Dự báo tương lai đồng USD, NHNN đã mua vào lượng lớn dự trữ ngoại hối

© Depositphotos.com / SelensergenĐô la Mỹ
Đô la Mỹ  - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.04.2023
Đăng ký
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã mua vào khoảng 4 tỷ USD dự trữ ngoại hối, tương đương với phục hồi lại khoảng 15-17% lượng ngoại tệ bị hụt trong giai đoạn tỷ giá biến động của năm 2022.
Trong bối cảnh vị thế đồng bạc xanh (USD) ngày càng suy yếu so với nhiều đồng tiền chủ chốt khác trên thế giới, giới phân tích cho rằng, xu hướng biến USD thành "vũ khí chính trị" của Mỹ trong chính sách dự trữ ngoại hối với nhiều nước sẽ bị ảnh hưởng.

NHNN mua vào 4 tỷ USD dự trữ ngoại hối

Phát biểu tại cuộc họp của Chính phủ gần đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng có đề cập việc từ đầu năm đến nay nhà điều hành đã mua vào khoảng 4 tỷ USD, tương đương với phục hồi lại khoảng 15-17% lượng ngoại tệ bị hụt trong giai đoạn tỷ giá biến động của năm 2022.
Với việc mua vào 4 tỷ USD, Ngân hàng Nhà nước đã bơm ròng khoảng 94.000 tỷ đồng thông qua mua ngoại tệ, song song với việc rút ròng một lượng tiền khoảng 110.000 tỷ đồng thông qua việc phát hành tín phiếu NHNN kỳ hạn 91 ngày. Thông tin này được bộ phận phân tích của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nêu trong báo cáo vĩ mô vừa công bố.
Theo VDSC, từ giữa đến cuối tháng 3/2023, hoạt động bơm, hút ròng trên thị trường mở đã ngưng hẳn do lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh và các ngân hàng thương mại đã không còn nhu cầu vay mượn từ NHNN.
Bên cạnh đó, đáng chú ý, nếu tình hình này tiếp diễn thì từ cuối tháng 5, một lượng lớn thanh khoản (khoảng 110.000 tỷ đồng) sẽ được bơm ra thị trường do tín phiếu 91 ngày đáo hạn.
Đô la Mỹ, Việt Nam đồng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.03.2023
Kinh tế Việt Nam yếu đi nhưng tiền Đồng đang bộc lộ sức mạnh trước USD

USD yếu đi, các nước giảm nắm giữ đồng bạc xanh

Tuần qua, giới tài chính thế giới chú ý tới quan điểm của GS. Jeffrey Sachs, nhà kinh tế học, giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững tại trường Đại học Columbia (Mỹ) về việc trong 10 năm tới, đồng USD ngày càng ít nắm vai trò chi phối hơn so với hiện nay. Tương lai đồng USD được dự báo tương đối kém khả quan.
Nguyên nhân là do thị phần của nền kinh tế Mỹ trên thế giới ngày càng nhỏ hơn, đồng USD được vũ khí hóa và việc sử dụng các loại tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương tăng lên.
"Thị phần của Mỹ trong nền kinh tế thế giới sẽ ít hơn và vai trò của đồng USD sẽ tự nhiên giảm đi, bởi sự phát triển của các đồng tiền mạnh khác", - GS. Sachs nói.
Hệ thống thanh toán quốc tế hiện dựa trên đồng USD, trong đó có tới 50-60% giao dịch thanh toán quốc tế là bằng đồng USD hoặc dựa trên đồng USD, và khoảng 50% dự trữ quốc tế dựa trên đồng USD.
Dữ liệu của Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (SWIFT) giao dịch thanh toán quốc tế bằng đồng USD hoặc dựa trên đồng USD đã giảm trong suốt 1 thập kỷ qua từ 51,3% từ năm 2013 xuống chỉ còn hơn 40% trong tháng 1/2023.

"Vai trò của đồng USD phản ánh sức mạnh của Mỹ, đặc biệt là trong thế kỷ 20", - GS. Sachs phân tích và lưu ý, khi đồng USD đã trở thành "vũ khí" chính trị của Mỹ trong chính sách dự trữ ngoại hối với nhiều nước điển hình như Nga, Trung Quốc, Venezuela, Iran và nhiều quốc gia không muốn giữ tiền bằng đồng USD nữa, sức mạnh đồng bạc xanh sẽ giảm đi.

Số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF thể hiện, xét về tỷ lệ dự trữ quốc tế bằng đồng USD, thì tỷ lệ này hiện nay cũng chỉ đạt khoảng 60% theo số liệu tính đến quý IV/2022. Tỷ lệ này đã giảm từ khoảng 70 - 80% của những năm 70 từ thế kỷ trước. Có thể thấy, vị thế đồng đô la Mỹ đang lung lay bởi những biến động chính trị, kinh tế toàn cầu.

Nới lỏng hay thắt chặt?

Quay lại với tình hình trong nước, phân tích về lộ trình chính sách tiền tệ sắp tới, các chuyên gia cho rằng có thể NHNN sẽ kiên định với định hướng nới lỏng trong bối cảnh các áp lực về lạm phát, tỷ giá, thắt chặt chính sách tiền tệ toàn cầu phần nào đã đi qua.
"Nếu rủi ro nhiều nhà đầu tư đang lo lắng là suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra thì việc tiếp tục giảm lãi suất điều hành có lẽ nằm trong dự liệu của NHNN", - chuyên gia lưu ý.
Cũng như Sputnik đã thông tin, trong tháng 3, NHNN đã có những động thái đảo chiều chính sách nhanh và rõ hơn trong tháng.
Trong đó, cần nhắc đến hai lần điều chỉnh lãi suất điều hành vào giữa tháng và cuối tháng 3/2023. Nếu như giai đoạn tăng lãi suất năm ngoái việc thay đổi lãi suất điều hành của NHNN thường đi sau thị trường thì đợt giảm lãi suất mới đây VDSC kỳ vọng sẽ tác động nhiều đến mặt bằng lãi suất chung.
Những người đang đi xe máy qua trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở trung tâm thành phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.12.2022
Ngân hàng Việt đồng loạt giảm lãi suất: Đây là chỉ đạo chứ không phải kêu gọi
Thực tế, ngay sau quyết định của NHNN, đầu tháng 4/2023, các ngân hàng thương mại từ Nhà nước đến tư nhân đều đã điều chỉnh giảm lãi suất huy động với mức giảm từ 0,3-0,8 điểm %. Đồng thời, tính từ đầu năm đến nay, lãi suất huy động đã giảm tương đối mạnh khoảng từ 0,8-1,2 điểm %, nhịp giảm này tương đương khoảng 1/2 mức tăng trong giai đoạn tháng 10-12/2022.
Số liệu của NHNN cũng cho thấy, lãi suất cho vay bình quân đối với các khoản vay mới và cũ vào cuối tháng 02/2023 ở mức 9,5- 11,3%/năm, tăng khoảng 0,5-0,6 điểm % so với cuối năm 2022 và cao hơn 1,1-1,4 điểm % so với trước tháng 10/2022.
Các chuyên gia kỳ vọng lãi suất cho vay trong nền kinh tế sẽ giảm trong thời gian tới dựa vào một số cơ sở lãi suất huy động hạ nhiệt làm tiền đề giảm lãi suất cho vay, thanh khoản hệ thống dồi dào, nhu cầu tín dụng yếu nên quy luật cung cầu thì lãi suất cho vay sẽ giảm và gói tín dụng 120.000 tỷ đồng được triển khai từ 1/4/2023.
Mức giảm kỳ vọng đối với mặt bằng lãi suất cho vay là khoảng 0,5 - 1 điểm %, tuỳ lĩnh vực. Đối với các lĩnh vực ưu tiên lãi suất trần 4,5%/năm không khác biệt nhiều nhưng đối với lĩnh vực bất động sản thì đang mở ra một kênh dẫn vốn với chi phí rẻ hơn.
Trong khi đó, mức độ hấp thụ tuỳ thuộc vào sự năng động và linh hoạt của doanh nghiệp, mức độ chấp nhận rủi ro, cân đối lợi ích của các ngân hàng cho vay và danh mục các dự án được Bộ Xây dựng cấp phép.
Bên cạnh đó, nhìn nhận sự kém hiệu quả trong việc thực thi gói hỗ trợ lãi suất 2%, NHNN đang mở ra thêm những cánh cửa để giảm thiểu rủi ro hệ thống cũng như thúc đẩy tăng trưởng phục hồi.
Ở đây có thể dẫn chứng việc dự thảo sửa đổi thông tư 16 dường như sẽ mở cơ hội để các ngân hàng thương mại "vươn tay" hỗ trợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp mặc dù theo đánh giá của VDSC, cánh cửa không phải là quá rộng và kèm theo những quy định giám sát chặt hơn để đảm bảo không xảy ra thêm những bất ổn trong tương lai.
Hoặc như các điệp mới nhất của nhà điều hành về việc hoãn, giãn nợ cho doanh nghiệp gặp khó khăn cũng tạo thêm hy vọng, ràng buộc là nếu chính sách này được ban hành cũng phải cân nhắc kỹ về liều lượng và đối tượng.

Hỗ trợ tăng trưởng

Theo TS. Cấn Văn Lực, Việt Nam cần chủ động sớm “chuyển trạng thái” điều hành từ thắt chặt, thận trọng sang "thích ứng, nới lỏng phù hợp".
"Trong bối cảnh nhiều yếu tố cộng hưởng tích cực cho kiểm soát lạm phát, chúng ta không nên quá lo ngại về lạm phát năm nay mà quá thận trọng, kìm hãm tăng trưởng", - chuyên gia nêu quan điểm.
Như Sputnik đề cập, các chuyên gia của ngân hàng Phát triển châu Á ADB cũng lưu ý việc chuyển hướng sang chính sách nới lỏng tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng.
Sản xuất thép tại nhà máy Hòa Phát Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.03.2023
Hé lộ cơ hội Mỹ giúp Việt Nam ‘nâng cấp’ nền kinh tế
Đánh giá cao động thái hạ lãi suất điều hành mới đây của Ngân hàng Nhà nước, ông Nguyễn Minh Cường, chuyên gia kinh tế trưởng ADB tại Việt Nam nhận xét, sức ép lạm phát giảm dần, sức ép lên tỷ giá cũng giảm dần. Trong điều kiện đó, Ngân hàng Nhà nước chuyển sang nới lỏng, quyết định hạ lãi suất.
"Tôi nghĩ đây là một biện pháp rất hợp lý và nó sẽ hỗ trợ cho tăng trưởng rất mạnh. Chính vì vậy, ADB vẫn giữ nguyên dự đoán tăng trưởng 6,5%, tương đối lạc quan, vì chúng tôi nhìn thấy Việt Nam là một trong những nền kinh tế chuyển hướng sang hỗ trợ tăng trưởng", - ông Cường bày tỏ.
Chuyên gia của ADB nhấn mạnh, Việt Nam sẽ là một trong những nền kinh tế đầu tiên chuyển sang hướng đó. Đây là hướng chuyển hợp lý và sẽ hỗ trợ Việt Nam đạt được mức tăng trưởng 6,5%.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала