Từ vụ SCB bắt tay Manulife, MVI Life: Đã đến lúc Việt Nam "xốc lại" thị trường bảo hiểm

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamTập Đoàn Bảo Việt
Tập Đoàn Bảo Việt - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.04.2023
Đăng ký
Vì sao bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam "biến tướng" như nạn lừa đảo? Cần lưu ý gì khi mua bảo hiểm nhân thọ? Chuyên gia kiến nghị, những lùm xùm vừa qua là bài toán cần gỡ với thị trường bảo hiểm tại Việt Nam.
Bảo Việt, Dai-ichi Life, Prudential, Manulife, AIA là 5 doanh nghiệp có thị phần bảo hiểm nhân thọ lớn nhất thị trường Việt Nam.

"Chúng ta cần phải xốc lại về bảo hiểm"

Thời gian qua, không chỉ có đơn thư tố cáo gói bảo hiểm Tâm An của ngân hàng SCB – Manulife, lùm xùm của diễn viên Ngọc Lan hay nghệ sĩ Kim Tử Long bị gọi nhắc đóng tiền bảo hiểm, nhiều người dân cũng phản ánh việc bị nhân viên công ty bảo hiểm và nhân viên mời gọi, tư vấn mập mờ giữa mua bảo hiểm nhân thọ và mua bảo hiểm nhân thọ được trả lãi cao.
Phát biểu tại tọa đàm "Hợp tác giữa Bảo hiểm - Ngân hàng: Thực trạng và vướng mắc cần tháo gỡ" do báo Tiền phong tổ chức ngày 14/4, TS Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia nói thẳng, mẫu hợp đồng bảo hiểm cần đơn giản, ngắn gọn chứ dài lê thê tới 100 trang, rất ít người dân đọc hết, hiểu hết, nhớ hết. Trong khi đó, ở nước ngoài, mẫu hợp đồng bảo hiểm rất đơn giản, có những điều khoản chỉ cần đánh dấu tích để người mua dễ theo dõi.
Ông Nguyễn Hải Long (Hà Nội) kể lại câu chuyện không may của mình với bảo hiểm nhân thọ: "Tôi là một trong rất nhiều nạn nhân khi gửi tiền tiết kiệm chuyển sổ tiết kiệm sang bảo hiểm nhân thọ. Chúng tôi là người lao động phổ thông, người già hưu trí, người thất nghiệp... thu nhập hàng tháng chỉ từ 3-7 triệu đồng".
Ông Long khẳng định hoàn toàn tin tưởng ngân hàng là 1 tổ chức thuộc quản lý nhà nước, là nơi an toàn để gửi đồng tiền mồ hôi nước mắt của mình, không thể xảy ra hoạt động ảnh hưởng đến khách hàng. Vì vậy, ông mang tiền đến ngân hàng gửi với mục đích là để có khoản tiền phòng rủi ro, bên cạnh đó có chút lãi cải thiện cuộc sống.
"Chính sự không rõ ràng trong tư vấn của nhân viên khiến nhiều người rơi vào tình trạng mất sạch toàn bộ tài sản hàng trăm triệu vào phí bảo hiểm ngay trong năm đầu tiên", - ông Long rất bức xúc.
TS. Trần Vũ Hải, Phó trưởng Phòng Khoa học, Đại học Luật Hà Nội cũng cho biết, ông đã từng vay ngân hàng, nhân viên vay ngân hàng nói với ông mua bảo hiểm.
"Khi tôi hỏi có bắt buộc không, nhân viên ngân hàng nói không nhưng đề nghị tôi ủng hộ vì sếp giao chỉ tiêu mong tôi hợp tác. Tuy nhiên, tôi băn khoăn nếu tôi không muốn mua thì có làm mất lòng không?" - TS. Hải nói.
Nhìn từ hai vấn đề này, TS Cấn Văn Lực thừa nhận: gần đây xuất hiện một số nhân viên bị giao chỉ tiêu, vì ngân hàng, tổ chức tín dụng đó có hợp đồng độc quyền với bên bảo hiểm, mà độc quyền thì phải bổ trợ cho nhau nên mới có chuyện áp lực doanh số. Nhưng hiện tượng này chỉ là một số ngân hàng. Tuy nhiên, theo ông Lực, lúc này cũng cho rằng đây là thời điểm "chúng ta cần phải xốc lại về bảo hiểm".
Ngân hàng TPBank - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.03.2023
Gửi tiết kiệm ở TPBank thành mua bảo hiểm nhân thọ Sun Life, ngân hàng nói gì?

Phá bẫy bảo hiểm nhân thọ

Bà Phạm Thu Phương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính cho rằng, giao dịch bảo hiểm cũng là giao dịch dân sự, phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng lợi ích các bên.
Bà Phương cũng thừa nhận, thời gian qua còn tồn tại hiện tượng một số nhân viên tín dụng gợi ý, chèo kéo khách hàng tham gia bảo hiểm nhân thọ khi có nhu cầu vay vốn ngân hàng, làm mất đi tính tự nguyện tham gia bảo hiểm của khách hàng, khiến cho khách hàng cảm thấy ấm ức không thoải mái.
"Hoạt động này đã vi phạm nguyên tắc "tự nguyện" được quy định tại các văn bản pháp luật về kinh doanh bảo hiểm", - đại diện Bộ Tài chính nói.
Lý giải về hiện tượng biến tướng trong bán bảo hiểm, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, có 3 nguyên nhân. Đầu tiên, về khách quan, thị trường tài chính, chứng khoán nói riêng gặp khó trong khi bảo hiểm đem phí đi đầu tư. Cùng với đó, hợp đồng liên kết với khách hàng để đầu tư chiếm đến 85%. Như vậy, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đã đi chệch hướng.
Thứ hai, pháp luật chưa nghiêm với bên bán và bên mua. Bên bán nhắc lại 1-2 lần nhưng khách hàng không đọc kĩ. Rồi khi không thực hiện thì bắt đầu kiện tụng nhau. Vấn đề chủ quan là chất lượng tư vấn của nhân viên bảo hiểm chưa tốt. Đâu đó cũng bị sức ép về doanh thu, chạy theo doanh số bán hàng.
"Kiến thức về bảo hiểm rất phức tạp. Chúng tôi là những người trong nghề nhưng kiến thức trong lĩnh vực này cũng không dễ dàng", - chuyên gia nói thẳng.
Nguyên nhân nữa đến từ phía người mua bảo hiểm, đó là không phân biệt rõ mục đích mua bảo hiểm là gì? Vì phòng ngừa rủi ro, hay tích lũy cho con sau này hay đầu tư sinh lời. Cùng với đó, tính tuân thủ trong tham gia hợp đồng của người tham gia bảo hiểm chưa cao. Dù có khó hiểu thì khách hàng cũng nên đọc chương, mục quan trọng nhất là liên quan đến mức độ bồi thường, thời gian tham gia bảo hiểm…
Chuyên gia kiến nghị, phân nhóm, phân loại sản phẩm thông dụng hơn cho người dân đầu tư. Có sản phẩm đảm bảo quyền lợi cho người dân. Đặc biệt, mẫu hợp đồng bảo hiểm đơn giản, ngắn gọn. Hiện nay, hợp đồng bảo hiểm dài tới 100 trang, rất ít người dân đọc hết. Trong khi đó, ở nước ngoài, mẫu hợp đồng bảo hiểm rất đơn giản, có những điều khoản chỉ cần đánh dấu tích.
"Hợp đồng bảo hiểm chúng ta dài quá, lên tới 80-100 trang. Tôi nghĩ, hợp đồng bảo hiểm chỉ cần 10-20 trang để người dân mua đọc cũng hiểu", - TS. Cấn Văn Lực kiến nghị.
Bên cạnh đó, một số chuyên gia cho rằng, sau những sự vụ vừa qua, cần rà soát quy định chuẩn hóa nhân sự liên quan như đại lý bảo hiểm, nhân viên tư vấn. Doanh nghiệp bảo hiểm cần rà soát chính sách, quy trình nội bộ cũng như xem lại mạng lưới đại lý, tư vấn bảo hiểm.

Doanh nghiệp lãi lớn nhất thị trường bảo hiểm Việt Nam?

Theo dữ liệu được Công ty Chứng khoán Mirae Asset công bố, số lượng doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam đã tăng từ 61 doanh nghiệp cuối năm 2015, lên mức 78 doanh nghiệp cuối năm 2022.
Tuy nhiên, quy mô thị trường bảo hiểm phát triển nhanh khi tỉ lệ tăng trưởng doanh thu hàng năm kép (CAGR) của toàn ngành bảo hiểm đạt mức trung bình 20,7%/năm giai đoạn 2015 - 2022.
Chồng tài liệu trên bàn - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.04.2023
Bộ Tài chính "mạnh tay" với các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
Đáng chú ý, doanh thu CAGR phi nhân thọ chỉ tăng trưởng 11,98%/năm, trong khi doanh thu CAGR nhân thọ lên đến 26,0%/năm trong giai đoạn này, nhờ thu nhập người dân tăng nhanh là môi trường thuận lợi cho việc phát triển mảng bảo hiểm nhân thọ.
Trong giai đoạn 2015 - 2022, thị phần doanh thu Top 5 dẫn đầu mảng bảo hiểm nhân thọ (Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ, Dai-ichi Life Việt Nam, Prudential Việt Nam, Manulife Việt Nam, AIA Việt Nam) duy trì khá ổn định khi vị thế Top 5 vẫn duy trì khoảng cách xa so với phần còn lại, theo dữ liệu từ Mirae Asset.
Năm 2022 cũng được xem là năm khá bội thu với ngành bảo hiểm nhân thọ khi doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp gần như đều tăng trưởng vượt trội so với năm trước. Điển hình như Prudential Việt Nam báo lãi sau thuế năm 2022 gấp 7,7 lần so với năm 2021, hay như Manulife Việt Nam cũng thoát lỗ đầy ngoạn mục trong năm 2022. Theo thông tin được báo Nhịp cầu Đầu tư đề cập, Manulife có doanh thu tăng nhẹ và tổng chi phí giảm mạnh so với cùng kỳ. Ngoài ra, năm 2022 cũng không phát sinh khoản chi phí khác 34,6 tỷ đồng như năm 2021.
Prudential Việt Nam là doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhất trong 5 'ông lớn' ngành bảo hiểm nhân thọ căn cứ vào số liệu từ báo cáo tài chính năm 2022.
Cụ thể, năm 2022, Prudential Việt Nam đạt 30.558 tỷ đồng doanh thu và lãi sau thuế hơn 3.637 tỷ đồng, là doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có lãi lớn nhất thị trường.
Dai-ichi Life Việt Nam và Manulife Việt Nam có mức lợi nhuận không chênh lệch quá nhiều. Năm ngoái, Dai-ichi Life Việt Nam lãi sau thuế 2.646 tỷ đồng, trong khi Manulife Việt Nam lãi hơn 2.562 tỷ đồng, hai doanh nghiệp bảo hiểm này bám đuổi khá sát sao.
Báo cáo tài chính của AIA Việt Nam báo lãi sau thuế năm 2022 là hơn 1.110 tỷ đồng. Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ với mức lãi sau thuế hơn 975 tỷ đồng. Mirae Asset nhận định, mảng bảo hiểm nhân thọ vẫn kỳ vọng sẽ là động lực duy trì sức tăng trưởng chính cho ngành.
"Chính phủ đặt mục tiêu 15% dân số sẽ tham gia mua bảo hiểm nhân thọ vào năm 2025, so với mức 11% của năm 2021. Đặc biệt, tỉ lệ thâm nhập của tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ được kỳ vọng sẽ đạt 3,5% GDP vào năm 2025 (so với mức 3,3% năm 2021)", - Mirae Asset cho biết.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала