Kế hoạch tăng vốn của Bamboo Airways thất bại

© AP Photo / StringerMáy bay của Bamboo Airways
Máy bay của Bamboo Airways - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.04.2023
Đăng ký
Tại Đại hội cổ đông bất thường hôm nay, Bamboo Airways thực hiện lấy ý kiến cổ đông về phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn điều lệ lên 28.070 tỷ đồng.
Tuy nhiên, các cổ đông đã thảo luận và thấy rằng cần thêm thời gian để bổ sung thông tin, hoàn thiện phương án tăng vốn khả thi nhất cho hãng. Do đó, phương án này hiện chưa được thông qua.
Được biết, Bamboo Airways cũng đã tìm được nhà đầu tư mới để thay thế cho các cổ đông cũ. Nhà đầu tư mới thậm chí đã đồng ý hỗ trợ ông Trịnh Văn Quyết một khoản tiền riêng được nộp vào tài khoản phong tỏa của cơ quan CSĐT để khắc phục hậu quả (nếu có) theo vụ án.

Bamboo Airways trình phương án tăng vốn gần 9.600 tỷ đồng

Ngày 10/4/2023, Công ty CP Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways, mã: BAV) tổ chức Đại hội cổ đông bất thường, lấy ý kiến cổ đông thông qua phương án chào bán cổ phiếu riêng lẻ, tăng vốn điều lệ lên 28.070 tỷ đồng.
Đại hội có 93 cổ đông tham dự với hơn 1,73 tỷ cổ phần, chiếm khoảng 93% cổ phần có quyền biểu quyết.
Theo tờ trình được đưa ra tại đại hội, Bamboo Airways dự định phát hành 772 triệu cổ phần nhằm hoán đổi các khoản nợ thành cổ phần theo thỏa thuận giữa công ty với chủ nợ. Tổng giá trị các khoản nợ được hoán đổi bao gồm lãi và gốc đã phát sinh theo các hồ sơ tín dụng tính đến ngày 10/4/2023.
Dự kiến, giá phát hành là 10.000 đồng/cổ phần, tương đương tỷ lệ hoán đổi 1:1, nghĩa là 10.000 đồng nợ hoán đổi được một cổ phần phát hành thêm. Hội đồng quản trị (HĐQT) Bamboo Airways được ủy quyền quyết định danh sách chủ nợ và khoản nợ được hoán đổi cổ phần.
Đồng thời, Bamboo Airways còn phát hành 185 triệu cổ phần cho nhà đầu tư mới với mức 10.000 đồng/cổ phần, tương ứng giá trị cổ phần phát hành theo mệnh giá là 1.850 tỷ đồng.
Tổng số cổ phần mà Bamboo Airways dự kiến phát hành là 957 triệu đơn vị. Hãng hàng không do ông Trịnh Văn Quyết sáng lập hiện có vốn điều lệ 18.500 tỷ đồng, tương đương 1,85 tỷ cổ phần. Nếu thành công chào bán cổ phiếu theo phương án trên, quy mô vốn điều lệ của hãng sẽ tăng thêm 51,7%, từ 18.500 tỷ đồng lên mức 28.070 tỷ đồng.
Trong năm 2021, Bamboo Airways kinh doanh không có lãi, nên FLC phải trích lập dự phòng cho khoản đầu tư trên 373 tỷ đồng. Sáng năm 2022, số trích lập này tăng lên đến 3.642 tỷ đồng. Đây cũng là một trong những khoản đầu tư khiến FLC phải trích lập dự phòng nhiều nhất tính đến cuối năm 2022.
Việc Bamboo Airways muốn phát hành thêm cổ phiếu riêng lẻ chủ yếu nhằm tái cơ cấu hiệu quả các khoản vay, đồng thời bổ sung nguồn vốn kinh doanh cho công ty trong mảng kinh doanh cốt lõi và phụ trợ.
Tuy nhiên, tại đại hội, các cổ đông thảo luận và thấy rằng cần thêm thời gian để bổ sung thông tin, hoàn thiện phương án tăng vốn khả thi nhất cho hãng. Kết quả, chỉ có 43,56% cổ phiếu có quyền biểu quyết tán thành và có 56,42% cổ phiếu có quyền biểu quyết không tán thành phương án phát hành cổ phần riêng lẻ. Do đó, kế hoạch này không được các cổ đông thông qua và yêu cầu hoàn thiện bổ sung thông tin, phương án tăng vốn để trình Đại hội cổ đông tại cuộc họp gần nhất.
Máy bay Airbus A321Neo của Bamboo Airways - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.03.2023
Tập đoàn FLC tái cấu trúc, sẽ chuyển nhượng cổ phần tại Bamboo Airways

Đã tìm được nhà đầu tư mới

Mặc dù không được cổ đông chấp thuận, lãnh đạo Bamboo Airways khẳng định, trong ngắn hạn, kết quả này “không ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh hiện tại của hãng”.
"Nguyên tắc cốt lõi khi thực hiện tái cơ cấu của Bamboo Airways là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đông. Đồng thời, đảm bảo năng lực tài chính và ổn định hoạt động của Bamboo Airways, từ đó tạo động lực để hướng tới các mục tiêu trong trung và dài hạn, mang lại giá trị gia tăng cho cả cổ đông và khách hàng", lãnh đạo Bamboo Airways cho biết..
Việc tái cơ cấu khoản vay và tăng vốn là mục tiêu được ưu tiên của Bamboo Airways, nhằm củng cố vị thế một trong 3 hãng hàng không lớn nhất Việt Nam, với 3 thế mạnh nội tại chính: dịch vụ hàng không chất lượng, tự tâm; mạng đường bay liên vùng, liên châu lục tăng trưởng mạnh mẽ; tỷ lệ bay đúng giờ dẫn đầu ngành hàng không Việt Nam.
Nguồn vốn mới được cho là sẽ giúp Bamboo Airways tiếp tục thúc đẩy kế hoạch gia tăng số lượng đội tàu bay, mở rộng mạng bay quốc tế, bổ sung lựa chọn dịch vụ hàng không chất lượng, mang đến cung cách phục vụ chuyên nghiệp cho hàng khách.
Đại diện Bamboo Airways xác nhận, hãng đã tìm được nhà đầu tư mới để thay thế cho các cổ đông cũ (là cựu Chủ tịch Trịnh Văn Quyết và các cổ đông liên quan).
Theo đó, nhà đầu tư mới đồng ý kế thừa và chịu trách nhiệm các nghĩa vụ thực hiện thanh toán nợ gốc và lãi đối với các khoản vay trước đây. Trước đó, các cổ đông cũ đã dùng cổ phần của hãng bay này để cầm cố, thế chấp tại ngân hàng.
Đặc biệt, nhà đầu tư mới cũng hỗ trợ cho ông Quyết một khoản tiền riêng được nộp vào tài khoản phong tỏa của cơ quan cảnh sát điều tra để khắc phục hậu quả (nếu có) theo vụ án.
"Với vai trò là Tổ chức phát hành, Bamboo Airways đã tích cực hỗ trợ thực hiện các thủ tục chuyển nhượng cổ phần từ các cổ đông cũ cho nhà đầu tư mới", đại diện Bamboo Airways thông tin.
Theo vị đại diện, việc chuyển nhượng được thực hiện dưới sự giám sát của các cơ quan chức năng theo đúng quy định của pháp luật, cũng như được sự chấp thuận của các cơ quan có thẩm quyền.
Logo FLC group - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.04.2022
Bamboo Airways sẵn sàng mở đường bay tới Cộng hòa Yakutia, Liên bang Nga
Trước đó, ngày 29/3/2022, Chủ tịch tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết đã bị Cơ quan CSĐT Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam với cáo buộc "thao túng" và "che giấu thông tin chứng khoán".
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала