Những đứa trẻ mồ côi ở Mỹ Lai

© AP PhotoLính Mỹ trên nền ngôi nhà dân bị đốt cháy. Chiến tranh ở Việt Nam
Lính Mỹ trên nền ngôi nhà dân bị đốt cháy. Chiến tranh ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.04.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) – Trước ngày Việt Nam Thống nhất đất nước đánh dấu sự kiện chấm dứt chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở miền Nam, kết thúc vẻ vang cuộc chiến tranh vĩ đại, Sputnik Việt Nam đã có cuộc trò chuyện với những “đứa trẻ” Mỹ Lai sinh ra và sống trên mảnh đất đau thương, đẫm máu của biết bao người vô tội.
Anh Trần Văn Đức, chị Trần Thị Hà, một trong những đứa trẻ hiếm hoi thoát chết một cách thần kỳ khỏi những loạt đạn liên thanh của lính Mỹ. Chỉ sau một đêm, những đứa trẻ Mỹ Lai mồ côi, không cha không mẹ. Những dòng hồi ký của anh Đức cùng lời tâm sự của chị Hà được Sputnik ghi lại.
Anh Trần Văn Đức, cậu bé 7 tuổi còn sống sót ở Mỹ Lai sáng 16-3-1968, nay đang sinh sống làm việc và định cư ở Đức:
“Trên đường cái và dưới ruộng xác người nằm la liệt khắp nơi, máu tươi nhuộm ướt cả một quãng đường và phun ướt đẫm cả vạt lúa nơi ấy”.
“Hơn một năm ở xóm Thuận Yên, Tư Cung là quãng đời hạnh phúc nhất của tôi, của gia đình tôi, dù lúc ấy chiến tranh có phần khốc liệt hơn, bom càng dồn dập hơn.
Buổi sáng ngày 16-3-1968, một buổi sáng định mệnh của tôi, của gia đình tôi, của xóm Thuận Yên, của Mỹ Lai. Sớm hơn bao trận càn quét trước, 5 giờ 30 phút các tràng pháo từ nhiều phía đã bắn vào làng Thuận Yên, Tư Cung, Mỹ Khê. Pháo nã dài hơn mọi khi và sau đó, khoảng hơn 7 giờ trên bầu trời Mỹ Lai xuất hiện rất nhiều máy bay trực thăng, chúng tha hồ bắn rocket vào các khu dân cư.
Lúc này bà con mới biết một ngày chẳng lành đến với họ. Má tôi cùng mấy chị em nghe tiếng la làng kinh hoàng của rất nhiều bà con trúng đạn bị thương... Không lâu sau mấy tràng rocket là tiếng máy bay trực thăng bay rất thấp và hạ cánh xuống đồng lúa làng Thuận Yên.
Vang lên tiếng súng của những tên lính Mỹ vừa hạ cánh bắn dữ dội. Những tiếng la xé trời, tiếng khóc van xin của bao người trên đường ra đồng hoặc đi chợ. Thế nhưng những tay súng đâu có tha, họ vẫn nổ súng bắn giết những người ấy, giết hàng loạt, giết hết, giết sạch...
Mấy nhà gần rìa làng bị lính Mỹ lôi ra đầu tiên. Họ lôi ra hết bắt tập trung trên bờ ruộng gần ngã ba Tháp Canh. Mẹ tôi thấy không ổn nên chuẩn bị thật chu đáo, lấy túi vải thật to màu nâu bỏ quần áo của mấy chị em tôi vào đó và đưa cho chị Hồng giữ. Mẹ còn bó vào đùi của mấy chị em tôi mỗi đứa 10.000 đồng, phòng khi chạy lạc có tiền mà xài. Tôi bị nhột quá nên mở ra đưa lại mẹ số tiền ấy. Bà còn kịp ra hầm phía sau nhà, cất giấu rất nhiều thuốc tây và vải....
Vụ thảm sát dân thường do binh lính Quân đội Hoa Kỳ tiến hành ở Sơn Mỹ, Việt Nam. Năm 1968 - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.03.2023
Nhân chứng trong thảm sát Sơn Mỹ tung bằng chứng quân đội Mỹ chủ đích giết phụ nữ và trẻ em
Công việc vừa xong thì toán lính Mỹ ập vào nhà, tay súng lăm lăm, lôi xềnh xệch mẹ cùng chúng tôi ra đường. Dù ôm Hà trên tay, bà cũng không quên cầm theo chiếc nón. Ra tới đường, gia đình tôi nhập vào đoàn người và bị lính Mỹ dẫn ra ngã ba Tháp Canh tập trung.
Vừa tới nơi, lợi dụng lúc hỗn loạn, mẹ kéo chúng tôi vào hầm nhà bà Nhiều để trốn. Nhưng lúc đó dưới hầm đông nghẹt người, mẹ và mấy chị em tôi phải đứng gần miệng hầm. Tôi thấy nhà trên của bà Nhiều cũng vậy, người ta vào trốn thật nhiều, dưới phản, sau bàn thờ...
Nhưng họ trốn không được lâu. Khi những toán lính Mỹ khác lùa bà con từ các nơi đến ngã ba, chúng bắt ngồi xuống và một toán khác ập vào nhà bà Nhiều, lôi toàn bộ những người trốn trong nhà ra. Chúng chĩa súng xuống hầm và la lớn.... Mọi người sợ quá lần lượt kéo nhau chui lên.
Tôi còn thấy một bà già, già lắm, chắc bà quá yếu nên từ dưới hầm bước lên chậm, bị một thằng Mỹ tức giận dùng báng súng phang vào giữa lưng, chắc bị gãy xương nên bà đi không được nữa, bà té xuống hiên nhà và thằng Mỹ ấy nắm tay bà lôi ra chỗ tập trung.
Sau sân có bụi tre khá rậm, mẹ định kéo chúng tôi ra hướng ấy để trốn, nhưng bị một thằng Mỹ phát hiện chạy lại lôi mẹ rất mạnh làm chiếc áo ngoài của mẹ bung hết nút. Hết cách, mẹ cùng mấy chị em phải theo ra nơi tập trung.
Cả nhà tôi ngồi sát mé ruộng, chiếc túi đồ màu nâu còn in rõ nơi chúng tôi ngồi, thật đau thương và bi thảm. Chiếc túi ấy vẫn có thể nhìn rõ trong những bức ảnh chết chóc mà nhiều người đã biết.
Tôi nghĩ trên thế gian này chắc không bao giờ và không ở đâu lại có cảnh bi thảm nào hơn vậy. Tiếng khóc sợ hãi, tiếng van xin, tiếng trẻ thơ khóc thét khiếp đảm.... rồi những tràng súng liên thanh hướng vào đám người vô tội ấy bắn xối xả. Rồi không còn nghe thấy tiếng van xin nữa mà thay vào đó là những tiếng ré kinh hoàng. Tôi còn nghe thật rõ: “Chết tôi rồi trời ơ...ơ...i!” .
Vụ thảm sát dân thường do binh lính Quân đội Hoa Kỳ tiến hành ở Sơn Mỹ, Việt Nam. Năm 1968 - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.03.2018
Vụ thảm sát Sơn Mỹ. Vì sao lính Hoa Kỳ giết phụ nữ và trẻ em ở Việt Nam?
Những người chưa trúng đạn đồng loạt đứng dậy chạy xuống ruộng lúa. Nhưng khó ai làm được việc đó. Những làn đạn dày đặc của lính Mỹ nã vào họ, họ bị trúng đạn và lần lượt ngã xuống, máu vương vãi mọi nơi, nhiều thi thể không còn toàn thây vì sức công phá quá lớn của những tràng liên thanh ngay cự ly gần.
Giữa lúc hỗn loạn, mẹ ôm Hà và một tay đẩy tôi xuống bờ ruộng lúa. Mùa lúa đang lên đòng nên cũng khá cao, bà nằm đè lên tôi và Hà, chiếc nón là vật ngụy trang thật tốt lúc nầy, bà dùng để che thêm cho tôi, phần mà thân bà đè lên chưa lấp hết. Chị Mỹ cũng ngã xuống gần đó và nằm im giả chết...
Lính Mỹ vẫn tiếp tục bắn dữ lắm, khi thấy không còn ai sống nữa, chúng lại đến rất gần, tìm trẻ em và một số xác người còn cử động bắn tiếp. Sau đó chúng lần lượt kéo đi vào làng theo hướng ngã ba. Trên đường cái và dưới ruộng xác người nằm la liệt khắp nơi, máu tươi nhuộm ướt cả một quãng đường và phun ướt đẫm cả vạt lúa nơi ấy.
Lính Mỹ rút đi được một lúc thì Hà bỗng khóc. Mẹ bảo tôi: “Con ôm Hà về nhà ngoại đi chứ lính Mỹ trở lại họ bắn chết”. Mẹ bị thương rất nặng ở đầu, bụng và đùi, bà không còn đứng lên được nữa...
Bà nghiêng thân mình để khỏi đè Hà nên tôi nhìn thấy rất rõ. Lúc đó tôi chỉ nghe lời và vội ôm Hà kéo lê trên đường. Tôi chỉ còn nói được một lời cuối cùng với mẹ: “Con ôm Hà về ngoại nghen mẹ...”. Tôi sợ lính Mỹ trở lại bắn chết, nên vội đi không suy nghĩ gì để cứu mẹ, dù không làm được gì cho mẹ lúc đó, nhưng nghĩ lại tôi thấy rất buồn và ân hận. Tôi thương mẹ thật nhiều... Tôi vật vã kéo ôm em Hà thoát khỏi những xác người vương vãi...”
Chị Trần Thu Hà, em gái anh Trần Văn Đức, khi đó mới 14 tháng tuổi. Mất mẹ, không có sữa, bà ngoại phải bế xin bú nhờ.
© Ảnh : Duc Tran VanChị Trần Thu Hà và anh Trần Văn Đức (đứng thứ 3 và thứ 4 từ trái sang) tại Quảng Ngãi (Việt Nam)
Chị Trần Thu Hà và anh Trần Văn Đức (đứng thứ 3 và thứ 4 từ trái sang) tại Quảng Ngãi (Việt Nam) - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.04.2023
Chị Trần Thu Hà và anh Trần Văn Đức (đứng thứ 3 và thứ 4 từ trái sang) tại Quảng Ngãi (Việt Nam)
“Tuổi thơ chúng tôi không cha không mẹ từ thuở bé, đau khổ và bất hạnh”
“Khi đó tôi mới 13 tháng tuổi, nên không có ký ức. Chỉ còn lại những mất mát, đau thương. Trên đầu tôi giờ vẫn còn một vết sẹo, dấu tích của ngày kinh hoàng ấy.
16-3-1968 - giặc Mỹ đã cướp đi người mẹ yêu quí, những người chị hiền hòa. Sau vụ thảm sát, năm 1969, lại một tin sét đánh với chúng tôi: Ba hy sinh. Niềm hy vọng còn lại của ba chị em đã mất. Tôi mất một gia đình thật sung túc và đầm ấm.
Nhìn những người khác tuổi thơ có gia đình hạnh phúc, có cha mẹ - anh chị em đông đủ. Còn mình chỉ còn anh chị em ở với ngoại đã già yếu. Tuổi thơ chúng tôi không cha không mẹ từ thuở bé, đau khổ và bất hạnh. Tới bây giờ khuôn mặt má cũng chỉ là ký ức thấy qua ảnh. Nói chung là buồn lắm, buồn miết, đi chơi với bạn bè, các bạn vui vẻ mà trong lòng mình chỉ thấy buồn. Ngày 16.3 hàng năm mấy chị em xuống mộ tập thể chung để thắp hương cho má, chứ cũng không biết má mình nằm ở chỗ nào…”.
Chi tiêu quân sự của Hoa Kỳ cho Ukraina đã là hơn một nửa tổng tốn phí cho Chiến tranh Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.03.2023
Multimedia
Chi tiêu quân sự của Hoa Kỳ cho Ukraina đã là hơn một nửa tổng tốn phí cho Chiến tranh Việt Nam
Nhân dân Việt Nam đã làm nên câu chuyện thần kì tưởng chừng không thể làm được giữa thế kỷ XX. Lần đầu tiên trong lịch sử, một dân tộc vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, kinh tế kém phát triển, đánh thắng những cường quốc, đế quốc chủ nghĩa chủ yếu bằng sức lực chính mình.
Để có thắng lợi lịch sử mùa xuân năm 1975 giúp hai miền Nam Bắc được nối liền, cho Việt Nam được độc lập – hòa bình – tự do. Tất cả đều phải trả giá bằng máu xương, hy sinh, mất mát và đau thương.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала