Ngành sản xuất của Việt Nam bị đình trệ

© TTXVN - Nguyễn Vũ Thành ĐạtDự báo GDP Việt Nam đứng thứ 2 ASEAN
Dự báo GDP Việt Nam đứng thứ 2 ASEAN  - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.05.2023
Đăng ký
Ngành sản xuất của Việt Nam được cho là đang trải qua giai đoạn trì trệ khi các công ty gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đơn đặt hàng mới, hàng tồn kho tăng cao, phải cắt giảm nhân viên và tối ưu hoá chi phí.
Chỉ số PMI ngành sản xuất của Việt Nam trong tháng 4/2023 tiếp tục giảm tháng thứ 2 liên tiếp, xuống mức 46,7 điểm, do nhu cầu suy yếu.
Dữ liệu PMI cho thấy các điều kiện kinh doanh của Việt Nam đã giảm lần thứ 5 trong vòng 6 tháng trở lại đây và lần giảm này là mức giảm mạnh nhất kể từ đầu năm đến nay.

PMI tiếp tục suy giảm

Theo báo cáo mới công bố từ S&P Global, PMI tháng 4 của Việt Nam vẫn nằm dưới ngưỡng 50 điểm khi giảm về mức 46,7 so với 47,7 điểm của tháng 3/2023.
Như đã biết, chỉ số PMI (Purchase Managers Index) là chỉ số Quản lý Mua hàng, một trong những chỉ số quan trọng đo lường sức khoẻ của nền kinh tế.
Cụ thể, đây là chỉ số thể hiện triển vọng của nền kinh tế trong ngành sản xuất và dịch vụ. PMI cho biết dưới góc nhìn của các nhà thu mua, thị trường đang mở rộng, không thay đổi hay suy giảm.
Theo S&P vừa công bố: "Dữ liệu của tháng 4 cho thấy ngành sản xuất của Việt Nam tiếp tục suy giảm khi nhu cầu khách hàng vẫn yếu. Cả sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới đều giảm tháng thứ hai liên tiếp, và các công ty đã giảm tương ứng việc làm và hoạt động mua hàng".
Báo cáo thể hiện, áp lực chi phí tiếp tục giảm, từ đó giúp các công ty giảm giá bán hàng của họ để thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng.
"Các chỉ số cho thấy các điều kiện kinh doanh giảm lần thứ 5 trong 6 tháng qua, và lần giảm này là mạnh nhất trong năm tính đến thời điểm này", - S&P Global đánh giá.
Đặc biệt, sản lượng ngành sản xuất giảm tháng thứ hai liên tiếp, và tốc độ giảm là mạnh khi các công ty cho biết đã gặp khó khăn trong việc thu hút đơn đặt hàng mới trong tháng, trong bối cảnh nhu cầu yếu.
"Tốc độ giảm là nhanh hơn so với tháng 3", - báo cáo lưu ý.
Container vận tải đang được xếp lên tàu tại Cảng Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.05.2023
Kinh tế Việt Nam chờ bùng nổ: Chìa khoá ở 30 tỷ USD đầu tư công

Giảm đơn hàng, tăng tồn kho

Đặc biệt, những khó khăn trong việc thu hút đơn đặt hàng mới thể hiện ở tình trạng tiếp tục giảm của cả tổng số lượng đơn đặt mới và số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới vào đầu quý II của năm.
Tốc độ giảm tổng số lượng đơn đặt hàng mới đã nhanh hơn so với kỳ khảo sát trước, trong khi số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu giảm với tốc độ chậm hơn.
Số lượng đơn đặt hàng mới giảm cho phép các công ty có thể tiếp tục giải quyết lượng công việc tồn đọng khiến chỉ số này giảm tháng thứ tư liên tiếp.
Trong khi đó, tồn kho hàng thành phẩm tăng với mức độ lớn nhất trong thời gian hai năm.
Báo cáo của S&P cũng cho biết các nhà sản xuất tiếp tục giảm số lượng nhân viên, xuất phát từ cả tình trạng nghỉ việc không có người thay thế và việc cắt giảm việc làm do giảm khối lượng công việc. Tốc độ giảm là mạnh nhất trong thời gian một năm rưỡi được ghi nhận.
Cùng với đó, các công ty cũng giảm mua hàng hóa đầu vào trong tháng 4, và đây là lần giảm thứ hai liên tiếp. Nhu cầu hàng hóa đầu vào giảm đã giúp thời gian giao hàng trung bình rút ngắn lần thứ tư liên tiếp.
Một số công ty cũng cho biết hoạt động vận tải cải thiện đã giúp nâng cao hiệu suất hoạt động của người bán hàng.
Với hoạt động mua hàng hóa đầu vào giảm, tồn kho hàng mua đã giảm lần thứ tư liên tiếp. Tuy nhiên, kỳ vọng tích cực về tương lai đã khuyến khích một số công ty tăng thêm hàng tồn kho, từ đó tốc độ giảm tổng thể được đánh giá là nhẹ.
"Tâm lý tích cực phản ánh hy vọng rằng tình trạng nhu cầu yếu kém hiện nay sẽ chỉ là tạm thời, và việc phục hồi sẽ diễn ra trong năm tới. Mặc dù vậy, mức độ lạc quan là thấp nhất trong năm tính đến thời điểm này", - báo cáo khẳng định.
Tốc độ tăng chi phí đầu vào chậm lại tháng thứ hai liên tiếp trong tháng 4, trở thành tốc độ yếu nhất trong thời kỳ tăng kéo dài 35 tháng hiện nay khi có một số báo cáo cho biết giá nguyên vật liệu đã giảm.
Ở những nơi chi phí đầu vào tăng, các công ty thường cho rằng việc tăng giá là xuất phát từ mặt hàng nhiên liệu và dầu.
Tình trạng giảm áp lực chi phí kết hợp với tình hình nhu cầu yếu đã khiến giá cả đầu ra giảm, từ đó kết thúc thời kỳ tăng giá kéo dài ba tháng. Giá bán hàng giảm ở tất cả các lĩnh vực hàng hóa tiêu dùng, hàng hóa trung gian và hàng hóa đầu tư cơ bản.

Vẫn lạc quan

Nhìn nhận về ngành sản xuất của Việt Nam, ông Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence, cho biết:
"Ngành sản xuất của Việt Nam hiện có vẻ như đang đi qua một giai đoạn trì trệ khi các công ty gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đơn đặt hàng mới".
Tuy nhiên, theo chuyên gia, các công ty vẫn lạc quan rằng sản lượng sẽ tăng trong thời gian một năm tới, mặc dù tâm ký kinh doanh đã giảm khi số lượng đơn đặt hàng mới đã giảm trong những tháng gần đây.
ngành công nghiệp dệt may Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.03.2023
Việt Nam đã vượt xa các nước ASEAN mới nổi khác
Mặt khác, các nhà sản xuất đã bắt đầu hạ giá bán hàng để cố gắng kích thích nhu cầu, và áp lực chi phí giảm đã giúp họ giảm giá dễ dàng hơn.
"Trên thực tế, giá cả đầu vào tăng với tốc độ chậm nhất trong gần ba năm qua tại Việt Nam", - ông Harker bày tỏ.
Cần lưu ý, trong khi ngành sản xuất của Việt Nam trong tháng 4/2023 tiếp tục suy giảm do nhu cầu khách hàng vẫn yếu, sức khỏe khu vực ASEAN cải thiện mạnh mẽ, đạt kết quả trên ngưỡng 50 điểm tháng thứ 19 liên tiếp, trong đó, Thái Lan có mức tăng PMI mạnh nhất.
"Nhìn về tương lai, các nhà sản xuất trong khu vực nhìn chung là lạc quan, và mức độ lạc quan đạt mức cao của sáu tháng trong tháng 4. Các nhà sản xuất vẫn hy vọng các điều kiện kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục cải thiện", - bà Maryam Baluch, Chuyên gia kinh tế tại S&P Global Market Intelligence tin tưởng.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала