Việt Nam đã vào CLB 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới nhưng vẫn lộ điểm yếu lớn

© AFP 2023 / Nhac NguyenNhà may Maxport
Nhà may Maxport - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.03.2023
Đăng ký
Năm 2022, với quy mô nền kinh tế khoảng 410 tỷ USD, Việt Nam đã chính thức có tên trong “câu lạc bộ” 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Trong khu vực ASEAN, Việt Nam chỉ đứng sau Indonesia, Thái Lan và Malaysia về quy mô kinh tế. Nếu tính theo sức mua tương đương, Việt Nam chỉ thua Thái Lan và Indonesia về GDP, nhưng năng suất lao động lại quá thấp.

Việt Nam bước vào “câu lạc bộ” 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới

Như Sputnik đã thông tin, năm 2022, quy mô nền kinh tế Việt Nam lần đầu tiên vượt mốc 400 tỷ USD với mức tăng trưởng là 8,02%, GDP bình quân/người hơn 4.000 USD.
Theo chia sẻ của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF 2023) hôm 19/3 vừa qua, tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 3,22 triệu tỷ đồng, tăng 11,5%; trong đó, vốn FDI giải ngân đạt gần 22,4 tỷ USD, là mức cao nhất trong 5 năm qua.
“Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt mức kỷ lục 732 tỷ USD, đưa Việt Nam vào trong nhóm 20 nước có quy mô thương mại lớn nhất thế giới; tiếp tục duy trì xuất siêu năm thứ 7 liên tiếp với kim ngạch đạt 11,2 tỷ USD”, - Bộ trưởng vui mừng nói.
Trong khi đó, tại cuộc tiếp Đoàn doanh nghiệp cấp cao Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) hôm 21/3, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng cho biết, cùng với ba đột phá chiến lược là thể chế, cơ sở hạ tầng và chất lượng nguồn nhân lực, Việt Nam giờ đây xác định khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và văn hóa, con người Việt Nam chính là những yếu tố quan trọng để nền kinh tế Việt Nam có thể bắt kịp, tiến cùng và vượt lên trong một số lĩnh vực.
Sản xuất thép tại nhà máy Hòa Phát Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.03.2023
Hé lộ cơ hội Mỹ giúp Việt Nam ‘nâng cấp’ nền kinh tế
Nhắc đến các mục tiêu to lớn của đất nước vào các dấu mốc 2030 và 2045, cũng như mục tiêu chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức. Do đó, nhu cầu về đội ngũ nhân lực, lực lượng lao động là đặc biệt lớn.
Báo cáo Năng suất lao động giai đoạn 2011-2020 được Tổng cục Thống kê công bố mới đây đề cập nhiều thay đổi về năng suất lao động của Việt Nam năm 2022 đang đặt ra một loạt vấn đề cấp bách cần có biện pháp giải quyết.
Theo báo Đầu tư dẫn dữ liệu Báo cáo Năng suất lao động giai đoạn 2011-2020của Tổng cục Thống kê cho biết, năm 2022, với quy mô nền kinh tế khoảng 410 tỷ USD, Việt Nam bước vào “câu lạc bộ” 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
“Trong khu vực ASEAN, Việt Nam chỉ đứng sau Indonesia, Thái Lan và Malaysia về quy mô kinh tế. Nếu tính theo sức mua tương đương, trong “ngôi nhà chung” ASEAN, Việt Nam đứng sau Thái Lan và Indonesia về GDP”, - báo cáo thể hiện.
Đặc biệt, với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 6,21%/năm trong suốt thập kỷ vừa qua, thu nhập bình quân của người dân Việt Nam cũng tăng trưởng khá ấn tượng, được nhiều tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá rất cao.

Điểm yếu về năng suất lao động của Việt Nam

Tuy nhiên,nhìn dưới góc độ hẹp, Việt Nam vẫn chưa thể thỏa mãn với kết quả đạt được nếu xét về năng suất lao động.
Báo cáo Năng suất lao động của Việt Nam giai đoạn 2011-2020 cho thấy, dù năng suất lao động của Việt Nam tăng bình quân 5,29%/năm suốt thập kỷ vừa qua, nhưng vẫn còn khoảng cách rất lớn so với nhiều nước trong khu vực.
Cụ thể, năng suất lao động của Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Hàn Quốc, Nhật Bản hiện cao hơn Việt Nam theo mức tương ứng lần lượt là 8,8; 3; 1,7; 1,3; 1,2; 4,3 và 4,2 lần.
Điều cần lo là khoảng cách quá lớn này không những khó lấp đầy, mà có xu hướng càng ngày càng doãng rộng nếu tính theo sức mua tương đương.
Nếu năm 2011, năng suất của lao động Singapore cao hơn Việt Nam 130.400 USD, thì đến đầu năm 2021 tăng lên 144.100 USD; của Hàn Quốc từ 58.800 USD lên 61.800 USD; Trung Quốc từ 6.100 USD lên 12.100 USD…
Năm 2022, năng suất lao động của Việt Nam đạt 8.083 USD, chỉ tăng 4,8% so với năm 2021, thấp hơn đáng kể so với tốc độ tăng 5,33% giai đoạn 2011-2020 và không đạt mức tăng 5,5% như mục tiêu Quốc hội đặt ra. Chia theo giờ, thì hiện tại, lao động Việt Nam chỉ có thể tạo ra giá trị khoảng 67.600 đồng, cao hơn không nhiều so với cách đây 10 năm.
Theo cơ quan nghiên cứu, có nhiều yếu tố tác động đến mức tăng năng suất lao động như tài nguyên, vị trí địa lý, môi trường kinh doanh, công nghệ, vốn đầu tư, chất lượng nhân lực, thể chế, cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế...
WB dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2023 là 6,3% - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.03.2023
Kinh tế Việt Nam yếu đi và bài học từ sự sụp đổ của Silicon Valley Bank
Thực tế cho thấy, thiếu vốn thì có thể đi vay hoặc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Trong khi đó, cơ cấu lao động Việt Nam đang chuyển biến tích cực theo hướng giảm dần lao động nông nghiệp sang công nghiệp, xây dựng, dịch vụ; môi trường đầu tư, kinh doanh và thể chế kinh tế liên tục được cải thiện theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện.
Như vậy, nguyên nhân chính khiến năng suất lao động của Việt Nam chưa cao là do chất lượng nhân lực còn thấp - một trong 3 điểm nghẽn hạn chế sự phát triển.
Hiện ở các nước đều coi chất lượng nguồn nhân lực là công cụ quan trọng nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững. Trong khi đó, theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam hiện mới đạt 3,6/10 điểm bởi tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiều ngành, lĩnh vực.
Do không được đào tạo hoặc đào tạo không đạt chuẩn, nên có tới 33,4% tổng số lao động đang làm việc giản đơn; trên 18% cung cấp dịch vụ cắt tóc, gội đầu, trông xe, bảo vệ, bán hàng rong...; khoảng 13,7% làm thợ thủ công.
Đồng thời cũng chỉ có 13% lực lượng lao động hiện nay có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ cao đẳng trở lên đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.
Nhìn thẳng thắn, Việt Nam hiện có khoảng 87% tổng số lao động đang làm những công việc với năng suất lao động rất thấp. Điều này tất yếu ảnh hưởng tới năng suất của cả nền kinh tế.

Nhân lực - yếu tố quan trọng nhất tạo nên thành công của nền kinh tế

Nhìn sang một số nền kinh tế trên thế giới như Hàn Quốc, Singapore, Israel, Đài Loan – các quốc gia có diện tích không lớn, dân số không đông, tài nguyên thiên nhiên không nhiều và cũng không nằm ở vị trí địa lý đặc biệt, nhưng vẫn rất thành công trong phát triển kinh tế, xã hội.
Điểm chung dẫn đến sự thành công của các nền kinh tế này là có chất lượng nguồn nhân lực cao thông qua đầu tư mạnh cho giáo dục, đào tạo và có hệ thống và chính sách đào tạo khoa học.
Cần hiểu rằng, nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự thành công của mọi tổ chức, doanh nghiệp cũng như nền kinh tế.
Do vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là phải sớm cải thiện tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Khi đó mới hy vọng từng bước lấp đầy khoảng cách về năng suất lao động giữa Việt Nam với các nước trong khu vực, bởi đây cũng là nguồn lực quan trọng nhất, quyết định năng suất, chất lượng, hiệu quả sử dụng nguồn lực khác trong hệ thống các nguồn lực của doanh nghiệp và cả nền kinh tế.
Theo báo cáo “Điểm lại tháng 3/2023” của Ngân hàng Thế giới, WB khuyến nghị Việt Nam cần đánh thức tiềm năng dịch vụ để tăng trưởng.
Theo WB, để có thể hoàn thành mục tiêu trở thành nền kinh tế thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam cần khai thác hiệu quả hơn nữa khu vực dịch vụ đa dạng để duy trì tăng trưởng năng suất bền vững. Khu vực dịch vụ đã và đang có những đóng góp hết sức quan trọng cho tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
Nữ đại biểu Việt Nam tham gia Festival Thanh niên và Sinh viên thế giới lần thứ XIX tại Sochi. - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.01.2023
Việt Nam sẽ là câu chuyện kinh tế thú vị nhất năm 2023
Trong thập kỷ qua, các ngành dịch vụ là khu vực lớn nhất của nền kinh tế. Quy mô khu vực dịch vụ tăng từ 40,7% GDP trong năm 2010 lên 44,6% GDP trong năm 2019.
Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở Việt Nam, tỉ lệ lao động làm việc trong các ngành dịch vụ tăng từ 19% năm 1991 lên 35,3% năm 2019, hấp thụ phần lớn lao động dịch chuyển ra khỏi ngành nông nghiệp và biến khu vực dịch vụ trở thành nguồn cung cấp việc làm đứng thứ hai trong cả nước, sau nông nghiệp.
Tuy nhiên, kết quả đạt được còn khiêm tốn so với các quốc gia so sánh khác. Ví dụ, năng suất lao động trong các lĩnh vực dịch vụ của Việt Nam (được đo bằng giá trị gia tăng trên mỗi lao động) tăng 34,3% trong giai đoạn từ năm 2011 - 2019. Mặc dù ở mức 5.000 USD mỗi nhân công năm 2019, con số này vẫn thấp hơn nhiều so với các quốc gia so sánh, như Malaysia (20.900 USD), Philippines (9.300 USD) và Indonesia (7.300 USD). Xuất khẩu dịch vụ có tay nghề cao, giàu kiến thức chỉ chiếm 9% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ. Chỉ 6,4% tổng số lao động trong ngành dịch vụ là làm việc ở nhóm này, bao gồm công nghệ thông tin, tài chính, và các dịch vụ chuyên sâu vốn thuộc nhóm hiệu quả nhất của nền kinh tế.
WB khuyến nghị, Việt Nam cần tập trung vào việc tăng cường các kỹ năng của người lao động (đặc biệt là các kỹ năng kỹ thuật số cơ bản) cũng như năng lực của các công ty và nhà quản lý.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала