Việt Nam sẽ lấy phiếu tín nhiệm 50 chức danh

© AFP 2023 / Nhac NguyenQuốc hội Việt Nam.
Quốc hội Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.04.2023
Đăng ký
Tại kỳ họp tháng 5 khai mạc 22/5 tới, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội sửa đổi Nghị quyết lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm với các chức danh do Quốc hội, HĐND bầu, phê chuẩn.
Ban Công tác đại biểu đang xây dựng kế hoạch triển khai, trong đó đang chuẩn bị hồ sơ của toàn bộ các nhân sự thuộc đối tượng lấy phiếu do Quốc hội bầu, phê chuẩn, bao gồm các sự thay đổi của nhân sự, cũng như đánh giá hoạt động của nhân sự. Dự kiến khoảng 50 chức danh sẽ được Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm.

Thông báo triệu tập kỳ họp

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa có quyết định triệu tập kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV, khai mạc 22/5 và dự kiến bế mạc 23/6.
Dự kiến, kỳ họp sẽ chia làm 2 đợt, đợt 1 từ 22/5 đến 10/6, còn đợt 2 từ 19 – 23/6.
Theo dự kiến chương trình, Quốc hội sẽ xem xét sửa đổi Nghị quyết số 85 năm 2014 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn.
Đây là một nội dung mới được bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của kỳ họp.

Đồng bộ với Quy định 96

Việc sửa đổi Nghị quyết của Quốc hội về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm nhằm để đồng bộ với Quy định 96 về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị vừa được Bộ Chính trị ban hành hồi tháng 2 vừa qua với nhiều nội dung mới.
Quy định 96 của Bộ Chính trị quy định chặt chẽ hơn về hệ quả đối với người lấy phiếu tín nhiệm.
Cụ thể, đối với những trường hợp có trên 50% nhưng dưới 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp thì ngoài việc đưa ra khỏi quy hoạch các chức vụ cao hơn như quy định cũ, Quy định 96 quy định rõ:
Hội nghị gặp mặt các đồng chí nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.03.2023
Việt Nam: Bộ Chính trị yêu cầu tiếp tục sắp xếp, tổ chức lại bộ máy
“Xem xét cho thôi giữ chức vụ đang đảm nhiệm, bố trí công tác khác hoặc cho từ chức hoặc tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm (với 2 mức tín nhiệm hoặc không tín nhiệm) theo quy định”.
Đối với trường hợp có từ 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp trở lên thì cấp có thẩm quyền thực hiện miễn nhiệm chức vụ đang đảm nhiệm và bố trí công tác khác thấp hơn mà không chờ đến hết nhiệm kỳ, hết thời hạn bổ nhiệm.
Theo quy định, việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội và HĐND bầu và phê chuẩn sẽ được tiến hành tại kỳ họp thứ 6 (10/2023).
Dự kiến khoảng 50 chức danh sẽ được Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm.

Chuẩn bị hồ sơ nhân sự được lấy phiếu tín nhiệm

Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh thông tin với báo Tuổi trẻ cho biết, việc sửa đổi nghị quyết của Quốc hội về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm để thể chế hóa quy định số 96 của Bộ Chính trị ban hành hồi tháng 2/2023 về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị.
“Quy định 96 đã có cập nhật, bổ sung thêm quy định 41 của Bộ Chính trị về việc từ chức, miễn nhiệm cán bộ và kết luận 20 về bố trí cán bộ sau khi bị kỷ luật mà có năng lực, uy tín giảm sút”, - bà nói.
Trong Quy định 96 cũng nêu rõ với mức phiếu tín nhiệm thấp thế nào sẽ xem xét cho từ chức hay miễn nhiệm chức vụ.
Bộ Chính trị kỷ luật Cảnh cáo đối với Ban Cán sự đảng UBND Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2016-2021 và ông Nguyễn Thành Phong - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.07.2022
Việt Nam: Vì sao Bộ Chính trị ‘sờ’ đến ông Nguyễn Thành Phong?
“Việc này nhằm đảm bảo tính tổng thể, liên thông các chủ trương của Đảng, Nhà nước trong công tác cán bộ nói chung và lấy phiếu tín nhiệm”, - Trưởng ban Công tác đại biểu lưu ý.
Bà Nguyễn Thị Thanh cũng cho biết, Ban Công tác đại biểu đang xây dựng kế hoạch triển khai, trong đó đang chuẩn bị hồ sơ của toàn bộ các nhân sự thuộc đối tượng lấy phiếu do Quốc hội bầu, phê chuẩn, bao gồm các sự thay đổi của nhân sự, cũng như đánh giá hoạt động của nhân sự.

Quốc hội sẽ xem xét nhiều dự án luật quan trọng

Trước đó, hôm 17/4, Ban Công tác đại biểu và Viện Nghiên cứu lập pháp tổ chức hội thảo “Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn - những vấn đề cần hoàn thiện”.
Các đại biểu đã tập trung thảo luận, góp ý kiến cụ thể về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức cá nhân trong việc lấy phiếu tín nhiệm cũng như các trường hợp bỏ phiếu tín nhiệm…
Theo dự kiến chương trình, tại kỳ họp, Quốc hội cũng sẽ xem xét nhiều nội dung, dự thảo luật quan trọng.
Cờ Việt Nam trên đường phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.09.2022
Bộ Chính trị có trách nhiệm giới thiệu nhân sự bầu “tứ trụ” của Việt Nam
Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội bổ sung 4 dự án luật, gồm: luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Công an nhân dân; luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (theo quy trình thông qua tại 1 kỳ họp); dự án luật Căn cước công dân sửa đổi; dự án luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi (cho ý kiến tại kỳ họp 5 và thông qua tại kỳ họp thứ 6).
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала