Việt Nam có gì mà khiến các doanh nghiệp Trung Quốc đổ xô sang xây nhà máy?

NGHIỆP MINH KHAI – VĨNH TUY.
NGHIỆP MINH KHAI – VĨNH TUY. - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.04.2023
Đăng ký
Theo yêu cầu từ đối tác ở châu Âu, châu Mỹ, các doanh nghiệp Trung Quốc đang có nhu cầu chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam.
Trong quá trình này, khu vực phía Bắc được ưu tiên lựa chọn do có vị trí gần Trung Quốc hơn và giá thuê đất khu công nghiệp cạnh tranh hơn so với miền Nam.

Doanh nghiệp Trung Quốc ngày càng chú ý đến Việt Nam

Ngày 27/3/2023, Vietnam Investment Consulting (VNIC) phối hợp cùng YueQiBao tổ chức Hội thảo giao lưu khảo sát môi trường đầu tư tại Việt Nam cho Doanh nghiệp điện tử Trung Quốc 2023.
Hội thảo đem tới cơ hội thúc đẩy kết nối hợp tác giữa các doanh nghiệp, giới thiệu môi trường đầu tư, chính sách ưu đãi đầu tư hiện hành của Việt Nam, chia sẻ kinh nghiệm từ những nhà đầu tư đi trước, đặc biệt trong ngành công nghiệp điện tử tại miền Bắc Việt Nam.
Theo ông Trần Đức Tuấn, Giám đốc Công ty cổ phần Andes E&C, nhiều doanh nghiệp nước ngoài, kể cả doanh nghiệp Trung Quốc, đang xem Việt Nam là địa điểm hấp dẫn để đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất.
May bao jumbo phục vụ xuất khẩu tại nhà máy của Công ty Cổ phần bao bì Sông La Xanh. - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.10.2022
Độc nhất vô nhị: Ở Trung Quốc nêu 10 lý do nên đầu tư vào Việt Nam ‘ngay bây giờ’
Lý do là vì Việt Nam sở hữu nguồn nhân lực dồi dào, đáp ứng được nguồn cung lao động trình độ cao, giá nhân công cạnh tranh với có nhiều chính sách ưu đãi về thuế cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Thêm nữa, Việt Nam có chung đường biên giới với Trung Quốc, có nhiều tuyến giao thông thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, kể cả dây chuyền sản xuất.

Ưu tiên các tỉnh phía Bắc

Trong khi đó, Đầu tư chứng khoán dẫn phân tích của ông Đỗ Hồng Quân, Tổng giám đốc Vietnam Investment Consulting (VNIC) cho biết, từ năm 2019 đến nay, số lượng doanh nghiệp Trung Quốc có nhu cầu thuê đất và nhà xưởng tại Việt Nam là rất lớn.
Theo ông Quân, các tỉnh Bắc Ninh hay Bắc Giang là những địa điểm mà doanh nghiệp Trung Quốc ưu tiên lựa chọn, vì hai tỉnh này có lợi thế nằm ở cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội, nằm trong vùng tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, với nhiều tuyến giao thông quan trọng chạy qua như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 17, Quốc lộ 18, Quốc lộ 38, gần Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và các cảng biển quan trọng khác.
Về tổng quan thị trường nhà xưởng công nghiệp tại miền Bắc Việt Nam, ông Paul Tonkes, Phó giám đốc Phòng Kinh doanh & Marketing của Core5 Vietnam cho biết:
“Ở thời điểm hiện tại, khu vực trọng điểm của nhà xưởng công nghiệp xây sẵn cho thuê vẫn nằm ở các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng… với mức giá cho thuê cạnh tranh từ 4,5 - 6,5 USD/m2. Ngoài ra, ở các khu vực khác có thị trường mới nổi như Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Nam… có mức giá cho thuê từ 3,5 - 4,6 USD/m2”.
Khảo sát sơ bộ cho thấy, hiện tại, giá thuê đất cao trong các khu công nghiệp ở Bắc Ninh vào khoảng 120 - 160 USD/m2, ở Bắc Giang từ 115 - 145 USD/m2, tại Hải Phòng là 100 - 135 USD/m2.
Một tỉnh khác là Hải Dương cũng thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài, do nằm gần Bắc Ninh, Bắc Giang và Hải Phòng. Tỉnh này là lựa chọn ưu tiên của một số doanh nghiệp phụ trợ cho các doanh nghiệp điện tử có nhà máy đặt tại các tỉnh trên. Giá thuê đất ở Hải Dương hiện dao động từ 85 - 100 USD/m2.
Công nhân chế biến cá tra xuất khẩu tại Công ty Cổ phần Gò Đàng (Khu công nghiệp Mỹ Tho). - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.02.2023
Thêm 23 doanh nghiệp Việt được phép xuất khẩu vào Trung Quốc
Tuy vậy, dù giá thuê đất tại các khu công nghiệp phía Bắc gia tăng, nhưng nó vẫn thấp hơn so với khu vực phía Nam. Năm 2022, tại miền Nam, giá thuê đất công nghiệp ở thị trường cấp 1 (thủ phủ công nghiệp phát triển) tăng trung bình 8 - 13%, đạt 166 USD/m2. Trong khi đó, giá thuê tại các thị trường cấp 1 ở phía Bắc trung bình chỉ khoảng 120 USD/m2.
Chính vì lẽ đó, việc có vị trí gần Trung Quốc hơn và giá thuê đất khu công nghiệp cạnh tranh hơn đã giúp các khu công nghiệp phía Bắc thuận lợi đón xu hướng chuyển dịch sản xuất.
Theo ông Đỗ Hồng Quân, làn sóng chuyển dịch sản xuất hiện tại chủ yếu là do chính sách Zero-Covid của Trung Quốc trước đó, gây ra hiện tượng sản xuất đình trệ và đứt gãy chuỗi cung ứng giữa Trung Quốc và các nước khác.
Để hạn chế tình trạng này xảy ra thêm một lần nữa, các đối tác châu Âu và châu Mỹ mong muốn các công ty sản xuất Trung Quốc có thêm nhà máy bên ngoài lãnh thổ, phòng trường hợp bất trắc xảy ra thì hoạt động sản xuất và chuỗi cung ứng vẫn được duy trì.

Chi phí vận chuyển ở Việt Nam còn cao

Tuy nhiên, ông Trần Đức Tuấn cho biết, một số doanh nghiệp Trung Quốc còn e ngại trong quá trình đầu tư và hoạt động tại Việt Nam liên quan đến thủ tục pháp lý và doanh nghiệp thường gặp vướng mắc trong việc xin giấy phép về môi trường, giấy phép phòng cháy, chữa cháy.
Ông Tuấn cho rằng, một phần nguyên nhân dẫn tới tâm lý e ngại trên là do nhà đầu tư nước ngoài chưa hiểu được trình tự, thủ tục của Việt Nam, nên khi họ thực hiện không đồng bộ sẽ gặp phải vướng mắc.
Một nguyên nhân khác là do một số quy định của Việt Nam chưa phù hợp, dẫn đến thời gian xem xét, kiểm tra, đánh giá hồ sơ bị kéo dài, làm chậm tiến độ đầu tư.
Về phần mình, ông Đỗ Hồng Quân cho rằng, ngoài những khó khăn về thủ tục pháp lý, nhiều nhà đầu tư Trung Quốc lo ngại chi phí vốn cao, giá thuê đất, thuê nhà xưởng hay chi phí lao động không còn thấp như trước.
Ngoài ra, nhiều chuỗi cung ứng tại Việt Nam chưa hình thành, khiến thời gian vận chuyển nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam lâu hơn, chi phí tốn kém hơn.
Ông Nguyễn Văn Kiểm, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Bảo Minh cho rằng, nhà đầu tư nước ngoài thường quan tâm tới 5 vấn đề sau đây khi quyết định đầu tư, xây dựng nhà máy.
Thứ nhất là vị trí địa lý của khu công nghiệp, với một số tiêu chí chính như giao thông thuận tiện, có nhiều các tuyến đường cao tốc, đường quốc lộ đi qua, gần sân bay, cảng biển, gần các bạn hàng, đối tác sản xuất phụ trợ.
Thứ hai là ưu đãi về thuế quan và hỗ trợ từ chính quyền địa phương, có thể kể đến như ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế sử dụng đất, việc chính quyền địa phương sẵn sàng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia sản xuất - kinh doanh.
Người đàn ông theo dõi giá cổ phiếu tại một công ty môi giới ở Bắc Kinh - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.09.2022
Vì sao Việt Nam được các nhà đầu tư nước ngoài “quan tâm đặc biệt”?
Thứ ba là lực lượng lao động, gồm các vấn đề như: dân số trong độ tuổi lao động của khu vực đó là bao nhiêu, chi phí trả cho người lao động trong khoảng nào, có thể thu hút được lao động từ các tỉnh khác về làm việc hay không.
Thứ tư là cơ sở hạ tầng trong khu công nghiệp, mức độ uy tín, mức độ tín nhiệm của chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp có đủ để nhà đầu tư cảm thấy yên tâm và quá trình đầu tư xây dựng nhà máy có thuận lợi hay không.
Cuối cùng, nhà đầu tư thường quan tâm đến vấn đề giá thuê cơ sở hạ tầng và chi phí quản lý.
Ông Đỗ Hồng Quân mong muốn Việt Nam đẩy nhanh tiến độ thực hiện các quy trình, thủ tục pháp lý như cấp giấy chứng nhận đầu tư, giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép môi trường và giấy phép xây dựng, giúp các nhà đầu tư nhanh chóng đưa nhà máy vào sản xuất, qua đó thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài, từ đó hình thành chuỗi cung ứng và góp phần hạ giá cước vận chuyển.
Ở thời điểm hiện tại, chi phí vận chuyển tại Việt Nam đang cao hơn tại Trung Quốc, bởi đất nước tỷ dân này đã xây dựng được hệ thống giao thông hoàn thiện và sự cạnh tranh của các đơn vị logistics là rất cao.
Lấy ví dụ, chi phí vận chuyển từ cửa khẩu Lạng Sơn về Hà Nội (chưa tới 200km) đã ngang bằng chi phí vận chuyển quãng đường lên tới 2.000 km tại Trung Quốc.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала