Hà Nội sẽ có thêm 2 thành phố trực thuộc và 5 trục phát triển

© TTXVN - Nguyễn Văn ĐiệpXây dựng Đảng và hệ thống chính trị: Khai mạc Hội nghị lần thứ mười hai, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII
Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị: Khai mạc Hội nghị lần thứ mười hai, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.04.2023
Đăng ký
Hà Nội kiên định với mục tiêu xây hai thành phố trực thuộc (tức thành phố Bắc sông Hồng gồm Mê Linh - Sóc Sơn - Đông Anh; thành phố phía Tây Hà Nội gồm Hòa Lạc - Xuân Mai) và 5 trục phát triển.
Bí thư Thành uỷ Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, sau hơn 10 năm thực hiện Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô theo Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ, diện mạo Thủ đô đã có nhiều thay đổi.

Hà Nội kiên định phát triển 2 thành phố trực thuộc và 5 trục phát triển

Ngày 27/4, tại trụ sở Thành ủy Hà Nội, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII tiếp tục thực hiện chương trình hội nghị lần thứ 12.
100% đại biểu dự họp đã biểu quyết thông qua Nghị quyết Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố khóa XVII (nhiệm kỳ 2020-2025).
Phát biểu kết luận Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII, ông Đinh Tiến Dũng, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố cho biết, Hà Nội kiên định định hướng phát triển 2 thành phố trực thuộc và 5 trục phát triển.
Cụ thể, về Định hướng nghiên cứu Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065), Bí thư Thành ủy cho biết, trên cơ sở kết quả thảo luận tại hội nghị, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố cơ bản thống nhất với Định hướng nghiên cứu Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Bí thư Thành ủy đề nghị cần lưu ý 4 nhóm nội dung quan trọng. Một là, thống nhất điều chỉnh thời hạn của Đồ án quy hoạch là "Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065" như đề nghị của Bộ Xây dựng để thống nhất với Khoản 3 Điều 25 Luật Quy hoạch đô thị 2009 (thời hạn quy hoạch đối với quy hoạch chung thành phố trực thuộc Trung ương từ 20 đến 25 năm, tầm nhìn đến 50 năm).
Hai là, trong quá trình nghiên cứu định hướng điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, các cơ quan chuyên ngành của thành phố cần bám sát các nội dung Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 06-NQ/TƯ ngày 24/1/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 30-NQ/TƯ ngày 23/11/2022 về phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng và các nghị quyết, kết luận liên quan khác của Trung ương và Bộ Chính trị.
Cảnh Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.04.2023
Quy hoạch trụ sở mới của 36 bộ, ngành, cơ quan Trung ương ở Hà Nội
Ba là, việc điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô phải bảo đảm định hướng "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại"; kế thừa các định hướng cơ bản của Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011, đảm bảo phù hợp với nghiên cứu định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia, Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng, quy hoạch các ngành quốc gia, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đồng thời, phải khai thác được hiệu quả các điều kiện tự nhiên; giữ gìn bản sắc văn hóa; từng bước nâng cao chất lượng đô thị và nông thôn; đồng bộ giữa xây dựng mới và cải tạo, chỉnh trang, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa; hài hòa giữa phát triển kinh tế với văn hóa - xã hội, bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu; đảm bảo an ninh quốc phòng.
Phát huy hiệu quả mọi nguồn lực xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; tập trung ưu tiên các dự án hạ tầng giao thông và hạ tầng số theo các chiến lược, mô hình phát triển kinh tế Thủ đô và của vùng Thủ đô.
Bốn là, kiên định với định hướng phát triển 2 thành phố trực thuộc Thủ đô là: Thành phố Bắc sông Hồng (Mê Linh - Sóc Sơn - Đông Anh), thành phố phía Tây Hà Nội (Hòa Lạc - Xuân Mai) và 5 trục phát triển gồm:
1.
Trục không gian sông Hồng, lấy sông Hồng là trục xanh, cảnh quan trung tâm, thay đổi quan điểm phát triển theo hướng quay mặt ra sông thay vì quay lưng ra sông như hiện nay;
2.
Trục không gian hồ Tây - Ba Vì kết nối giữa đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh;
3.
Trục không gian hồ Tây - Cổ Loa xác lập không gian kiểm soát đặc biệt là tổ hợp các khu chức năng công cộng gắn với các công trình biểu tượng;
4.
Trục không gian Nhật Tân - Nội Bài là trục đô thị thông minh;
5.
Trục không gian phía Nam kết nối không gian sinh thái với cụm du lịch tâm linh tại huyện Mỹ Đức và tỉnh Hà Nam.
Закат на Красной реке во Вьетнаме - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.03.2023
Hà Nội sẽ sớm có 10 cây cầu bắc qua sông Hồng
Đáng chú ý, theo Bí thư Đinh Tiến Dũng, Hà Nội tiếp tục nghiên cứu, đề xuất xây dựng thêm một sân bay quốc tế đáp ứng yêu cầu phát triển vùng Thủ đô và khu vực phía Bắc như tinh thần Nghị quyết số 15-NQ/TƯ của Bộ Chính trị, đồng thời đề xuất một số sân bay trên địa bàn Thủ đô chuyển thành lưỡng dụng để phục vụ nhu cầu trước mắt và lâu dài cho Thủ đô.
Bí thư Thành uỷ Hà Nội nhấn mạnh, đây sẽ là tiền đề tạo cực tăng trưởng mới để phát triển kinh tế - xã hội đối với các khu vực của thành phố.
"Ngoài ra, cũng cần nghiên cứu, tính toán định hướng phát triển Hà Nội với vai trò dẫn dắt, tạo sức mạnh lan tỏa trong vùng Thủ đô bằng việc nghiên cứu đầu tư, nâng cấp, mở rộng các tuyến giao thông kết nối liên vùng với các tỉnh như: Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc…, kể cả đường bộ và đường sắt", - Bí thư Thành ủy Hà Nội nêu rõ.

"Thành phố kết nối toàn cầu"

Đối với Đề cương định hướng Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đề nghị lưu ý một số nội dung.
Trong đó, có việc nghiên cứu các tiêu chí của "Thành phố kết nối toàn cầu" tại mục tiêu phát triển Thủ đô đến năm 2045, làm cơ sở đề xuất phương hướng, giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện đáp ứng các tiêu chí này.
Về chủ trương di dời các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường, cơ sở giáo dục đại học, bệnh viện theo quy hoạch ra khỏi khu vực nội thành, Bí thư Dũng cho rằng, cần nhấn mạnh chính sách ưu tiên sử dụng quỹ đất sau di dời để xây dựng công trình công cộng, phúc lợi xã hội.
Về danh mục các dự án trọng điểm, thành phố đề nghị bổ sung thêm yêu cầu trong nghiên cứu, đề xuất các công trình văn hóa, kiến trúc cảnh quan đặc sắc của thời đại để có kế hoạch đầu tư hiệu quả.
Lát đá vỉa hè đoạn giao ngã ba Chùa Láng với Nguyễn Chí Thanh, tháng 11/2022.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.04.2023
Hà Nội lên tiếng về nguyên nhân đá vỉa hè ‘bền 70 năm’ nứt vỡ
Bí thư Đinh Tiến Dũng nhắc lại, đối với Đề cương định hướng Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, hội nghị cơ bản tán thành với nội dung Đề cương định hướng Quy hoạch Thủ đô đã bám sát và cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và thành phố, đặc biệt là định hướng phát triển Thủ đô Hà Nội "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" theo tinh thần Nghị quyết số 15-NQ-TƯ của Bộ Chính trị.
Cảnh quan đô thị và nông thôn ngày càng khang trang, hiện đại, sáng, xanh, sạch, đẹp hơn. Đô thị Hà Nội tiếp tục phát triển theo hướng hiện đại hóa, hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng đô thị được đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала