỏ hạn mức tín dụng mà dùng các công cụ gián tiếp là lãi suất thị trường mở, tái cấp vốn, thị trường liên ngân hàng để quản lý, và đặc biệt, quản lý các hệ số quản lý rủi ro thanh khoản một cách chặt chẽ, nhất là quản lý các hệ số rủi ro theo Basel II và Basel III.
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.03.2023
11 ngân hàng Việt Nam bị ‘sờ gáy’ về vi phạm đầu tư trái phiếu doanh nghiệp
(Sputnik: Basel II là hiệp định được lập ra với mục tiêu xác định các tiêu chuẩn về vốn để hạn chế rủi ro kinh doanh của các ngân hàng và tăng cường hệ thống tài chính cho các ngân hàng. Đây là hiệp định quản lý ngân hàng quốc tế thứ hai dựa trên ba trụ cột chính: Yêu cầu vốn tối thiểu, giám sát quy định và kỷ luật thị trường. Yêu cầu về vốn tối thiểu đóng vai trò quan trọng nhất trong Basel II và bắt buộc các ngân hàng phải duy trì tỷ lệ vốn tối thiểu của vốn quy định so với tài sản có trọng số rủi ro.
Basel III: Không chỉ đơn thuần là một trong những tiêu chuẩn về quản trị rủi ro, Basel III còn khẳng định chất lượng nguồn vốn, tấm đệm phòng ngừa của ngân hàng trước những cú sốc của thị trường, từ đó đảm bảo sự phát triển an toàn, hiệu quả. Basel III yêu cầu các ngân hàng nắm giữ lượng vốn cao hơn và với chất lượng cao hơn nhằm bù đắp những thiệt hại không mong muốn).
Sputnik: Cảm ơn chuyên gia Lý Hoài Linh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала