Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Liên minh châu Âu vào hùa với Hoa Kỳ ở Biển Đông

© Ảnh : U.S. Navy/Joe BishopBiển Đông
Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.03.2023
Đăng ký
Tuần trước, đặc phái viên của EU về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là Richard Tibbels đã đến thăm Philippines. Quan sát viên Piotr Tsvetov của Sputnik nhận xét rằng nếu như tin vào lời tuyên bố của ông này, thì hóa ra là EU đã quyết định đóng vai sen đầm ở Biển Đông.
Phát biểu tại Manila, Richard Tibbels cho biết EU muốn tăng số chuyến thăm Philippines của tàu chiến các nước thành viên EU, cùng với người Philippines tiến hành các cuộc tập trận nhằm bảo vệ tự do lưu thông hàng hải ở khu vực này của thế giới.

"Chúng tôi sẽ khuyến khích các nước thành viên EU tiếp nối các chuyến thăm hàng hải tới Biển Đông!" - vị sứ giả châu Âu long trọng tuyên bố.

Ban lãnh đạo EU đã quyết định giúp các nước Đông Nam Á "bảo vệ lợi ích của họ khi dọc theo tuyến đường thủy tranh chấp đang leo thang căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng bé nhỏ hơn".
Ngay bây giờ, EU đã sẵn sàng chia sẻ với người Philippines các tài liệu tình báo vệ tinh.

Trên tinh thần đoàn kết khối

Đối với phần lớn các nhà quan sát bên ngoài, Liên minh châu Âu là hiệp đoàn hội nhập liên kết vững vàng của các nước châu Âu, mà các nước ASEAN chẳng hạn đã thiết lập quan hệ tốt đẹp trong lĩnh vực thương mại và đầu tư. Không ai có thể nghi ngờ EU về chủ nghĩa quân phiệt hay là cố gắng tiến tới bành trướng quân sự. EU không có lực lượng vũ trang riêng, mặc dù hiện hữu những nỗ lực để tạo lập.
Cho đến cách đây chưa lâu, EU và Trung Quốc có quan hệ tốt đẹp, nhưng hiện giờ mọi thứ đã thay đổi. Ngày 10 tháng 1 năm nay, các nhà lãnh đạo của EU và NATO đã ký tuyên ngôn về đối tác chiến lược. Như đã nêu trong tài liệu, văn kiện này dự trù việc mở rộng hợp tác giữa hai tổ chức "để chống lại những mối đe dọa từ phía Nga và Trung Quốc". Các bên sẽ nâng trình độ hợp tác quốc phòng giữa họ lên tầm cao mới.
Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos con - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.02.2023
Biển Đông
Tình hình xung quanh các đảo ở Biển Đông là "phức tạp nhất trong địa chính trị thế giới"
Động thái này của người châu Âu trông có vẻ giống như mưu đồ vụng về, khi thông lệ lâu đời là gửi tàu chiến của các nước châu Âu đến Biển Đông được thay thế bằng liên kết không phải với NATO, mà là với EU. Bởi trên toàn thế giới, NATO vẫn có định tính khét tiếng là một khối quân sự hiếu chiến còn EU được nói đến nhiều hơn với tư cách là một đối tác kinh tế. Tuy nhiên, tàu chiến của Anh, Pháp và Đức đã không chỉ một lần đi qua vùng nước Biển Đông.
Bộ Ngoại giao Nga khá nhanh chóng vạch trần những âm mưu này của Tây Âu và Hoa Kỳ.
Hồi tháng 1, bình luận việc ký kết tuyên ngôn về quan hệ đối tác chiến lược giữa EU và NATO, bà Maria Zakharova đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao Nga nhận định: "Tuyên ngôn chung xác nhận sự tuân thủ hoàn toàn của Liên minh châu Âu với các nhiệm vụ của khối Bắc Đại Tây Dương, là công cụ vũ lực mạnh mẽ phục vụ cho lợi ích của Hoa Kỳ".
Đại diện Bộ Ngoại giao Nga cũng nhấn mạnh rằng lối tiếp cận hiếu chiến đối đầu quyết liệt của EU và NATO, nỗ lực chia rẽ các quốc gia thành "phe ta" và "kẻ lạ" sẽ chỉ cản trở việc giải quyết xung đột một cách hòa bình.
Hẳn là sẽ có người nói rằng chẳng qua châu Âu muốn tin chắc là không có gì cản trở hoạt động thương mại của họ trong khu vực này. Có ước tính rằng 40% thương mại của EU đi qua Biển Đông và ít ai muốn gặp khó khăn ở chốn này nếu như tàu của bất kỳ nước thứ ba nào bị chặn đường lưu thông hàng hóa. Tuy nhiên, cho đến nay chưa xảy ra trường hợp nào như vậy, ngoại trừ cướp biển, mà các đội tuần tra của Việt Nam, Indonesia và các nước trong khu vực cũng có thể đối phó với hải tặc. Vậy thì tại sao phải cử hàng không mẫu hạm và tàu ngầm hạt nhân rầm rộ tới nơi cách xa hàng nghìn km để chiến đấu chống cướp biển?
Không rõ tại sao sứ giả Richard Tibbels lại cho rằng tình hình ở Biển Đông đang bùng phát leo thang. Sẽ đúng hơn nếu nói rằng chính tàu chiến Hoa Kỳ hôm nay đang làm vấn đề trầm trọng thêm, còn nếu kế hoạch của EU trở thành hiện thực, thì cả các nước EU cũng sẽ tham gia vào bên gây chiến. Và tất cả những điều đó là bởi sự cúc cung của người châu Âu hiện đại tuân thủ phục tùng mệnh lệnh độc đoán của Hoa Kỳ.
Rốt cuộc, ủng hộ những hành động như vậy của EU cũng chẳng khác gì hùa theo kế hoạch hiếu chiến của Hoa Kỳ, không hơn không kém.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала